Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế?

Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế như thế nào? Bổ sung danh mục trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không phải thực hiện đánh giá chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như thế nào? Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường? Danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định về an toàn và tính năng kỹ thuật? Xin được giải đáp.

Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BYT quy định quy định việc phân loại trang thiết bị y tế như sau:

1. Trang thiết bị y tế được phân loại theo một hoặc một nhóm để xác định mức độ rủi ro và cấp số lưu hành.
2. Việc phân loại một hoặc một nhóm trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro A, B, C, D (quy định cụ thể tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Mẫu bản kết quả phân loại trang thiết bị y tế được thực hiện theo Phụ lục II của Thông tư này.

Theo đó, trang thiết bị y tế được phân loại theo một hoặc một nhóm để xác định mức độ rủi ro và cấp số lưu hành. Việc phân loại một hoặc một nhóm trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro A, B, C, D.

Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế?

Quy định việc phân loại trang thiết bị y tế? (Hình từ Internet)

Bổ sung danh mục trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không phải thực hiện đánh giá chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 05/2022/TT-BYT quy định bổ sung danh mục trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không phải thực hiện đánh giá chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 30 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP như sau:

1. Đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) của một trong các nước, tổ chức sau:
a) Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) - Mỹ;
b) Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) - Úc;
c) Cơ quan Quản lý y tế Canada (Health Canada);
d) Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW);
đ) Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA);
e) Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia cấp Trung ương Trung Quốc (National Medical Products Administration - NMPA);
g) Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (Ministry of Food & Drug Safety - MFDS);
h) Các nước thuộc thành viên EU cấp theo quy chế 2017/746 ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu về trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (Regulation (EU) 2017/746 of the European Parliament and of the Council of 5 April 2017 on in vitro diagnostic medical devices).
2. Đã được cấp số lưu hành hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu theo hình thức thương mại tại Việt Nam, trừ các trường hợp đã bị thu hồi.
3. Không phải là thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro.


Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường?

Tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BYT quy định danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP như sau:

1. Máy đo huyết áp cá nhân.
2. Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) loại dùng pin kẹp ngón tay.
3. Máy hút mũi trẻ em.
4. Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.
5. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đo đường huyết cá nhân: máy đo đường huyết, bút lấy máu, que thử, kim lấy máu, dung dịch chuẩn, dung dịch chứng.
6. Máy xông khí dung.
7. Băng, gạc y tế cá nhân.
8. Nước mắt nhân tạo được phân loại là trang thiết bị y tế.
9. Bao cao su.
10. Màng phim tránh thai (không chứa thuốc).
11. Dung dịch bôi trơn âm đạo được phân loại là trang thiết bị y tế.
12. Túi chườm nóng, lạnh sử dụng điện.
13. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm thuộc loại B.
14. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm HIV, SARS-CoV-2.


Danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định về an toàn và tính năng kỹ thuật?

Theo Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BYT quy định danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định về an toàn và tính năng kỹ thuật theo quy định tại khoản 10 Điều 70 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP như sau:

1. Máy thở.
2. Máy gây mê kèm thở.
3. Dao mổ điện.
4. Lồng ấp trẻ sơ sinh.
5. Máy phá rung tim.
6. Máy thận nhân tạo.

Trân trọng!

Trang thiết bị y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trang thiết bị y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trang thiết bị y tế phải công khai những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện kinh doanh bao cao su theo quy định pháp luật hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải bao gồm những trang thiết bị nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế trong Danh mục dự trữ quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn mua bán trang thiết bị y tế cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mua trang thiết bị y tế bán lại có được phép quảng cáo trang thiết bị y tế đó hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến: Sửa Luật Đấu Thầu để thuận lợi công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Để nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành cần đáp ứng được điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu lâm sàng trang thiết bị y tế gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trang thiết bị y tế
Phan Hồng Công Minh
2,051 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trang thiết bị y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào