Cha mẹ có vi phạm pháp luật không khi tự ý đọc nhật ký của con?

Chào anh/chị. Em năm nay 12 tuổi, đang là học sinh cấp 2. Em có thói quen viết nhật ký và thường ghi lại các sự việc và suy nghĩ trong ngày vào nhật ký, kể cả việc gần đây em có thích một bạn cùng lớp. Hôm qua khi đi học về em nhìn thấy mẹ đang xem nhật ký của em, em tỏ thái độ không hài lòng thì mẹ nói mẹ có quyền làm như vậy. Anh/chị cho em hỏi, việc mẹ em đọc nhật ký của em có trái quy định của pháp luật không ạ? Em có bổn phận phải nói hết tất cả mọi thứ về bản thân cho cha mẹ không ạ? Mong được giải đáp!

Cha mẹ tự ý đọc nhật ký của con có vi phạm pháp luật không?

Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Theo Điều 21 Luật trẻ em 2016 quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em quy định như sau:

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Ngoài ra, Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Theo đó, pháp luật công nhận mọi người có quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân.

Bạn hiện 12 tuổi nên được coi là trẻ em theo quy định của pháp luật. Pháp luật đặc biệt ghi nhận trong luật trẻ em về quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân. Và theo đó, việc mẹ bạn tự ý đọc nhật ký của bạn được coi là hành vi xâm phạm bí mật cá nhân và đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Cha mẹ có vi phạm pháp luật không khi tự ý đọc nhật ký của con?

Cha mẹ có vi phạm pháp luật không khi tự ý đọc nhật ký của con? (Hình từ Internet)

Con có bổn phận chia sẻ và không giữ bất kỳ bí mật nào với cha mẹ có đúng hay không?

Căn cứ Điều 37 Luật trẻ em 2016 quy định về bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau:

1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Ngoài ra, Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau:

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Theo đó, pháp luật quy định nghiã vụ chung của con cái bao gồm việc yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi.

Đối với trẻ em, pháp luật quy định trẻ em có bổn phận kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ, học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ...

Trong các bổn phận và nghĩa vụ nêu trên, pháp luật không quy định con cái có bổn phận chia sẻ và không giữ bất kỳ bí mật nào với cha mẹ. Do đó, bạn không bắt buộc phải chia sẻ mọi bí mật và suy nghĩ với cha mẹ mà điều đó được thực hiện dựa vào ý chí và sự tự nguyện của bạn.

Pháp luật quy định việc cha mẹ đại diện cho con như thế nào?

Theo Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc cha mẹ đại diện cho con như sau:

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, cha mẹ là người đại diện cho con trong trường hợp con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định trên, cha mẹ được quyền thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con và phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con.

Trân trọng!

Quyền dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Chiếm hữu là gì? Chiếm hữu không ngay tình là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản cam kết không vi phạm mới nhất năm 2023 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dân sự mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể của hợp đồng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm mới nhất 2024 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Công giáo 2024 chi tiết? Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở đào tạo tôn giáo phải báo cáo về nguồn lực tài chính vào thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nhận được tiền chuyển nhầm, người nhận có nghĩa vụ phải trả lại hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt tên cho con có tên đệm nước ngoài có được hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền dân sự
Trần Thúy Nhàn
1,042 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào