Trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những điểm tránh trú an toàn nào?

Điểm tránh trú an toàn trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào? Sơ tán dân trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? An ninh trật tự trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Điểm tránh trú an toàn trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào?

Tại Mục 1 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về điểm tránh trú an toàn trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Điểm tránh trú an toàn
a) Vị trí điểm tránh trú an toàn
- Gần nơi ở của người dân dự kiến sơ tán tránh trú.
- An toàn trước cấp gió (đối với bão, áp thấp nhiệt đới); không nằm vùng trũng thấp (đối với xả lũ, ngập lụt, nước dâng); không gần khu vực ven biển (đối với sóng thần)...
- Đường đến điểm sơ tán không bị ngập lụt...
b) Lưu ý tại điểm tránh trú an toàn:
- Diện tích đủ rộng để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng, chống dịch bệnh.
- Bố trí tại điểm tránh trú: diện tích 01 vị trí là 1,2m x 2m (đảm bảo sinh hoạt và nghỉ ngơi); khoảng cách giữa 02 vị trí tối thiểu 2m.
- Lập biển chỉ dẫn lối đi sơ tán và di chuyển 01 chiều trong điểm tránh trú an toàn.
- Lập sơ đồ vị trí, tên, địa chỉ, số điện thoại người dân để phục vụ quản lý, giám sát phòng dịch tại điểm tránh trú.
- Có quạt thông gió hoặc ô thông gió trên cao để đảm bảo thông thoáng nhưng an toàn khi thiên tai xảy ra (bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt...).
- Có lối đi cho người khuyết tật đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng (nếu chưa đáp ứng được điều kiện phải có giải pháp hỗ trợ).
- Hạn chế sử dụng điểm tránh trú có nhiều cửa kính dễ đổ, vỡ do vật cứng va đập. Nếu phải sử dụng, phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân (không để người dân nằm dưới cửa kính, gia cố ván gỗ che kín cửa kính và chằng chống chắc chắn).
- Sàn nhà không trơn, trượt; nếu có điểm trơn trượt phải có biển cảnh báo cho người dân.
- Tại mỗi cửa ra, vào nơi người dân tránh trú, bố trí nước rửa tay sát khuẩn hoặc nước rửa tay, bình nước, khăn lau. Treo hướng dẫn người dân rửa tay đúng cách phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Bố trí bàn làm việc tại lối đi vào điểm tránh trú để thực hiện các hoạt động phòng ngừa dịch bệnh: đo thân nhiệt, khai báo y tế, phát khẩu trang (nếu người dân chưa có), rửa tay sát khuẩn và phát tờ thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
- Bố trí treo các bảng thông báo, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh lên tường tại khu người dân tập trung (quy định phòng, chống dịch bệnh; thông điệp “5K”; phương pháp rửa tay đúng cách; phương pháp dùng khẩu trang đúng cách...).
- Khu vệ sinh cá nhân:
+ Vị trí nằm trong hoặc gần khu người dân tập trung tránh trú. Trong trường hợp nằm tách biệt, xa hoặc ngoài trời thì cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt với phụ nữ, trẻ em gái, đối tượng dễ bị tổn thương.
+ Có giấy vệ sinh, nước sạch, nước rửa tay, nước khử khuẩn sàn và thiết bị vệ sinh.
+ Phòng vệ sinh phải thông thoáng (quạt thông gió hoặc ô thông gió trên cao).
+ Sàn nhà không trơn, trượt; nếu có điểm trơn trượt phải có biển cảnh báo cho người dân.
+ Lối vào, vị trí đặt thiết bị vệ sinh, rửa tay đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật (trong trường hợp điều kiện chưa đáp ứng phải có giải pháp hỗ trợ).
- Phòng cách ly tạm thời được sử dụng trong trường hợp phát hiện người nghi nhiễm hoặc có triệu chứng nhiễm dịch bệnh, có F0 tại điểm tránh trú an toàn. Phòng cách ly tạm thời cần xem xét:
+ Vị trí phòng bố trí cách biệt, có lối đi riêng.
+ Diện tích đặt 02 giường cho bệnh nhân, bàn và không gian làm việc cho cán bộ y tế.
+ Có biển (KHU VỰC CÁCH LY) đặt bên ngoài và rào chắn để người dân và trẻ em không đi vào khu vực.
- Bố trí bếp nấu nướng phục vụ ăn uống của người dân và lực lượng canh trực tại điểm tránh trú.
- Phòng tắm: vị trí nằm trong hoặc gần khu người dân tập trung tránh trú. Trong trường hợp nằm tách biệt, xa hoặc ngoài trời thì cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt với phụ nữ, trẻ em gái, đối tượng dễ bị tổn thương.

Trên đây là quy định của pháp luật về điểm tránh trú an toàn trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những điểm tránh trú an toàn nào?

Trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những điểm tránh trú an toàn nào? (Hình từ Internet)

Sơ tán dân trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Tại Mục 2 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về sơ tán dân trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

2. Sơ tán dân
- Lập danh sách và thông báo (qua loa phát thanh, loa cầm tay, phát tờ thông báo đến từng hộ dân, tin nhắn...) với người dân vị trí điểm tránh trú an toàn, lối đi an toàn để người dân chủ động thực hiện khi có lệnh sơ tán. Đối với đối tượng dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ, phải lập danh sách, phân công lực lượng hỗ trợ và thông báo cho người dân (cung cấp tên, số điện thoại cán bộ hỗ trợ người dân).
- Phân luồng, người cách người 2m và bố trí người dân đến đúng vị trí đã được bố trí.
- Trong lúc đi sơ tán người dân cần đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách...).
- Tại các vùng có nguy cơ dịch bệnh cao và rất cao, xem xét việc xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên người dân tại điểm tránh trú an toàn (có thể xét nghiệm gộp mẫu).

Sơ tán dân trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như sau:

- Lập danh sách và thông báo (qua loa phát thanh, loa cầm tay, phát tờ thông báo đến từng hộ dân, tin nhắn...) với người dân vị trí điểm tránh trú an toàn, lối đi an toàn để người dân chủ động thực hiện khi có lệnh sơ tán. Đối với đối tượng dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ, phải lập danh sách, phân công lực lượng hỗ trợ và thông báo cho người dân (cung cấp tên, số điện thoại cán bộ hỗ trợ người dân).

- Phân luồng, người cách người 2m và bố trí người dân đến đúng vị trí đã được bố trí.

- Trong lúc đi sơ tán người dân cần đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách...).

- Tại các vùng có nguy cơ dịch bệnh cao và rất cao, xem xét việc xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên người dân tại điểm tránh trú an toàn (có thể xét nghiệm gộp mẫu).

An ninh trật tự trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào?

Tại Mục 3 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về an ninh trật tự trong phòng, chống thiên tai dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

3. An ninh, trật tự
Đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian người dân sơ tán tại điểm tránh trú an toàn; đặc biệt sẵn sàng tình huống:
- Hoạt động gây rối, mất trật tự, an ninh của người dân tại điểm tránh trú (tranh cãi, tranh chấp, đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau...).
- Hành động gây rối, hoảng loạn, lo lắng khi phát hiện người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm, có F0 tại điểm tránh trú an toàn.

Trân trọng!

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Công điện chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia tập huấn phòng chống thiên tai sẽ được hưởng chế độ tiền lương, tiền công như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là tình huống khẩn cấp về thiên tai? Khi xảy ra các tình huống khẩn cấp về thiên tai thì áp dụng các biện pháp xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030, sẽ hoàn thiện cơ chế phối hợp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các nước có chung đường biên giới, có vùng biển liền kề?
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các biện pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những lực lượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tư lệnh và Công an Thành phố trong việc phòng, chống thiên tai trong dịch bệnh trên địa bàn Hồ Chí Minh có nhiệm vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Nguyễn Hữu Vi
436 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào