Quy định về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào? Nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng? Trường hợp từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục

a) Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;

d) Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

đ) Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

g) Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục

a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;

b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;

d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, Internet; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin, điện tử viễn thông và những địa bàn thường xảy ra nhiều vụ việc gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 142/2016/NĐ-CP nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định như sau:

1. Hợp tác quốc tế thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng cường lực lượng cho cơ quan nghiệp vụ.

2. Hợp tác quốc tế nhằm loại trừ nguy cơ xung đột thông tin mạng trên lãnh thổ của một nước nhằm vào nước khác; phối hợp điều tra khi có yêu cầu ngăn chặn xung đột thông tin mạng từ quốc tế, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Tham vấn về các hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các quốc gia.

3. Trường hợp từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?

Theo Điều 18 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

Cơ quan nghiệp vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối hợp tác đối với các yêu cầu hợp tác có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Sử dụng học liệu số trong tập huấn qua mạng cần điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam chi tiết? Thời hạn đăng ký dự thi JLPT 2024 tại Việt Nam là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bằng 1 là gì? Văn bằng 1 gồm những loại bằng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch triển khai phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ tin học cơ bản là gì? Đối tượng dự thi bằng tin học cơ bản là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
06 thủ tục hành chính nội bộ ngành giáo dục mới được ban hành năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để tình trạng thiếu sách giáo khoa và tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý trước thềm năm học mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục trung học năm học 2023-2024?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định tuổi với người tham gia Hội đồng Chức danh giáo sư
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục
320 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào