-
Hỏi đáp về Giáo dục
-
Giáo viên
-
Chức danh nghề nghiệp giáo viên
-
Bậc lương giáo viên
-
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên
-
Các hành vi giáo viên không được làm
-
Đánh giá xếp loại giáo viên
-
Bảng lương giáo viên
-
Chuẩn giáo viên
-
Các hình thức kỷ luật đối với giáo viên
-
Cách tính lương cho giáo viên
-
Cách tính thâm niên giáo viên
-
Chế độ chính sách đối với giáo viên
-
Bồi dưỡng giáo viên
-
Bổ nhiệm giáo viên
-
Biệt phái giáo viên
-
Đào tạo giáo viên
-
Học phí
-
Giảng viên
-
Nhà giáo
-
Hoạt động giáo dục
-
Người học
-
Giáo dục
-
Xếp loại học sinh
-
Cơ sở giáo dục
-
Thời gian nghỉ hè
-
Giáo dục chính quy
-
Phát triển giáo dục
-
Giáo dục quốc dân
-
Đi học ở nước ngoài
Có được hưởng lương và phụ cấp khi giáo viên được cử đi đào tạo 3 tháng?
Giáo viên được cử đi đào tạo 3 tháng có được hưởng lương và phụ cấp không?
Căn cứ Điều 35 Luật viên chức 2010 quy định trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 2 tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định như sau:
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:
2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự.
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.
Theo đó, bạn là giáo viên khi được cử đi đào tạo 3 tháng vẫn được hưởng lương và phụ cấp theo quy định. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng sẽ được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương và được tính thời gian để hưởng phụ cấp thâm niên nếu không vượt quá thời hạn do nhà trường quyết định.
Có được hưởng lương và phụ cấp khi giáo viên được cử đi đào tạo 3 tháng? (Hình từ Internet)
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là viên chức gồm những gì?
Theo Điều 33 Luật viên chức 2010 quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên gồm đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh
- Có phải mọi khoản chi trên 20 triệu đồng muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng?
- Doanh nghiệp thành lập mới trong khu kinh tế, khu công nghệ cao thì có được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ địa bàn không?
- Bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động do không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
- Tiền đặt trước trong đấu giá của tổ chức đấu giá và người có tài sản là giá trị tài sản đấu giá được thẩm định trước?
- Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?