Pháp luật quy định trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thế nào?

Trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường là gì? Thông tin phiếu kết quả quan trắc môi trường bao gồm những gì? Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng được quy định như thế nào? Mong anh chị Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn.

Trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường là gì?

Tại Điều 95 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường như sau:

1. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải bảo đảm duy trì các điều kiện năng lực theo đúng giấy chứng nhận đã được cấp. Khi có sự thay đổi liên quan đến các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định này, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi có sự thay đổi.
2. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải lập hồ sơ bản giấy hoặc bản điện tử để lưu trữ và theo dõi riêng đối với hoạt động quan trắc môi trường mà tổ chức thực hiện để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
3. Hồ sơ liên quan tới hoạt động quan trắc môi trường của tổ chức bao gồm: sổ theo dõi hóa chất; các phiếu trả kết quả; hồ sơ quản lý sử dụng thiết bị quan trắc môi trường, sổ hoặc hệ thống theo dõi giao nhận mẫu phòng thí nghiệm, hồ sơ về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường, trong quản lý dữ liệu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kỹ thuật quan trắc môi trường, biên bản thanh lý và các hình thức giao kết khác với khách hàng theo quy định của pháp luật về dân sự và các tài liệu liên quan khác.
4. Khi tham gia cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, trường hợp tổ chức ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng thì các hợp đồng phải có ký hiệu riêng của tổ chức để nhận biết, ghi rõ ngày, tháng, năm của hợp đồng. Trong ký hiệu riêng của tổ chức phải có đánh số thứ tự. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm ký hợp đồng đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại hợp đồng cuối cùng của năm, bảo đảm đúng trình tự thời gian ký kết hợp đồng.
Trả kết quả cho khách hàng thông qua phiếu kết quả quan trắc được người có thẩm quyền của tổ chức ký, đóng dấu. Phiếu kết quả quan trắc được thiết kế thành mẫu riêng, trong đó phải thể hiện được những thông tin quy định tại khoản 5 Điều này.

Theo đó, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải bảo đảm duy trì các điều kiện năng lực theo đúng giấy chứng nhận đã được cấp. Khi có sự thay đổi liên quan đến các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định này, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi có sự thay đổi.

Pháp luật quy định trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thế nào?Pháp luật quy định trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thế nào? (Hình từ Internet)

Thông tin phiếu kết quả quan trắc môi trường bao gồm những gì?

Tại khoản 5 Điều 95 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các thông tin cần có của phiếu kết quả quan trắc môi trường như sau:

a) Tên của tổ chức;
b) Tên khách hàng trả phiếu;
c) Số giấy chứng nhận VIMCERTS đã được cấp;
d) Ngày, tháng, năm xuất phiếu;
đ) Ký hiệu của phiếu: Trong ký hiệu phải có đánh số thứ tự theo năm và số năm. Số thứ tự được ký hiệu bắt đầu từ thời điểm xuất phiếu đầu tiên của năm dương lịch và kết thúc tại phiếu xuất cuối cùng của năm, bảo đảm đúng trình tự thời gian xuất phiếu. Tổ chức có thể bổ sung thêm các bộ ký hiệu riêng trong phần ký hiệu của phiếu để phục vụ việc phân loại, quản lý nội bộ trong tổ chức nhưng phải bảo đảm quy tắc đánh số thứ tự các phiếu theo đúng trình tự thời gian xuất phiếu;
e) Kết quả phân tích: thông số, phương pháp sử dụng, kết quả đo và quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật đối chiếu (nếu có);
g) Trường hợp thuê tổ chức khác thực hiện quan trắc đối với thông số mà mình không được chứng nhận thì phải ghi chú rõ tên tổ chức thực hiện kèm theo phiếu kết quả quan trắc do tổ chức đó cung cấp;
h) Tổ chức phải có sổ hoặc hệ thống theo dõi các phiếu kết quả quan trắc trả cho khách hàng được xuất ra, trong đó tối thiểu phải có các thông tin: ký hiệu phiếu, bao gồm số thứ tự phiếu; ngày, tháng, năm xuất phiếu và tên khách hàng trả phiếu.

Ngoài ra, tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 95 Nghị định 08/2022/NĐ-CP còn quy đinh:

6. Trường hợp tổ chức tự thực hiện việc quan trắc môi trường để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tổ chức, thực hiện việc quan trắc để theo dõi nội bộ mà không ký kết hợp đồng và không xuất phiếu kết quả quan trắc cho một bên thứ hai thì không bắt buộc phải áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Tổ chức phải lưu trữ hồ sơ, dữ liệu quan trắc gốc đối với toàn bộ hoạt động dịch vụ quan trắc thực hiện trong 03 năm gần nhất, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trong trường hợp thuê tổ chức khác để thực hiện quan trắc đối với thông số chưa được chứng nhận, phải lựa chọn tổ chức đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với thông số đó để trực tiếp thực hiện quan trắc. Biên bản bàn giao mẫu giữa các tổ chức phải được lưu giữ trong hồ sơ của mỗi tổ chức

Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng được quy định như thế nào?

Tại Điều 96 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin quy định tại khoản 6 Điều 102 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin quy định tại khoản 6 Điều 102 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc định kỳ, thường xuyên chất lượng môi trường đối với các thành phần môi trường và sử dụng kết quả quan trắc chất lượng môi trường để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 91 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường đối với các thành phần môi trường và sử dụng kết quả quan trắc tự động chất lượng môi trường để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường, bao gồm:
a) Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục;
b) Yêu cầu kỹ thuật về vị trí lắp đặt trạm quan trắc;
c) Nhân lực quản lý, vận hành;
d) Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc tự động liên tục theo quy định của pháp luật về đo lường;
đ) Quy trình kiểm soát chất lượng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi công bố thông tin chất lượng môi trường cho cộng đồng phải kèm theo thông tin về vị trí quan trắc, phương pháp quan trắc và độ chính xác của thiết bị hoặc giới hạn báo cáo của phương pháp và chịu trách nhiệm về kết quả công bố thông tin chất lượng môi trường của mình.
6. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiếp nhận báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường tự động, liên tục chất lượng môi trường trong phạm vi một tỉnh.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc chất lượng môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tự động, liên tục trong phạm vi một tỉnh.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường tại khoản 4 Điều này.

Trân trọng!

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu xanh là gì? Điều kiện và điều khoản của trái phiếu xanh được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Rừng trồng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch Giờ trái đất 2024 bắt đầu lúc mấy giờ, thứ mấy? Ngày 23 tháng 3 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 kỳ 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Xả nước thải ra môi trường là vi phạm gì? Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xả nước thải ra môi trường bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên ở quốc gia nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm sử dụng rừng là gì? Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
Nguyễn Hữu Vi
242 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào