Thực hiện các bước khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?

Các bước thực hiện khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính? Quy định việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính? Xin được giải đáp.

1. Các bước thực hiện khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, người quản lý, bảo quản thực hiện các bước sau đây:

1. Kiểm tra quyết định tạm giữ, tịch thu, biên bản tạm giữ, tịch thu và những giấy tờ khác có liên quan.

2. So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ với biên bản tạm giữ, tịch thu và bản thống kê về tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; tình trạng niêm phong (nếu có).

3. Vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao ký vào sổ.

2. Quy định việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?

Theo Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;

d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.

4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;

b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Trân trọng!

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ được sử dụng nhiều nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp giấy chứng tử mới nhất năm 2024 thực hiện tại cấp xã như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khám người theo thủ tục hành chính mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục Giải quyết hỗ trợ học nghề mới nhất năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu mẫu đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám người theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính sẽ bị tạm giữ ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phí thực hiện của các thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng không mới nhất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng không thuộc quản lý của Bộ GTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Cắt giảm, đơn giản hóa 35 thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Phan Hồng Công Minh
289 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào