Xe nào được ưu tiên hơn giữa xe cứu thương và xe chữa cháy?

Cho hỏi giữa xe cứu thương và xe chữa cháy khi tham gia giao thông thì xe nào có thứ tự được ưu tiên hơn, các xe này có bị giới hạn tốc độ không?

Xe cứu thương và xe chữa cháy xe nào được ưu tiên hơn?

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

- Đoàn xe tang.

Như vậy, theo quy định như trên khi tham gia giao thông thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ sẽ có thứ tự ưu tiên hơn xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

Xe nào được ưu tiên hơn giữa xe cứu thương và xe chữa cháy?

Xe nào được ưu tiên hơn giữa xe cứu thương và xe chữa cháy? (Hình từ Internet)

Xe ưu tiên có bị giới hạn tốc độ?

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Theo đó, các loại xe ưu tiên trừ đoàn xe tang không bị bị hạn chế về tốc độ khi tham gia giao thông. Ngoài ra các xe này còn được phép đi vào bất cứ đường nào có thể đi được có quyền không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.

Khi gặp xe ưu tiên người tham gia giao thông phải làm gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Trân trọng!

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tham gia giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký chạy xe Grab online nhanh nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đèn trợ sáng xe máy là gì? Có được tự lắp đèn trợ sáng xe máy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 10 có được đi xe 50cc không? Đi xe 50cc có cần bằng lái không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về đèn chiếu sáng phía trước của xe mô tô từ 01/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi bộ tham gia giao thông cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đỗ xe ô tô gây ùn tắt giao thông có bị phạt không? Người điều khiển xe ô tô không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vượt xe là gì? Tầm nhìn vượt xe an toàn là gì? Người lái xe không được vượt xe khác khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy phải dừng cách ray đường sắt bao nhiêu mét khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô lắp đặt còi vượt quá âm lượng theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để xe ô tô nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tham gia giao thông
11,899 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tham gia giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào