-
Vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Bị xử phạt như thế nào khi sử dụng kích điện để đánh bắt cá lần thứ 2?
Hành vi sử dụng kích điện để đánh cá là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Sửa đổi Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015) quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng kích điện thì sẽ bị xử phạt với mức phạt nêu trên hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu trước đó bạn đã bị phát hiện nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ra bất kỳ quyết định xử phạt nào thì chưa tính là đã bị xử phạt vi phạm hành chính bạn nhé.
Trân trọng.

Thư Viện Pháp Luật
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?