Cho thuê lại lao động – vấn đề pháp lý mới cần lưu ý

Luật quy định gì về cho thuê lại lao động

Theo khoản 1 điều 53 của Bộ Luật lao động mới: “Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi mộ doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động” 

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động đó và ngược lại.

      Mặc dù pháp luật đã có quy định về hoạt động cho thuê lại lao động tuy nhiên luật xem hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện và chỉ có thể áp dụng cho một số công việc nhất định mà thôi. Cụ thể là Nghị định 55/2013 / NĐ- CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 15/07/2013 đã đưa ra các hướng dẫn thi hành điều khoản về vấn đề cho thuê lại lao động. Nghị định 55 quy định các hành vi bị cấm  trong vấn đề lao đông cũng như các trường hợp không được phép cho thuê lại lao động…Ví dụ là nếu hai bên có mối quan hệ công ty mẹ- công ty con hoặc giữa các công ty con thành viên của một tạp đoàn thì không thể ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động…

Pháp luật chỉ cho phép 17 nhóm ngành nghề được phép cho thuê lại lao động. Danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động được quy định cụ thể rõ ràng như sau:

1.Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký

2.Thư ký/ Trợ lý hành chính

3.Lễ tân

4.Hướng dẫn du lịch

5.Hỗ trợ bán hàng

6.Hỗ trợ dự án

7.Lập trình hệ thống máy sản xuất

8.Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9.Vận hành/ Kiểm tra/ Sữ chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10.Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11.Biên tập tài liệu

12.Vệ sỹ/ Bảo vệ

13.Tiếp thị/ Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14.Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15.Sữa chữa kiểm tra vận hành ô tô

16.Scan, vẽ ký thuật công nghiệp/ Trang trí nội that

17.Lái xe.

        Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là các quy định mới đồng thời yêu cầu rõ ràng về quyền và nghĩa vụ giữa công ty cho thuê lại lao động và công ty sử dụng lao động cho thuê lại, giữa công ty cho thuê lại lao động và người lao động (được gửi đi làm việc ở một công ty khác), và giữa “công ty sử dụng lao động” và người lao động cho thuê lại. Công ty cho thuê lại lao động sẽ phải chịu những trách nhiệm căn bản của người chủ sở hữu lao động đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động. Công ty cho thuê lại lao động và công ty sử dụng lao động cho thuê lại sẽ phải chia sẻ trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và bồi thường.Điều này đã được cụ thể hóa từ điều 56 cho đến điều 58 của Bộ luật lao động mới. 

      Điều 56 của BLLĐ mới quy định các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động cho thuê lại có những quyền và nghĩa vụ đáng chú ý như sau:

•Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định BLLĐ mới

•Thông báo cho người lao động nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động

•Thực hiện nghĩa vụ trả tiền lương; tiền lương của ngày nghỉ lễ; nghỉ hàng năm; tiền lương ngừng việc; trợ cấp thôi; trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định pháp luật.

•Trả lương cho người lao động thue lại ít nhất không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lại động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau:

•Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuê lại vi phạm kỷ luật lao động khi doanh nghiệp nhận người lao động thuê lại trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động;

     Đối với các quyền và trách nhiệm của bên thuê lại lao động điều 57 BLLĐ Mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ như sau:

•Thỏa thuận với người lao động nếu huy động người lao động làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động;

•Thỏa thuận với người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động làm việc cho doanh nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa hết hạn;

•Trả lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng nhu cầu như đã thỏa thuận;

     Về quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại cũng được luật quy định rõ ràng và có một số điểm chú ý như sau:

•Chấp hành sự điều hành, nội quy, kỷ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động

•Có quyền thỏa thuận để ký hợp đồng lao động trực tiếp với bên thuê lại sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc sau khi thực hiện hợp pháp quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Việc luật hóa và cho thi hành các quy định về vấn đề cho thuê lại lao động là một bước tiến đáng kể và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế. Luật hóa hình thức lao động mới này có thể giúp đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với kế hoạch sử dụng lao động linh hoạt, cho phép doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh nhu cầu về lao động trong thời gian ngắn và tiết kiệm các chi phí tuyển dụng cũng như những chi phí hành chính khác. Do tính chất đặc biệt của mối quan hệ lao động này, lao động phái cử dễ bị bóc lột và lạm dụng, bị hạn chế về bảo hiểm xã hội, sử đảm bảo về công việc, cũng như có ít cơ hội đào tạo hơn người lao động trực tiếp. Ở nhiều nước châu Á khác, người lao động cho thuê lại phải nhận mức lương thấp (thấp hơn nhiều so với lao động trực tiếp làm cùng một ngành nghề), chịu điều điều kiện làm việc không đảm bảo và bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Chính vì vậy Chính phủ quyết định khởi đầu hình thức lao động này theo một cách thận trọng, ở quy mô nhỏ, bởi nó tiềm tàng nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng tới chất lượng việc làm, đặc biệt trong bối cảnh thực thi luật và năng lực thanh tra còn hạn chế. Để đảm bảo được quyền  lơi, nghĩa vụ các bên Chính phủ cần xem xét và nghiên cứu kỹ vấn đề này để có những quy định đúng đắn và phù hợp. Vì đây là một chế định mới đối với luật pháp Việt nam , có thể có nhiều rủi ro cho cả người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cho thuê lại lao động. Nên để đảm bảo đúng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này thì lời khuyên tốt nhất dành cho một hay các bên là  nên nhờ luật sư tư vấn.

Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp mới nhất về Cho thuê lại lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Những công việc nào được phép cho thuê lại người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Có vi phạm pháp luật khi sử dụng người lao động thuê lại từ doanh nghiệp chưa có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động năm 2024 gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cho thuê lại lao động là gì? Nguyên tắc cho thuê lại lao động là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn sử dụng bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có bị thu hồi giấy phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cho thuê lại lao động
Thư Viện Pháp Luật
221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cho thuê lại lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào