Vận động xóa bỏ cây anh túc khi người dân cố ý trồng

Xã X thuộc huyện vùng cao tỉnh Lạng Sơn, là một địa bàn thích hợp với việc trồng cây anh túc. Trước đây, đồng bào vẫn trồng loại cây này và chúng đem lại lợi nhuận khá cao cho người trồng. Nhưng từ năm 1995 tới nay, được sự vận động và hướng dẫn của chính quyền, bà con không trồng anh túc nữa mà đã chuyển sang trồng mận tam hoa. Do đây là khu vực khó khăn về giao thông nên mận không tiêu thụ được, do đó đời sống của bà con dân tộc ngày một khó khăn, chính vì vậy từ năm 2002, một số hộ đã tái trồng cây anh túc. Khi cán bộ đến vận động thì bà con nói: “Đồi núi của chúng tôi thì chúng tôi trồng gì mà chẳng được”. Chính quyền xã phải xử lý tình huống này như thế nào?

Đây là tình huống pháp lý thuộc thẩm quyền xử lý của chính quyền xã, vì hành vi lần đầu trồng cây thuốc phiện xuất phát từ những khó khăn trong đời sống của một số hộ dân do không tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp thay thế cây anh túc. Trong trường hợp này, phương châm giải quyết chủ yếu là thông qua công tác vận động quần chúng. 
- Trước hết, phải giải thích với bà con rằng hành vi trồng cây anh túc là hành vi phạm tội hình sự. Cụ thể, đó là hành vi vi phạm điều 192 Bộ luật Hình sự, trong đó quy định rõ việc trồng cây thuốc phiện, thuốc gây nghiện có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu trước đó đã được giáo dục và xử phạt hành chính. 
- Tiến hành giáo dục, vận động đối với những người cố tình trồng cây anh túc. Yêu cầu họ tự triệt phá diện tích cây anh túc đã trồng của gia đình mình. 
- Đối với những người cố tình không chịu phá bỏ cây anh túc thì Chủ tịch UBND xã hoặc Trưởng Công an xã căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội ra quyết định xử phạt hành chính với mức tối đa là 500.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu diện tích đất bị đem trồng cây anh túc.
- Chính quyền xã phải xây dựng kế hoạch tiêu thụ mận cho bà con để ổn định đời sống nhân dân, tránh tái trồng cây anh túc. 
- Đối với những đối tượng đã được giáo dục, xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục trồng cây thuốc phiện thì chính quyền xã căn cứ vào điều 192 Bộ luật Hình sự chỉ đạo Công an xã làm các thủ tục đề nghị Công an huyện xử lý hình sự.

Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người khi ngáo đá có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng chất ma túy là các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán dụng cụ hút ma túy đá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ma túy có tác hại như thế nào? Biện pháp nào phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?
Hỏi đáp pháp luật
Người nghiện ma túy có phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là tiền chất?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Công an xã có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về ma túy
Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về ma túy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào