-
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ thai sản
-
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
-
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
-
Mức hưởng chế độ thai sản
-
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
-
Thời gian hưởng chế độ thai sản
-
Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản
-
Đối tượng hưởng chế độ thai sản
-
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
-
Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
-
Bảo hiểm xã hội một lần
-
Bệnh nghề nghiệp
-
Chế độ ốm đau
-
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Tai nạn lao động
-
Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại trường chuyên biệt được quy định Điều 6, Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và hướng dẫn tại Mục 3, Phần II, Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, như sau:
Cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường chuyên biệt được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu chung và không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cách tính: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) x 0,3.
Phương thức chi trả: Phụ cấp trách nhiệm công việc được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Trả lời cụ thể vấn đề ông Nguyễn Ngọc Duy hỏi, trong thời gian nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (công tác tại trường chuyên biệt) nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH năm 2006 (có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015). Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.Theo khoản 1 Điều 94 Luật BHXH năm 2006, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở).
Do phụ cấp trách nhiệm công việc không dùng đóng BHXH, nên trong mức hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả không có phụ cấp trách nhiệm công việc.
Căn cứ quy định tại điểm c, Mục 3, Phần II, Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, phụ cấp trách nhiệm công việc được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng, nhưng thời gian nghỉ sinh con, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghỉ việc, không giảng dạy công tác nên nhà trường không phải trả lương cùng phụ cấp trách nhiệm công việc của những tháng nghỉ việc đó.

Thư Viện Pháp Luật
- Quan hệ tự nguyện cùng bạn gái 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự? Cưỡng ép bạn gái 17 tuổi quan hệ thì cấu thành phạm tội gì?
- Trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích? Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc thì được giải quyết chế độ như thế nào?
- Sắp tới Bộ Công an sẽ cắt giảm thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
- Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?