Trường hợp tội phạm chứa mại dâm theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLHS

Đối với các trường hợp phạm tội chứa mại dâm thuộc khoản 2 Điều 254 pháp luật quy định như thế nào?

 a) Có tổ chức
 
Phạm tội chứa mại dâm có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giũa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
 
b) Cưỡng bức mại dâm.
 
Cưỡng bức mại dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
 
Như vậy, hành vi cưỡng bức mại dâm chỉ cưỡng bức đối với người bán dâm, chứ không bao gồm cưỡng bức người mua dâm, nhưng không vì thế mà cho răng trong thực tế không có hành vi cưỡng bức người mua dâm. Tuy nhiên, nếu cưỡng bức người chưa thành niên mua dâm thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ép buộc người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại Điều 252 BLHS. Nếu cưỡng bức người bán dâm nhưng lại không thuộc trường hợp chứa mại dâm thì người có hành vi cưỡng bức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm .
 
c) Phạm tội nhiều lần
 
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội nhiều lần đối với các tội phạm khác, tức là chứa mại dâm từ hai lần trở lên
 
Tuy nhiên, khi xác định trường hợp phạm tội mại dâm, nhiều lần cần chú ý; nếu trong cùng một lúc người phạm tội chứa hai đôi mại dâm trở lên ở nhiều địa điểm khác nhau thì cần phân biệt:
 
 - Nếu tất cả những người mua dâm cứ một người thuê địa điểm ( phòng ngủ) rồi giao chìa khóa phòng cho những người mua dâm để thực hiện việc mại dâm thì chỉ coi là một lần phạm tội nhưng đối với nhiều người.
 
 - Nếu từng người mua dâm thuê địa điểm ( phòng ngủ), mặc du người chứa mại dâm cùng một lúc đưa chìa khóa phòng cho từng người mua dâm thì phải coi là trường hợp phạm tội nhiều lần.
 
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
 
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội khác đối với người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên quy định ở đây là người ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và là người mua dâm hoặc bán dâm. Nếu đó là người bán dâm và người phạm tội lại có hành vi cưỡng bức họ phải bán dâm thì người phạm tội thuộc cả hai trường hợp: “ cưỡng bức mại dâm” và “ đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi”.
 
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng
 
Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi chứa mại dâm gây ra.
 
e) Tái phạm nguy hiểm
 
Người phạm tội chứa mại dâm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 254 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 254 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa an tích mà lại phạm tội chứa mại dâm.
 
Như vậy, người phạm tội chứa mại dâm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội chứa mại dâm, vì nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng , tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý , chưa được xóa an tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 3 Điều 254 thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội phải bị áp dụng 2 tình tiết định khung hình phạt đó là: “ tái phạm nguy hiểm” và tình tiết tương ứng quy định tại khoản 2 của điều luật.
 
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
 
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới một năm; nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, trong đó có tình tiết tăng nạng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
 

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Hỏi đáp pháp luật
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy nã tội phạm là gì? Ai có thẩm quyền truy nã tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội có thể được khoan hồng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội trong trường hợp nào ai cũng được phép bắt giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khái niệm về tội phạm được pháp luật quy định như thế nào? Làm cách nào để xác định tội danh của tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
635 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào