Thông tin trên thẻ BHYT không khớp với giấy tờ tùy thân

Bố đẻ của bà Lưu Thị Thắm sinh năm 1948, đã tham gia kháng chiến, đang hưởng chế độ hưu, trong đó có BHYT, nhưng từ trước tới nay thẻ BHYT của bố bà ghi năm sinh là 1947, trong khi năm sinh ở Chứng minh nhân dân (CMND) là 1948. Vì sự sai lệch năm sinh nên khi nhập viện, thẻ BHYT của bố bà Thắm không sử dụng được. Gia đình bà đã làm đơn có sự xác nhận của địa phương về năm sinh chính xác của bố bà và làm đơn gửi BHXH của huyện nhưng không được giải quyết. Vậy, trường hợp của bố bà cần làm những thủ tục gì?

Theo quy định tại điểm 2, mục III Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 26/4/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp và ghi sổ BHXH, thì ngày sinh ghi trên sổ BHXH ghi đúng lý lịch, trường hợp không có lý lịch gốc thì ghi theo CMND (của người lao động). 

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2, Điều 5 và khoản 4, Điều 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ có quy định ngày sinh phải phù hợp với giấy khai sinh. Trường hợp ngày sinh của người đó không đồng nhất thì đăng ký khai sinh theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. 

Như vậy, ngày sinh khi giải quyết chế độ hưu trí và cấp thẻ BHYT phải căn cứ vào lý lịch gốc và giấy khai sinh do người lao động cung cấp. Căn cứ các quy định này, cơ quan BHXH đã giải quyết chế độ hưu trí và cấp thẻ BHYT theo đúng ngày sinh ghi trên hồ sơ, giấy tờ do ông Ngọ (bố bà Thắm) cung cấp.

Để tạo điều kiện về thủ tục tiếp nhận khám chữa bệnh BHYT cho trường hợp chưa kịp điều chỉnh thông tin nhân thân trên các giấy tờ chứng minh nhân thân theo quy định pháp luật, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1543/BHXH-CST ngày 20/4/2011 và Công văn số 507/BHXH-CST ngày 18/2/2014 hướng dẫn, xử lý vướng mắc trong tiếp nhận khám chữa bệnh BHYT. 

Theo đó quy định 8 loại giấy tờ tùy thân có ảnh được xuất trình cùng với thẻ BHYT để chứng minh về nhân thân, bao gồm: CMND, hộ chiếu, giấy phép lái xe, thẻ đảng viên, thẻ đoàn viên công đoàn, giấy chứng nhận hưu trí, thẻ học sinh sinh viên và giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai của UBND xã, phường, thị trấn. 

Do đó, khi thông tin về thân nhân trên thẻ BHYT không khớp với CMND thì người có thẻ BHYT được dùng Giấy chứng nhận hưu trí kèm theo thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh để được hưởng quyền lợi BHYT

Thư Viện Pháp Luật

Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc hộ khẩu ở đâu thì mua thẻ bảo hiểm y tế ở đó?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của mã số bảo hiểm y tế quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
266 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào