|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 số 15/2012/QH13 áp dụng 2024
Số hiệu:
|
15/2012/QH13
|
|
Loại văn bản:
|
Luật
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Sinh Hùng
|
Ngày ban hành:
|
20/06/2012
|
|
Ngày hiệu lực:
|
01/07/2013
|
Ngày công báo:
|
06/08/2012
|
|
Số công báo:
|
Từ số 479 đến số 480
|
|
Tình trạng:
|
Còn hiệu lực
|
Điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính
Ngày 20/6/2012 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật ra đời có rất nhiều quy định mới, mức xử phạt cũng nặng hơn nhiều so với trước đây.Theo đó, Luật quy định được phạt cao hơn nhưng tối đa không quá 2 lần mức phạt chung đối với cùng hành vi vi phạm trong 3 lĩnh vực: Giao thông đường bộ; Môi trường; An ninh trật tự, An toàn xã hội, đồng thời chỉ áp dụng tại khu vực nội thành của Thành phố trực thuộc TW. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) dao động từ 50 nghìn đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân, từ 100 nghìn đồng đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC được áp dụng đối với các VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết và chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn nguy hiểm cho xã hội.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 24/2012/QH13 thi hành Luật này cũng hướng dẫn không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013.
QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số:
15/2012/QH13
|
Hà Nội,
ngày 20 tháng 6 năm 2012
|
LUẬT
XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật
xử lý vi phạm hành chính.
Phần thứ
nhất
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về
xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các
từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành
chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Biện
pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm
pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao
gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Biện
pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được
áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử
lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện
pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.
5. Tái
phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết
thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể
từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm
hành chính đã bị xử lý.
6. Vi
phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này
nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
7. Vi phạm hành
chính có tổ chức là trường hợp cá nhân, tổ chức câu kết với cá nhân, tổ
chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
8. Giấy phép, chứng
chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho
cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh,
hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ
hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với
nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.
9. Chỗ ở là
nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc
quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
10. Tổ
chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo
quy định của pháp luật.
11. Tình thế cấp
thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực
tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
12. Phòng vệ chính
đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách
cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
13. Sự kiện bất
ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc
phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép.
15. Người không có
năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
16. Người nghiện ma
túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị
lệ thuộc vào các chất này.
17. Người đại diện
hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.
Điều 3.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên
tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành
chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của
pháp luật;
b) Việc xử phạt vi
phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm
quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi
phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng
vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử
phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy
định.
Một hành vi vi phạm
hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực
hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều
hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm;
đ) Người có
thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ
chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng
minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một
hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức
phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên
tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều này;
c) Việc quyết định
thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng
nặng;
d) Người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Điều 4.
Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy
định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử
phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm
hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và
thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý
nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên
bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 5.
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối
tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.
Người thuộc lực lượng
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với
công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc
phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt
vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức
nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam
thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều
90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý
hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Điều 6.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về
kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng
khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý
rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi
trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều;
báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản
xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là
hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế
thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Thời điểm để tính
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được
quy định như sau:
Đối với vi phạm hành
chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi
phạm.
Đối với vi phạm hành
chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành
vi vi phạm;
c) Trường
hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng
chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản
này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn
được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính
lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời
hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời
hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày
cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong
những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều
90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện
hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;
b) Thời
hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong
những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật
này;
c) Thời hiệu áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực
hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời
hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ
ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.
Điều 7.
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức
bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp
hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong
quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử
phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết
thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái
phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 8. Cách
tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cách tính thời
hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ
luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo
ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm
được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Điều 9.
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau
đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành
chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện
khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành
chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng
phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính
trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người
khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính
do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành
chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính
vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính
do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết
giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Điều 10.
Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết
sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính
có tổ chức;
b) Vi phạm
hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo,
sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về
vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết
rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng
người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh
chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác
của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời
gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định
áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp
tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu
chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã
có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm
hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính
đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định
tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không
được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 11.
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm
hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi
vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi
vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực
hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện
hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện
hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Điều 12.
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm
có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao
che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính
hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm
quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử
phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không
áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm
hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục,
đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với
hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái
pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài
thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
9. Sử dụng tiền thu
được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định
xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo,
làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý
hành chính.
11. Xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính,
người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống
đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm
hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 13.
Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành
chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt
hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
Điều 14.
Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức
phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ
và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại
trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.
2. Khi phát hiện vi
phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử
lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức
có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Điều 15.
Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức
bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử
lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền
tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật.
3. Trong
quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định
xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục
thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc
thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình xử
lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân
thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của
người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không
đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định
khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Điều 17.
Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống
nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm
vi cả nước.
2. Bộ Tư
pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì
hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính;
b) Theo
dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp
hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp
với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính.
3. Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện
hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây
dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06
tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử
lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định
tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp
về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình;
chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi
phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức
phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc
thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp
thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp
về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan
của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm
quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành
quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt,
cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách
nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều
70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn
2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới
cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ
quan tư pháp địa phương.
7. Chính
phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 18.
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành
chính
1. Trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên kiểm
tra, thanh tra và kịp thời xử lý đối với vi phạm của người có thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Không được can
thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm
liên đới về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình theo quy định của pháp luật;
c) Không được để xảy
ra hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình
quản lý, phụ trách;
d) Trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
2. Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Thường xuyên chỉ
đạo, kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Xử lý kỷ luật đối với
người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của
mình;
c) Giải quyết kịp
thời khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực do
mình phụ trách theo quy định của pháp luật;
d) Trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
3. Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử
lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành
chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Điều 19.
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi
công dân giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính; khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền xử
lý vi phạm hành chính thì có quyền yêu cầu, kiến nghị với cơ quan, người có
thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải xem xét, giải quyết và trả lời yêu
cầu, kiến nghị đó theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Áp
dụng Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính ở ngoài
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công dân, tổ chức Việt
Nam vi phạm pháp luật hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật
này.
Phần thứ
hai
XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I
CÁC
HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. CÁC
HÌNH THỨC XỬ PHẠT
Điều 21.
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
(sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là
hình thức xử phạt chính.
Hình thức
xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định
là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với
mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một
hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ
sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng
kèm theo hình thức xử phạt chính.
Điều 22.
Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết
giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối
với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Điều 23.
Phạt tiền
1. Mức phạt tiền
trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với
cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội
thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn,
nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm
trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an
toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định
khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo
một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt
quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền
phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần,
tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị
vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ
vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của
Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng
nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức
tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2
khoản 1 Điều này.
4. Mức
tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của
khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì
mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của
khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên
nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Điều 24.
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức
phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy
định như sau:
a) Phạt tiền đến
30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu
trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi
trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến
40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao
dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới
quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn
hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo
vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và
kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống
vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý
tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn;
đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000
đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt;
giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến
100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh;
mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi,
phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài
nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ
công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện;
báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ
tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản,
hải sản;
e) Phạt tiền đến
150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý,
phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến
200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000
đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến
500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến
1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng
nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác
dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
2. Mức phạt
tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối
với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức
phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn
thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo
quy định tại các luật tương ứng.
4. Mức phạt
tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do
Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 25.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy
phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình
chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt
động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng
đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần
hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà
theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính
mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời
hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt
động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ
ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ
giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề.
Điều 26.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng
hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng
đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy
định tại
Điều 82 của Luật này.
Điều 27.
Trục xuất
1. Trục xuất là hình
thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam
phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định
chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Mục 2. CÁC
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 28.
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các
biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy
phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc
thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc
tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng
và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc
cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu
tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc
thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc
phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
2. Nguyên
tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với mỗi vi
phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc
phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 65 của Luật này.
Điều 29.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự
nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 30.
Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây
dựng không đúng với giấy phép
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình
xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực
hiện.
Điều 31.
Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự
nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 32.
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất
hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
Cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được
tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục
hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện,
nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế
thực hiện.
Điều 33.
Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người,
vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang
vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 34.
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được
công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin
điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự
nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 35.
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, vật phẩm
Cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố
vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì
phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 36.
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
Cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã đăng ký hoặc công bố
và hàng hóa khác không bảo đảm chất lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi
các sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Điều 37.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi
phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá
có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào
ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số
tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật,
phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng
chế thực hiện.
Chương II
THẨM
QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 38.
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều
28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và
k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 39.
Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an
nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm
trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
3. Trưởng
Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế
xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều
28 của Luật này.
4. Trưởng
Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường
bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng
phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh,
Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ,
đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ
động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng
Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh
chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa,
tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng
đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
5. Giám
đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Giám
đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
6. Cục
trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng
Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục
Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ,
cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án
hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi
trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
7. Cục trưởng Cục
Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này
và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 40.
Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội
biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội
trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu
khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy
định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy
trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 41.
Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh
sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ
nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội
nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều
28 của Luật này.
4. Hải đội trưởng Hải
đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
5. Hải
đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
6. Chỉ huy
trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy
định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
7. Cục
trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, b, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 42.
Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan
đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội
kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội
trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội
trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy
định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục điều
tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải
quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy
định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
Điều 43.
Thẩm quyền của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang
thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm
Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có
quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
4. Chi
cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm
lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k
khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Cục trưởng Cục
Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, lâm sản quy định
tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 44.
Thẩm quyền của cơ quan Thuế
1. Công
chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội
Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi
cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục
Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 45.
Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị
trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng.
2. Đội
trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k
khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chi
Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống
buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng
hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i
và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục
trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 46.
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên,
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều
28 của Luật này.
2. Chánh
Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải,
Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng
khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục
trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi
cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức
danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
có quyền:
a) Phạt
cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Cục
trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục
kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt
cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70%
mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng
Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc
Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng
cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất,
Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường
sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng
hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ
và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng
Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông
thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục
trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục
trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông
tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản
lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi
trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt
cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Trưởng
đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà
nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt
theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 47. Thẩm
quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa
1. Trưởng đại diện Cảng
vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường
thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Giám
đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ
nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 48.
Thẩm quyền của Toà án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa
phiên toà có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
3. Chánh án Tòa án
nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án
Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
4. Chánh
án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương,
Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân
dân tối cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 49.
Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên thi
hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng.
2. Chi Cục trưởng Chi
cục Thi hành án dân sự có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
3. Chấp
hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc
phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Thi
hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến
20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
5. Tổng
cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24
của Luật này;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
Điều 50.
Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản
lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước quy định tại Điều
24 của Luật này;
3. Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
4. Tước quyền sử dụng
giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
5. Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
Điều 51.
Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được
ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có
quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức
tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;
3. Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
4. Áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều
28 của Luật này.
Điều 52. Nguyên
tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật
này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân;
trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử
phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối
với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt
tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy
định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức
danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ
quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với
các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung
ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt
tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm
hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm
hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường
hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức
xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện
pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền
của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức
xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện
pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm
quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm
đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau,
thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt
nơi xảy ra vi phạm.
Điều 53. Thay
đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp chức danh
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi
về tên gọi thì chức danh đó có thẩm quyền xử phạt.
Điều 54.
Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2,
3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4
và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4
Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4
Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều
50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính.
2. Việc
giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ
việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội
dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó
được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định
xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người
được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.
Chương III
THỦ
TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ
PHẠT
Mục 1. THỦ
TỤC XỬ PHẠT
Điều 55.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi
vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối
với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu
lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 56.
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm
hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và
người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại
chỗ.
Trường hợp vi phạm hành
chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì
phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên,
địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi
phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải
quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản
của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định
phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57.
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành
chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn
1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi
phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành
hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính,
quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được
đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu
trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 58.
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi
phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành
công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản
theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành
chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì
việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ
chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính
xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền
trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến
sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên
bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi
phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy
ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm
việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi
phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai
của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm
hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi
phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn
tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có
chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người
chứng kiến.
3. Biên
bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi
phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp
biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào
từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng
kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì
người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành
chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường
hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt
của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm
quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa
thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người
giám hộ của người đó.
Điều 59.
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
1. Khi xem xét ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm
quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi
phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành
chính;
c) Tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ
thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản
1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có
ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem
xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám
định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về
giám định.
2. Việc xác minh tình
tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 60.
Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền
phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Trong trường hợp
cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung
tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải
xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Tùy
theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ
theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc
giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá theo thông báo
của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo
giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
c) Giá thành của tang
vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
d) Đối với tang vật
là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng
hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm
hành chính.
3. Trường
hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá
trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền
xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định
tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm
có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội
đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có
liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang
vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời
điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể
kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí
liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ
quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản
tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9
Điều 125 của Luật này.
4. Căn cứ
để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang
vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 61.
Giải trình
1. Đối với hành vi vi
phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ
15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản
với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt
có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có
yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đối với
trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi
văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có
nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05
ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực
hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với
trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn
bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm
hành chính.
Người có thẩm quyền
xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm
tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử
phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và
tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham
gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Việc giải trình trực
tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường
hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản
này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân,
tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
Điều 62.
Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi
phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có
dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi
phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trong quá trình
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát
hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm
đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình
chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn
bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải
trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình
sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử
phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
4. Việc
chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.
Điều 63.
Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1. Đối với
vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó
lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định
khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ
án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể
từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết
định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị
xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc xử
phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự chuyển đến.
Trường hợp cần thiết,
người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thời
hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được
các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong
trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa
không quá 45 ngày.
Điều 64.
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm
hành chính.
1. Cơ
quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn
giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Việc quản lý, sử
dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo
đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự
do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy
trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập
được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn
bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ
quan có thẩm quyền quy định.
3. Chính
phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính.
Điều 65.
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy
định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định
được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời
hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63
hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân
vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá
sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi
phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật
này.
2. Đối với
trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm
quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định
tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi
rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu,
tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn
thực hiện.
Điều 66.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải
trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể
từ ngày lập biên bản.
Trường hợp
vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp
giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và
khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu
thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng
trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản,
thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá
thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản
3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử
phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này,
quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước
hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra
quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 67.
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân,
tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một
lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử
phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá
nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01
hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng
cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều
cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong
cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết
định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ
chức.
4. Quyết
định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy
định ngày có hiệu lực khác.
Điều 68.
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Địa danh, ngày,
tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để
ban hành quyết định;
c) Biên bản vi phạm
hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm
hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
d) Họ, tên, chức vụ
của người ra quyết định;
đ) Họ,
tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi
phạm;
e) Hành vi vi phạm
hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
g) Điều, khoản của
văn bản pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt
chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi
kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
k) Hiệu lực của quyết
định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp
tiền phạt;
l) Họ tên, chữ ký của
người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
m) Trách nhiệm thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá
nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
2. Thời hạn thi hành
quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết
định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời
hạn đó.
3. Trường hợp ban hành
một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức
cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều
hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành
vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định
cụ thể, rõ ràng.
Mục 2. THI
HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 69.
Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử
phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết
định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi
phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt
có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt
và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của
Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân,
tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà
nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt
trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Điều 70.
Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày
làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người
có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử
phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm
và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp
quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận
quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định
có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi
qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết
định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân,
tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi
cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người
vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã
được giao.
Điều 71.
Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp
cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư
trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết
định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan
cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi
cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử
phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong
trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư
trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở
miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá
nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi
bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân
cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên
quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận
quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi
phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính.
Điều 72.
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường
hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế;
bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn
bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ
quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố
công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố
công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức
xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai
được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp
bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
Điều 73.
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức
bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết
định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì
thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân,
tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành
chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được
giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người
có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông
báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý
vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Điều 74.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời
hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra
quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường
hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang
vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng
và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong
trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu
nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Điều 75.
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử
phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị
xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành
quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong
quyết định.
Chính phủ quy định
chi tiết Điều này.
Điều 76.
Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Quyết định phạt
tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ
3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên
tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó
học tập, làm việc.
2. Cá nhân phải có đơn
đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của
người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định
xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi
hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân được hoãn
chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều
125 của Luật này.
Điều 77.
Giảm, miễn tiền phạt
1. Cá nhân thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà
không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần
còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân
quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc
toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ
vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được
đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra
quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với
việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm,
miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ
theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Điều 78.
Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị
xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho
bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân,
tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại
vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân,
tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người
có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc
Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá
07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt
trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền
phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho
bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày
thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy
định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền
phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá
nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định
chi tiết Điều này.
Điều 79.
Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc
nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000
đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn
đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá
nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức
nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế;
đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý
trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
2. Thời hạn nộp tiền
phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ
nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết
định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về
việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Điều 80.
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn
1. Trường hợp tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết
định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng
chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề
đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi
trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng
chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề
đó.
2. Trường hợp đình
chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần
hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
được ghi trong quyết định xử phạt.
3. Trong thời gian bị
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt
động ghi trong quyết định xử phạt.
4. Đối với các trường
hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi
trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ
quan có liên quan.
5. Trường
hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền
hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành
thu hồi ngay theo thẩm quyền, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan
đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết; trường hợp không thuộc thẩm
quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Điều 81.
Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26
của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản
phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất
lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và
phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức
bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ
chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay
trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến.
Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt
thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết
định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ
ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản
theo quy định của Chính phủ.
Điều 82.
Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật
vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá
quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ,
tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì
chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d
khoản này;
c) Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,
vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản
quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển
giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch
thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà
nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá
chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành
vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức
bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định
của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc
không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch
thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử
lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành
biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự,
thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối
với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều
này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch
thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp
nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với
trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán
đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị
của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi
tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước
khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại
khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều
này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí
bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí
bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền
bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán
đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các
chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải
được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 83.
Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử
phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm
thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử
phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản
lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ
thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ.
Điều 84.
Thủ tục trục xuất
1. Quyết định trục xuất
phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc
nước mà người đó cư trú trước khi đến Việt Nam.
2. Cơ quan Công an có
thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp dụng biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I Phần
thứ tư của Luật này.
Điều 85.
Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thời hạn thi hành
biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành
chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi
chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Người có thẩm
quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành
biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
4. Trường
hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc
cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức
nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ
quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính
phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chi phí cho việc tổ chức
thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt
ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan
đó.
5. Trong
trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường,
bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ
sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Mục 3. CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 86.
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức
bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo
quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các
biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần
lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức
vi phạm;
b) Kê biên
tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản
khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi
phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản
1 Điều 28 của Luật này.
3. Chính
phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
Điều 87.
Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau
đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công
an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám
đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục
An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh
thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường
bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập
cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao;
c) Trưởng
Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng
Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư
lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh
sát biển;
d) Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra
chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi
cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
g) Chi Cục trưởng Chi
cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;
h) Cục trưởng Cục
Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài;
i) Các chức danh quy
định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
k) Giám đốc Cảng vụ
hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;
l) Chánh án Tòa án
nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự
khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên
trách Tòa án nhân dân tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu,
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Người có thẩm
quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc
giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện
bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền.
Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp
trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy
quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
Điều 88.
Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người
ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá
nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Cá nhân, tổ chức
nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế
và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức
liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển
khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát
nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết
định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế
của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c) Tổ chức
tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại
trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá
nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng
chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ
chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích
chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ
chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết
việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
Phần thứ
ba
ÁP
DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Chương I
CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 89.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã,
phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng
quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại
nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng
đồng.
2. Thời
hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06
tháng.
Điều 90.
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12
tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm
cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18
tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật
tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được
giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong
thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 91.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường
giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục
đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo
dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 92.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12
tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự
mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi
trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.
5. Không áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có
năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang
thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy
nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú xác nhận.
Điều 93.
Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao
động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt
buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.
Điều 94.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối
tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện
hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự,
an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc
chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có
năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18
tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi,
nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang
thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người
duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú xác nhận.
Điều 95.
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi
vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao
động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Điều 96. Đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư
trú ổn định.
2. Không
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau
đây:
a) Người không có
năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang
thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy
nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú xác nhận.
Chương II
THỦ
TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 97.
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp
xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật
này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề
nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ
chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn.
2. Trong
trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh
trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan
Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ
đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm
có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó,
bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có
liên quan.
Đối với người chưa
thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì
hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành
niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ
quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông
báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo
cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc
hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo.
Điều 98.
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư
pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã,
công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một
số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề
nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người
đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến
của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong
thời hạn
03 ngày, kể từ ngày kết thúc
cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ
từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được
giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không
có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em
để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra
quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm
sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người
đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi
hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục,
quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải
được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp
xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 99. Lập
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại
Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa
thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi
phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến
của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan,
tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các
tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa
thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có
biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật
của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng
(nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại
diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an
cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài
liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp
người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp
tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật,
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào
trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này
thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu
và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người
đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện
pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ
hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ
quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc
người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và
ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được
thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong
hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời
hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có
trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
Điều 100.
Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều
99 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc
chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để
tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa
án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 99
của Luật này;
b) Văn bản
của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng.
3. Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được đánh bút lục và được lưu trữ
theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 101.
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy
định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi
phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư
trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó;
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của
người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có
liên quan;
b) Đối với người
không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm
chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp
không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có
biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật
của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng
(nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp
của họ;
c) Công an cấp xã có
trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập
hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người
vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện,
điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy
định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ
lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó;
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của
người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ
quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại
diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép
các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ
được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời
hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách
nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.
Điều 102.
Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng
Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp
huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa
đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung
hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa
án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều
101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản
của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 103.
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện
ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện
như sau:
a) Đối với người
nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của
người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm
hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người
nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư
trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương
để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ
đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên
bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy
hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của
người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có
trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập
hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện
ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực
tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối
tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều
96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh,
thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có
bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của
người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm
hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi
hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ
quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại
diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép
các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì
hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời
hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách
nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội cùng cấp.
Điều 104.
Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ
đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp
tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa
án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều
103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Chương III
THẨM
QUYỀN, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 105. Thẩm
quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
2. Toà án
nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
Điều 106.
Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc
hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng
các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Chương IV
THI
HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 107. Gửi
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành
Trong thời hạn 03
ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa
án nhân dân đã ra quyết định phải gửi cho người bị áp dụng, Trưởng Công an cấp
huyện và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đã gửi hồ
sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết
định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng còn được gửi cho cha mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ.
Điều 108.
Thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Quyết
định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ
ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày
quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp
người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính kể từ thời điểm hành vi trốn
tránh chấm dứt.
Điều 109. Thi
hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết
định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được
giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực
hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người
trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và
định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định
giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên
người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ
tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân
công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và
được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy
định của pháp luật.
3. Người được giáo dục
phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường,
thị trấn.
4. Gia đình có người
được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ
trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục.
Điều 110.
Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong
thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành
như sau:
a) Công an cấp huyện
đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc;
b) Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành
quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn
chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm
giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
3. Chính
phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết
định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
Điều 111.
Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành
quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau
đây:
a) Đang ốm nặng có
chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình đang có
khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác
nhận.
Khi điều kiện hoãn
chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành
quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau
đây:
a) Mắc bệnh hiểm
nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian
hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ
rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma
túy;
c) Đang mang thai có
chứng nhận của bệnh viện.
3. Tòa án
nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét,
quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải
chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần
thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn
chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành
quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định
đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại
diện hợp pháp của họ.
Điều 112.
Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành
quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì
được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong
trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều
trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính
vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời
hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành;
nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công
thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm
nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân
cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình
chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho
Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng,
mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm
đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại
quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ
sở để điều trị.
Điều 113.
Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn
hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình
diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian
được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm
đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp
huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết
định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được
hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ
trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy
bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp
hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án
đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ
chức áp giải đối tượng.
Điều 114.
Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi
người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành
xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi
người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện
bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia
đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối
tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu
không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa
về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
Chương V
CÁC
QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 115. Tạm
thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra khỏi nơi chấp hành
biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng,
Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định
tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp
hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người
đó.
2. Thời gian tạm thời
đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn
chấp hành biện pháp đó.
Điều 116.
Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu
tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ
của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy
hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải
chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp
đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành
vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa
án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết
định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ
của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử
phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được
tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù.
Điều 117.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc
trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính
Trường hợp phát hiện
người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước
hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang
thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt
buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và
chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị
Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không
phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 118.
Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trường hợp người
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người
nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối
tượng này.
3. Trong
giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật này thì bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai
nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối
với đối tượng có hành vi quy định tại đoạn 1 khoản này trên cơ sở hồ sơ hiện có
và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở
cai nghiện bắt buộc. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của
Trưởng phòng Tư pháp về tính pháp lý của hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề
nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các đối tượng này thực
hiện theo quy định của pháp luật.
Phần thứ tư
CÁC
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 119.
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn
chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính,
người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành
chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi
phạm;
3. Tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám
người;
5. Khám phương tiện
vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước
ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao
cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy
tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ
trốn.
Điều 120.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân
thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm
thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ áp dụng biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo
quy định tại Chương II của Phần này.
3. Người ra quyết định
áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách
nhiệm đối với quyết định của mình.
4. Việc sử dụng vũ
khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 121.
Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trường hợp việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với
mục đích và điều kiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng
biện pháp đó phải được huỷ bỏ.
2. Người có thẩm
quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc
thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Chương II
THẨM
QUYỀN, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
Điều 122.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc
tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần
ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương
tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm
giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ
một bản.
3. Thời
hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường
hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ,
kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm
quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải
đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ
thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm
giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi
tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của
người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ
chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa
thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra
quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ
biết.
5. Nơi tạm
giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ
hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có
thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có
nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực
ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng
phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành
chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ
hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên,
phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu
biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và
đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu
quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc
giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự
hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
7. Chính phủ quy định
việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Điều 123.
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong
trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác
quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người
theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp
huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường
thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh
của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị
cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt
kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm
soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều
tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội
quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng
Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng
Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng
và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải
đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng
Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu
bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay,
bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa.
2. Người có thẩm
quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể
giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng
mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung,
thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền
không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhân nào khác.
Điều 124.
Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm
không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong
các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người
theo thủ tục hành chính;
b) Đưa trở
lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo
quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này.
2. Người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Chính phủ quy định
chi tiết việc áp giải người vi phạm.
Điều 125.
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính
1. Việc tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ
được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình
tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp
tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền
phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều
60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay
hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc
tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt
ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi
phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp
tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này,
sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương
tiện bị tạm giữ.
3. Người
có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền
tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong
trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến
sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm
viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm
giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ
khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người
có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định
tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang
vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp
để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang
vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
5. Người
ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm
bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị
mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết
định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang
vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước
mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong
trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người
chứng kiến.
Việc tạm
giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản
kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi
phạm 01 bản.
6. Trong
trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại
giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc
giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân,
tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm
không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều
này.
7. Cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép,
chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy
phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời
hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối
với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối
đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề.
Đối với vụ
việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều
66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh
thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực
tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng
văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính
từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt
quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này.
9. Mọi
trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải
được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại,
tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra
quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi
phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm
chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01
bản, người vi phạm giữ 01 bản.
10. Đối
với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để
bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi
phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả
năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới
sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ
quy định chi tiết khoản này.
Điều 126.
Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ
tục hành chính
1. Người
ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại
cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang
vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với
tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi
phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người
quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi
phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm
vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở
hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi
phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu
sung vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải
được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật
vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định
tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập
thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà
nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch
thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó
không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc
người sử dụng hợp pháp.
4. Đối với
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm
không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được
người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm
quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công
khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết
định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định
tại
Điều 82 của Luật này.
5. Đối với tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người,
vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm độc hại thì phải tiến hành tiêu
hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
6. Đối với
các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy
theo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật
này.
7. Người có tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến
bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời
gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản
8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu
kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi
phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ
quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.
Điều 127.
Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người
theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất
giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính.
2. Những người
được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật
này có quyền quyết định khám người theo thủ tục
hành chính.
Trong trường hợp có căn
cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người
được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ
cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng,
kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công
vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ
trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản
1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
khám người.
3. Việc khám người
phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại
đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành
khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi
khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp
khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người
phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Điều 128.
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện
vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho
rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành
chính.
2. Những người được quy
định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám
phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Trong
trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi
phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại
khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển,
chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan,
kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám
phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho
thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
4. Việc khám phương tiện
vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
Khi tiến hành khám
phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc
người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp
chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám
phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản
phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện
vận tải 01 bản.
Điều 129.
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho
rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy
định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định
khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp
nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất
giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám
hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp
người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám
không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02
người chứng kiến.
4. Không được khám
nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp
khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ
lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp
khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định
bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị
khám 01 bản.
Điều 130. Quản
lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ
tục trục xuất
1. Quản lý đối với
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục
xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người
đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc
để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan
quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề
nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật
trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi
lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của
người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu
hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định
chi tiết Điều này.
Điều 131.
Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời gian
làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ quyết định giao gia đình hoặc tổ
chức xã hội quản lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp
dụng các biện pháp này.
2. Đối
tượng vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lý; trường hợp
không có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý.
3. Thời hạn quản lý
được tính từ khi lập hồ sơ cho đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp
dụng biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của Tòa án.
4. Quyết định giao
cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết
định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh,
nơi cư trú của người được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội
được giao quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được
quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người được quản lý, trách nhiệm của người
hoặc tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư
trú; chữ ký của người quyết định giao quản lý. Quyết định này phải được gửi
ngay cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nhận quản lý, người được quản lý để thực
hiện.
5. Trong thời gian
quản lý, gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý có trách nhiệm sau:
a) Không để người
được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt
của người được quản lý khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định giao quản lý trong trường
hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Trong thời gian
quản lý, người được quản lý có trách nhiệm sau:
a) Chấp hành nghiêm
chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã,
phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, tổ chức
xã hội được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời
tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu
cầu.
7. Trong thời gian
quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Thông báo cho gia đình,
tổ chức xã hội được giao quản lý và người được quản lý về quyền và nghĩa vụ của
họ trong thời gian quản lý;
b) Thực hiện các biện
pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý trong việc quản lý, giám
sát người được quản lý tại nơi cư trú;
c) Khi được thông báo
về việc người được quản lý bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp
luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo ngay cho cơ quan Công an
cấp huyện để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định
chi tiết Điều này.
Điều 132. Truy
tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp
người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ
sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối
tượng.
2. Trong trường hợp
người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục
bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối
tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để
đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với
người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định
tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà
người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân
dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn
không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
Phần thứ
năm
NHỮNG
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 133.
Phạm vi áp dụng
Việc xử lý đối với
người chưa thành niên vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Phần thứ năm
và các quy định khác có liên quan của Luật này.
Điều 134.
Nguyên tắc xử lý
Ngoài những nguyên
tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này,
việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau
đây:
1. Việc xử lý người
chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần
thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét
xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp
xử lý khác phù hợp hơn;
2. Việc xử lý người
chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người
chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên
nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử
lý hành chính phù hợp;
3. Việc áp
dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi
phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành
chính.
Trường hợp người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt
tiền.
Trường hợp người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt
không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không
có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
4. Trong quá trình xử
lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa
thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay
thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện
quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 135.
Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử
phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc
phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại
tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng
hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi
trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản
thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền
bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với
quy định của pháp luật.
Điều 136.
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm
pháp luật theo quy định tại Chương I Phần thứ ba của Luật này. Người chưa thành
niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ
hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở
tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia
các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham
vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
2. Biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo
quy định tại Chương II Phần thứ ba của Luật này.
Điều 137.
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên
1. Người chưa thành
niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu
thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
2. Người chưa thành niên
bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày
chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định
xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính.
Chương II
CÁC
BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 138.
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý
tại gia đình.
Điều 139.
Nhắc nhở
1. Nhắc nhở là biện
pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành
niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các
điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính
theo quy định bị phạt cảnh cáo;
b) Người chưa thành
niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của
mình.
2. Căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp
nhắc nhở.
Nhắc nhở được thực
hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
Điều 140.
Quản lý tại gia đình
1. Quản lý
tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với
người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản
3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện
sau:
a) Người chưa thành
niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của
mình;
b) Có môi trường sống
thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người
giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm
quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ
quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp
dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng
biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi
quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để
phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên
đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc
dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại
cộng đồng.
5. Trong
thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp
luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt
việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Phần thứ
sáu
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 141.
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định
thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh
số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu
lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Điều 142.
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được
giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 20 tháng 6 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH
QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
|
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
THE NATIONAL
ASSEMBLY
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Law No.:
15/2012/QH13
|
Hanoi, June
20, 2012
|
LAW
ON HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist
Republic of Vietnam which was amended and supplemented under the Resolution
No.51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on
handling administrative violations
The first part
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of
adjustment
This Law stipulates the administrative sanctions
and administrative handling measures.
Article 2. Explanation of
terms
In this Law, the following terms are construed
as follows:
1. The administrative violations are acts
at fault committed by individuals, organizations that break the law provisions
on State management, which, however, do not constitute crimes, and as required
by law, must be administratively sanctioned.
2. The administrative sanctions includes
application of sanction forms, remedial measures with respect to individuals,
organizations committing acts of administrative violations according to
provisions of law on administrative sanctions which are implemented by the
competent persons.
3. The administrative handling measures
are measures applied for individuals who commit acts of law violation on
security, social order and safety, however, do not constitute crimes, including
measures of education at communes, wards, towns; sending to reformatories;
sending to compulsory education establishments and sending to compulsory detoxification establishments .
4. The measures replacing the handling of
administrative violations are educational measures that are applied to
replace for the sanction forms against administrative violations or the
administrative handling measures with respect to minors who commit
administrative violations, including measure of reminding and measure of
management at home.
5. The repeating offences are in case
individuals, organizations who had been handled administrative violations but it
is not expired time limit which is deemed to be having not been handled
administrative violation, since the date of executing the sanctioning
decisions, decision on application of administrative handling measures or after
the expiration of this decision’s execution, they committed acts of
administrative violations which had been handled again.
6. The administrative violations being
committed many times are cases of individuals, organizations who committed
acts of administrative violations which before that they have committed same
acts without being sanctioned and within statute of limitations
for handling.
7. The administrative violations being committed
in an organized manner are cases of individuals, organizations who collude
with other individuals, organizations in order to commit acts of administrative
violations.
8. Licenses, practice certificates are
documents granted by the state agencies, the authorized to individuals,
organizations according to law provisions so that those individuals, organizations
can carry on their business, operation, practicing or using equipment, means.
Licenses, practice certificates do not include business registration
certificates, certificates attached to the personal status of licensees without
purpose of practice permission.
9. The dwelling place is dwelling house,
means or other house that a citizen uses for residence. The dwelling place may
belong to the ownership of citizen or be leased, lent or let for free-of-charge
stay by agencies, organizations, individuals according to law provisions.
10. Organizations are the state agencies,
political - social organizations, political – social professional
organizations, social organizations, professional social organizations,
economic organizations, people’s armed forces and other organizations that are
established according to law provisions.
11. Emergency circumstances are
situations that individuals, organizations wish to avoid a risk which actually
threatening the interests of the State, organizations, their legitimate rights
and interests or legitimate rights and interests of others and with no other
way, must cause a damage being smaller than damage which needs be prevented.
12. Legitimate self-defense is behaviors
of individuals, aiming to protect interests of the State, organizations, their
own legitimate rights, interests or legitimate rights and interests of others,
they necessarily resist those who having acts violating the above-mentioned
rights and interests.
13. Unexpected events are events that
individuals, organizations cannot foresee or are not required to foresee the
consequences of their harmful acts.
14. Force majeure is event that happens
objectively without being foreseen and cannot overcome although all necessary
measures in permissible ability have been applied.
15. Persons without administrative liability
capacity are persons committing acts of administrative violations while
being incapable of cognizing or controlling their acts due to mental disease or
other ailments.
16. Drug addict is person who uses drug,
habit-forming drugs, psychotropic drugs and suffers dependence on these drugs.
17. Legal representatives include parents
or guardian, lawyer, legal assistants.
Article 3. Principles for
handling administrative violations
1. Principles for sanctioning administrative
violations include:
a) All administrative violations must be
detected and stopped in time and handled strictly and clearly, all consequences
caused by administrative violations must be overcome strictly according to law
provisions;
b) The sanction of administrative violations
must be conducted fast, with publicity, objective and proper competence, ensure
fairness, in accordance to law provisions.
c) The sanction of administrative violations must
be based on the nature, seriousness, consequences of the violations, the
subjects of violations and the extenuating as well as aggravating
circumstances;
d) The sanction of administrative violations
shall be conducted for only administrative violations regulated by the law.
An act of administrative violation shall be
sanctioned only once.
If many persons commit the same act of
administrative violation, each of the violators shall be sanctioned.
If a person commits many acts of administrative
violation, or administrative violation in many times he/she shall be sanctioned
for each act of violation.
dd) The persons competent to sanction are
responsible for proving administrative violations. Sanctioned individuals or
organizations can self-prove or be proved by their legal representatives that
they do not commit acts of administrative violations;
e) For the same act of administrative
violations, the fine levels for organizations are equal to 02 times compared
with the fine levels for individuals.
2. Principles for application of administrative
handling measures include:
a) Individuals shall be subject to the
application of other administrative handling measures only if they belong to
one of the subjects prescribed in Articles 90, 92, 94 and 96 of this Law;
b) The application of administrative handling
measures must be carried out as regulated in point b, clause 1 of this Article;
c) Decision on the time limits for application
of administrative handling measures must be based on the nature, level,
consequences of the violations, the personal identity of the violators and the
extenuating as well as aggravating circumstances;
d) The persons competent to application of
administrative handling measures are responsible for proving administrative
violations. Individuals subject to the administrative handling measures can
self-prove or through their legal representatives to be proved that they do not
commit acts of administrative violation;
Article 4. Competence to
prescribe the administrative violation sanctions in state management sectors
and the regime of application of administrative handling measures
Pursuant to regulations of this Law, the
Government shall prescribe acts of administrative violation, sanctioning forms,
levels of sanction, remedial measures applicable to each act of administrative
violation; the sanctioning competence, specific fine levels according to each
title and competence for taking minutes for administrative violations in each
the state management sector; the regime of application of administrative
handling measures and stipulate the forms of records, the forms of decisions
being used in administrative violation sanctions.
Article 5. Subjects handled
for administrative violations
1. The subjects sanctioned for administrative
violations include:
a) Persons aged between full 14 and fewer than
16 shall be administratively sanctioned for intentional administrative
violations; persons aged full 16 or older shall be administratively sanctioned
for all administrative violations.
Persons of the people’s army, people’s police
force, who commit administrative violations, shall be handled like other
citizens; in cases where it is necessary to apply the sanctioning form of
stripping off the right to use licenses, practice certificates or terminable
suspension of operations related to defense and security, the sanctioning
persons propose the competent agencies, people’s army, people’s police for
handle;
b) Organizations shall be administratively
sanctioned for all administrative violations they have committed.
c) Foreign individuals and organizations that
commit administrative violations within the territory, the territorial waters
adjacent areas, the exclusive economic zone and continental shelf of the
Socialist Republic of Vietnam; in aircrafts with Vietnamese nationality,
vessels flagged with Vietnamese nationality shall be administratively
sanctioned according to the provisions of Vietnamese laws, except otherwise
provided for by international treaties of which the Socialist Republic of
Vietnam is member.
2. Subjects liable to the application of
administrative handling measures are individuals defined in Articles 90, 92, 94
and 96 of this Law.
The administrative handling measures shall not
apply to foreigners.
Article 6. Statute of
limitations for handling of administrative violations
1. The statute of limitations for administrative
violation sanction is regulated as follows:
a) The statute of limitations for administrative
violation shall be 01 year, except from the following cases:
Administrative violations of accounting; tax
procedures; charges, fees; insurance business; price management; securities;
intellectual property; construction; protecting marine product and aquatic
resources; forest and forest product management; investigation, planning, exploration,
exploitation and use of water resources; exploration and exploitation of oil
and gas and other minerals; environmental protection; atomic energy;
management, development of houses and office buildings; land; dykes; press;
publication; production of, export of, import of, trading goods; producing
and/or trading prohibited, fake goods; overseas labor management, the statute
of limitations for administrative sanctions shall be 02 years.
Administrative violations of tax evasion, tax
fraud, late payment of tax, insufficient declaration of tax liability, the
statute of limitations for administrative sanctions shall be in accordance with
the tax laws;
b) The time to calculate the statute of
limitations for administrative sanctions regulated at Point a, Clause 1 of this
Article shall be regulated as follows:
For administrative violations have ended, the
statute of limitations shall be from the termination of violations.
For administrative violations being done, the
statute of limitations shall be from the time of detecting violations;
c) In the case of administrative sanctions for
individuals transferred by proceeding agencies, the statute of limitations
shall be applicable according to the provisions of Points a and b of this
Clause. The period when proceeding agencies handle, consider the case shall be
included in the statute of limitations for administrative sanctions.
d) Within the period
specified in points a and b of this Clause, individuals, organizations
deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for
administrative sanctions shall be re-calculated from the time terminating the
acts of evading or obstructing the sanctioning.
2. The statute of limitations for application of
administrative handling measures is regulated as follows:
a) The statute of limitations for application of
education measures at communes, wards or towns shall be one year as from the
time of committing violation acts prescribed at Clause 1, Article 90; 06 months
as from the time of committing violation acts prescribed at Clause 2, Article
90 or as from the last time of committing violation acts prescribed at Clause 3
and 5, Article 90; 03 months as from the time of committing violation acts
prescribed at Clause 4, Article 90 of this Law;
b) The statute of limitations for application of
measure sending to reformatories is 01 year, as from the time of committing
violation act prescribed at Clause 1 and Clause 2, Article 92; 06 months as
from the time of committing violation act prescribed at Clause 3, Article 92 or
as from the last time of committing one of violation acts prescribed at Clause
4, Article 92 of this Law;
c) The statute of limitations for application of
measure sending to compulsory education establishments is 01 year, as from the
last time of committing of one of violation acts prescribed at Clause 1,
Article 94 of this Law;
d) The statute of limitations for application of
sending to compulsory detoxification establishments is 03 months, as from the
last time of committing violation act prescribed at Clause 1, Article 96 of
this Law.
Article 7. Time limits for
being considered not yet administratively sanctioned
1. 06 months as from the date of completely
serving the sanctioning-with-warning decisions, or 01 year as from the date of
completely serving the other sanctioning decisions or the date of expiry of the
statute of limitations for executing the sanctioning decisions, if the
individuals and organizations sanctioned for administrative violations do not
repeat their violations, they shall be considered not yet being
administratively sanctioned.
2. Two years as from the date of completely
serving the decisions on application of administrative handling measures or 01
year as from the date of expiry of the statute of limitations for executing the
decisions on application of administrative handling measures, if the
individuals subject to the application of other administrative handling
measures do not repeat acts, they shall be considered not yet subject to the application
of administrative handling measures.
Article 8. Calculation of
time, period, statute of limitations in the administrative violation handling
1. Calculation of time limit, statute of
limitations in the administrative violation handling shall be applicable
according to regulations of the Civil Code, except for being regulated
specifically about time under working days in this Law.
2. Night time shall be calculated from 22:00
p.m. of the previous day to 6:00 a.m. of the following day.
Article 9. Extenuating
circumstances
The following circumstances shall be the
extenuating circumstances:
1. The violators have prevented or reduced harms
done by the violations or volunteer to overcome the consequences, pay
compensations;
2. The violators have voluntarily reported their
violations, honestly repenting their mistakes; actively help authorities detect
administrative violations, handle administrative violations;
3. The violators commit violations in the state
of being spiritually incited by other persons’ illegal acts; beyond the limits
of legitimate defense; exceeding the requirements of the emergency
circumstances;
4. The violators commit administrative
violations due to being forced to or due to their material or spiritual
dependence;
5. The violators are pregnant women, old and
weak persons, persons suffering from ailment or disability which restrict their
capacity to perceive or to control their acts;
6. The violators commit violations due to
particularly difficult plights not caused by themselves;
7. The violations are committed due to
backwardness.
8. Other extenuating circumstances regulated by
the Government.
Article 10. Aggravating
circumstances
1. The following circumstances are aggravating
circumstances:
a) The administrative violations are committed
in an organized manner;
b) The administrative violations are committed
many times or repeated;
c) Inciting, dragging, using minors to commit
administrative violations, forcing materially or spiritually dependent persons
to commit violations;
d) Using the persons who violators are clearly
known as suffering from mental illness or others that cause their loss of
cognitive ability or their ability to control their behaviors in order to
commit the administrative violations;
dd) Reviling, defaming who is on duty;
administrative violations as gangsters;
e) Abusing one’s positions and powers to commit
administrative violations;
g) Taking advantage of war, natural calamity
circumstances, disaster, epidemic diseases or other special difficulties of the
society to commit administrative violations;
h) Committing violations while serving criminal
sentences or decisions on application of administrative violation handling measure;
i) Continuing to commit administrative
violations though the competent persons have requested the termination of such
acts;
k) After the violations, having committed acts
of fleeing or concealing the administrative violations.
l) Administrative violations of large-scale,
large quantity or large value of goods;
m) Administrative violations against many
people, children, the elderly, people with disabilities, pregnant women.
2. Circumstances specified in Clause 1 of this
Article in case have been defined as administrative violations shall not be
considered as aggravating circumstances.
Article 11. Cases not being
administratively sanctioned
These following cases shall not be
administratively sanctioned:
1. Commit acts of administrative violations in
emergency circumstances;
2. Commit acts of administrative violations due
to legitimate defense;
3. Commit acts of administrative violations due
to unexpected events;
4. Commit acts of administrative violations due
to force majeure;
5. The violators do not have administrative
liability capacity; the violators commit administrative violations when are not
sufficient age to be administratively sanctioned as regulated in point a,
clause 1, Article 5 of this Law.
Article 12. The strictly
prohibited acts
1. Retaining violation cases with criminal signs
to handle as administrative violations.
2. Abusing their positions and powers to harass,
demand, and receive money or property of the violators; tolerating, covering
up, limiting rights of the violators during the administrative sanctions or
application of administrative handling measures.
3. Issuing documents contrary to the competence
that regulated acts of administration violations, competence, sanctioning
forms, remedial measures for each act of administrative violation in the state
management sector and administrative handling measures.
4. Not to sanction administrative violations,
not to apply remedial measures or not to apply administrative handling
measures.
5. Administrative sanctions, application of
remedial measures or application of administrative handling measures are not in
time, justly, in proper the competence, procedures and subjects regulated in
this Law.
6. Application of sanction forms, remedial
measures is not correct, adequate for acts of administrative violations.
7. Unlawful interference in the handling of
administrative violations.
8. Extending the application term of
administrative handling measures.
9. Using the money from fines for administrative
violations, from payment due to late execution of fine decisions, money from
liquidation, sale of confiscated material evidences and/or means of
administrative violations and other amount from administrative sanctions in
manner contrary to the law provisions on the state budget.
10. Forging, falsifying dossiers of
administrative sanctions, dossiers of application of administrative handling
measures.
11. Infringing the life, health, honor and
dignity of the violators who are administratively sanctioned, being applied
administrative handling measures, being applied measures of preventing and
ensuring the administrative violation handling, being applied coercive measures
of executing decisions on administrative violations handling.
12. Resisting, evading, delaying or obstructing
the execution of the administrative sanctioning decisions, decisions on
applying measures of preventing and ensuring administrative violation handling,
decision on coercive measures of executing decisions on administrative
violation sanction, decisions on applying administrative handling measures.
Article 13. Compensation
for damage
1. In case the administrative violators cause
damages, they must pay for those damages as compensation.
The compensation shall comply with the
provisions of the Civil Law.
2. The persons competent to handling of the
administrative violations, agencies, organizations, individuals related to the
administrative violation handling if causing damages must compensate according
to law provisions.
Article 14.
Responsibilities to combat, prevent and oppose administrative violations
1. Individuals, organizations must strictly
abide by the law provisions on administrative violation handling. Organizations
are responsible for educating members of their organizations on awareness of
protection and compliance with the law, the rules of social life, to take
measures in time to eliminate the causes and conditions that cause violations
in their organizations.
2. In case of detecting administrative
violations, the people who are competent to handle administrative violations
must be responsible for handling violations according to the law provisions.
3. Individuals, organizations have
responsibility to detect, denounce and combat, prevent and oppose administrative
violations.
Article 15. Complaints, denunciations
and initiating lawsuits in administrative violation handling
1. Individuals and organizations that are
handled for administrative violations shall have the rights to complain about,
initiate lawsuit for decisions on administrative sanctions according to the law
provisions.
2. Individuals have the right to denounce acts
of violations of law in the administrative violation handling according to the
law provisions.
3. In the settlement process of complaints,
lawsuits if it is deemed that the implementation of decisions on administrative
violations subject to complaints, lawsuits will cause irremediable
consequences, the people who are in charge of settlement of complaints,
lawsuits must make decisions on temporarily suspending the execution of the decision
according to the law provisions.
Article 16. Responsibility
of the competent people in administrative violation handling
1. In the process of administrative handling,
the competent people in administrative handling must comply with the provisions
of this Law and other related law provisions.
2. The competent people in administrative
handling, who harass, claim, receive money, other property from the violators,
tolerate, cover up, do not sanction or sanction not in time, not exact nature
or levels of violations, not proper competence or violate other regulations in
Article 12 of this law and other law provisions, depending on the nature and
seriousness of their violations, they shall be disciplined or prosecuted for
criminal liability.
Article 17. Responsibility
for the management of law observance on administrative handling
1. The Government unifies the management of law
execution on administrative sanctions.
2. The Ministry of Justice is responsible to the
Government for the management of law execution on administrative handling with
the following tasks and authorities:
a) To assume the prime responsibility for or
coordinate in the proposal of, development of and submission to competent
agencies for promulgation or to promulgate according to its competence legal
normative documents on administrative sanctions;
b) General track and report the implementation
of the law execution on administrative handling; to make statistics reports,
set up and manage the national database on administrative handling;
c) To assume the prime responsibility for and
coordinate in guidance, training, professional training in the law execution on
administrative handling;
d) To examine and coordinate with relevant
ministries and agencies to carry out the inspection of the law execution on
administrative handling.
3. Within their duties and powers, the
ministries, departments are responsible for implementing or coordinating with
the Ministry of Justice to perform the tasks specified in Clause 2 of this
Article; timely providing information to the Ministry of Justice on
administrative handling to set up the national database; every 06 months, every
year, sending reports to the Ministry of Justice on administrative handling
within their management.
4. Within the duties and powers, the Supreme
People's Court implements the provisions in Clause 2 of this Article and every
06 months, every year, the People’s Court sends announcement to the Ministry of
Justice on administrative handling within its management; directs People’s
Courts at all levels about the information provision of administrative
handling; assumes the prime responsibility for and coordinates with the
Government in issuing documents providing details and guiding the
implementation of the relevant provisions.
5. Within the duties and powers, the People's
Committees at all levels managing the law execution about administrative
handling in the localities, have the following responsibilities:
a) To direct the implementation of legal
normative documents on administrative handling; disseminate, educate legal
information on administrative handling;
b) To check, inspect, handle violations and
according to the competence, handle complaints, denunciations in the law
observance about administrative handling;
c) Promptly provide information to the Ministry
of Justice on administrative handling to set up the national database; every 06
months, every year, send reports to the Ministry of Justice about the
administrative handling in their localities.
6. Agencies of the competent people in
administrative sanctions, the People’s Courts with competence in consideration,
decision of administrative handling measures, agencies executing the
sanctioning decisions, executing coercive and sanctioning decisions, executing
decisions on application of administrative handling measures are responsible
for sending documents, decisions regulated in Article 70, Clause 2, Article 73,
Clause 2, Article 77, Article 88, Clause 4, Article 98, Article 107, Clause 3,
Article 111, paragraph 2, Clause 3, Article 112, Clauses 1 and 2, Article 144
to agency of database management about administrative handling of the Ministry
of Justice, local justice agencies.
7. The Government shall regulate details about
this Article.
Article 18. Responsibilities
of the heads of units, agencies in administrative handling
1. Within their duties and powers, the heads of
agencies, units having competence to handle administrative violations have the
following responsibilities:
a) Frequently inspecting, checking and timely
handling violations of persons with competence to handle administrative
violations under their management; settling complaints and denunciations in
handling administrative violations prescribed by law;
b) Not to interfere unlawfully in administrative
handling and must have joint responsibility for violations of the persons with
competence to handle administrative violations under their management according
to the law provisions;
c) Not to let happening acts of corruption
committed by the persons with competence to handle administrative violations
under their management;
d) Other responsibilities as prescribed by law.
2. Within their duties and powers, ministers,
the heads of ministerial-level agencies, the chairmen of People's Committees at
all levels have responsibilities as follows:
a) Frequently direct, check the administrative
handling of the persons with competence to handle administrative violations
under their management;
b) Discipline persons who have committed
mistakes in the administrative handling in the scope of their respective
management;
c) Timely handle complaints and denunciations
about the administrative handling in the sectors, fields under their management
according to the law provisions;
d) Other responsibilities as prescribed by law.
3. Within their scope of duties and powers, the
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, the chairmen of People's
Committees at all levels, heads of agencies, units with competence to handle
administrative violations are responsible for detecting errors from decisions
on administrative handling promulgated by themselves or their subordinates to
timely amend, supplement or cancel, issue new decisions according to their
competence.
Article 19. Supervision of
the administrative handling
The National Assembly, the agencies of the
National Assembly, People's Committees at all levels, members of the National
Assembly and People's Committees, the Vietnam Fatherland Front, member
organizations of the Vietnam Fatherland Front and all citizens monitor activities
of the agencies, persons with competence to handle administrative violations;
in case of detecting unlawful acts committed by agencies or persons with
competence to handle administrative violations, they are entitled to request,
propose competent agencies and persons to consider, settle and handle according
to the law provisions.
Agencies or persons with competence to handle
administrative violations must consider, settle and answer such requirements,
proposals according to the law provisions.
Article 20. Application of
the Law on administrative handling for administrative violations outside the
territory of the Socialist Republic of Vietnam
Vietnamese citizens, organizations violating the
administrative law of the Socialist Republic of Vietnam outside the territory
of Vietnam may be administratively sanctioned according to the provisions of
this Law.
The second part
ADMINISTRATIVE SANCTIONS
Chapter I
SANCTIONING FORMS AND
REMEDIAL MEASURES
Section 1. SANCTIONING FORMS
Article 21. Sanctioning
forms and application principles
1. Forms of administrative sanctions include:
a) Warning;
b) Fines;
c) Stripping off the right to use permits,
professional practice certificates in a definite term; or suspension of
operation in a definite term;
d) Confiscating material evidences, means of
administrative violation used to commit administrative violations (hereinafter
called material evidences, means of administrative violation);
e) Expulsion;
2. Sanctioning forms specified in point a and
point b, Clause 1 of this Article shall be defined and applied as principal
sanctioning forms.
Sanctioning forms specified in the points c, d
and e, Clause 1 of this Article may be specified as additional sanctioning
forms or principal sanctioning forms.
3. For each act of administrative violations,
individuals, organizations committing administrative violations shall be
applied one principal sanctioning form; may be applied one or more additional
sanctioning forms specified in Clause 1 of this Article. The additional
sanctioning forms are only applied together with the principal ones.
Article 22. Warning
Warning shall be applied to individuals and
organizations that commit minor administrative violations, with extenuating
circumstances and shall be applied warning form according to the regulations,
or to all acts of administrative violations committed by minors aged between
full 14 and fewer than 16. Warning shall be decided in writing.
Article 23. Fines
1. The fine levels in sanctioning administrative
violations range from VND 50,000 to VND 1,000,000,000 for individuals, VND
100,000 to VND 2,000,000 for organizations, except for those regulated in
Clause 3, Article 24 of this Law.
For urban areas of central cities, the fine
levels may be higher, but not exceeding 02 times compared with the common
levels applied for the same violations in the fields of road traffic;
environmental protection; security, order and social security.
2. The Government shall regulate the frame of
fine levels or fines for specific administrative violations according to one of
the following methods, but the highest fine frame does not exceed the maximum
fine level specified in Article 24 of this Law:
a) Defining the minimum, the maximum fines;
b) Defining the number of times, the percentage
of the value and quantity of violation goods, material evidences, violated
subjects or revenue, interest earned from acts of administrative violations.
3. Based on the behavior, frame of fines or the
fine levels specified in the decree of the Government and requirements of
characteristic socio-economic management of the localities, the People’s
Councils of the centrally-affiliated cities shall define the frame of fines or
the specific fine levels for violations in the fields regulated in paragraph 2,
Clause 1 of this Article.
4. The specific fine level for an act of
administrative violation is the average level of the fine frame prescribed for
such violation; if there are extenuating circumstances, the fine level may be
reduced but not lower than minimum level of the fine frame; if there are
aggravating circumstances, the fine may be increased but not higher than the
maximum fine level of the fine frame.
Article 24. The maximum
fine levels in fields
1. The maximum fine level in the fields of state
management for individuals shall be regulated as follows:
a) A fine of up to VND 30,000,000: marriage and
family; gender equality; domestic violence; storage; religion; emulation;
justice administration; population; environmental hygiene; statistics;
b) A fine of up to VND 40,000,000: security,
order, social security; prevention of social evils; civil judgment; enterprises
and cooperatives bankruptcy; road traffic; electronic transactions; postal
service;
c) A fine of up to VND 50,000,000: fire fighting
and prevention; cipher, management and protection of national borders; judicial
assistance; preventive medical activities; HIV / AIDS prevention; education;
culture; sports; tourism; management of science and technology; technology
transfer; children protection and care; social sponsor and relief; natural
disaster prevention; plants protection and quarantine; management and
conservation of genetic resources; manufacturing and trading breeding of
animals and plants; veterinary; accounting; independent audit; charges, fees;
public asset management; invoices; national reserve; electricity; chemicals;
hydrometeorology; cartography; business registration;
d) A fine of up to VND 75,000,000: national
security and defense; labor; vocational training; railway traffic; inland
waterway traffic; health insurance; social insurance;
dd) A fine of VND 100,000,000: irrigation works
management; dykes; medical examination and treatment; cosmetics; pharmacy and
medical equipment; production and trading of animal feed and fertilizers;
advertising; betting and games with awards; overseas labor management; maritime
traffic; civil air traffic; management and protection of traffic works;
information technology; telecommunications; radio frequency; press; publish;
trade; protecting the benefits of consumers; customs, tax procedures; lottery
business; insurance business; practicing thrift, combating waste; management of
explosive materials; protecting aquatic resources and marine products;
e) A fine of up to VND 150 million: price
management; real estate trading; mining, manufacturing and trading the building
materials; technical infrastructure management; management, development of
housing and office buildings; bidding; investment;
g) A fine of up to VND 200,000,000: production,
trading forbidden goods, fake goods;
h) A fine of up to VND 250 million: survey,
planning, exploration, exploitation and use of water resources;
i) A fine of up to VND 500,000,000:
construction; management of forest and forest products; land;
k) A fine of up to VND 1 billion: the management
of the sea areas, islands and continental shelves of the Socialist Republic of
Vietnam; nuclear and radioactive materials management, nuclear energy;
currency, precious metals, precious stones, banking and credit; exploration and
exploitation of oil and gas and other minerals; environmental protection.
2. The maximum fine level in the field of State
management specified in Clause 1 of this Article for organizations shall be 02
times compared with the fine level for individuals.
3. The maximum fine in the field of taxation;
measurement; intellectual property; food safety; quality of products and goods;
securities; restricting competition comply with the respective laws.
4. The maximum fine levels for the new fields
have not been defined in Clause 1 of this Article shall be prescribed by the
State after obtaining the consent of the National Assembly Standing Committee.
Article 25. The definite
deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates or
suspension of operation in definite time
1. The definite deprivation of the right to use
licenses or professional practice certificates shall apply to individuals and
organizations that have seriously violated the activities written in the licenses,
professional practice certificates. While being deprived of the right to use
licenses and/or professional practice certificates, individuals and
organizations must not carry out activities prescribed in the licenses or
professional practice certificates.
2. The suspension of operation in definite time
is the sanctioning form that is applied for individuals, organizations
committing acts of administrative violations in the following cases:
a) Partly suspension of operation causing
serious consequences or practically causing serious consequences to the life,
human health, environment for facilities manufacturing, trading and supplying
services being required to possess licenses according to the law regulations.
b) Partly or entirely suspension of manufacturing,
trading, supplying services or other activities causing serious consequences or
practically causing serious consequences to the life, human health, environment
and order, social safety, that are required to possess licenses according to
the law regulations.
3. The time limit of deprivation of the right to
use licenses or professional practice certificates, time limit of operation
suspension specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article are from 01 month
to 24 months, as the date when sanctioning decision takes effect. The competent
persons in sanctioning hold the licenses or professional practice certificates
during the deprivation term.
Article 26. Confiscation of
material evidences and means used for commission of administrative violations
1. Confiscating material evidences and means
used to commit administrative violations means the requisition of things,
money, goods and/or means directly involved in the administrative violations
into the State fund; applied for serious administrative violations due to the
intentional fault of individuals, organizations.
The handling of confiscated material evidences
and means of administrative violations shall comply with the provisions of
Article 82 of this Law.
Article 27. Expulsion
1. Expulsion means compelling foreigners who
have committed acts of administrative violations in Vietnam to leave the
territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Government shall prescribe in details
application of sanctioning forms for expulsion.
Section 2. REMEDIAL MEASURES
Article 28. Remedial
measures and application principles
1. Remedial measures include:
a) Forcible restoration of the initial state;
b) Forcible dismantling of works, parts of works
constructed without permits or not proper with permits;
c) Forcible application of measures to overcome
the environmental pollution, epidemic spreads;
d) Forcible bringing out of the territory of the
Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of goods, articles and
means;
dd) Forcible destruction of goods, articles
which cause harms to human health, domestic animals and cultivated plants,
environment and harmful cultural products;
e) Forcible correction of false information or
misleading;
g) Forcible removal of infringing elements on
the goods or packaging of goods, means of trading, and articles;
h) Forcible recall of products, goods without
quality guarantee;
i) Forcible submit of the unlawful profits from
administrative violations or forced to submit the money equivalent to the value
of material evidences, means used to commit administrative violations which
have been sold, dispersed or destroyed contrary to the law provisions;
k) Other remedial measures prescribed by the
Government.
2. Application principles of remedial measures:
a) For each act of administrative violation, in
addition to being applied sanctions, individuals, organizations committing
administrative violations may be applied one or more remedial measures
specified in Clause 1 of this Article;
b) Remedial measures are applied independently
for cases specified in Clause 2, Article 65 of this Law.
Article 29. Forcible
restoration of the initial state
Individuals, organizations committing
administrative violations must restore the initial state altered due to their
acts of administrative violations; in case individuals, organizations
committing administrative violations do not voluntarily carry out their duties,
they shall be coerced to carry out their duties.
Article 30. Forcible
dismantling of works, parts of works constructed without building permits or
not proper with building permits
Individuals, organizations committing
administrative violations must dismantle works, parts of works constructed
without building permits or not proper with building permits; in case individuals,
organizations committing administrative violations do not voluntarily carry out
their duties, they shall be coerced to carry out their duties.
Article 31. Forcible
application of measures to overcome the environmental pollution, epidemic
spreads
Individuals, organizations committing
administrative violations must implement measures to overcome the environmental
pollution, epidemic spreads; in case individuals, organizations committing
administrative violations do not voluntarily carry out their duties, they shall
be coerced to carry out their duties.
Article 32. Forcible
bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible
re-export of goods, articles and means
Individuals, organizations committing
administrative violations must bring out of the territory of the Socialist
Republic of Vietnam or re-export goods, articles and means brought into the
territory of the Socialist Republic of Vietnam, imported contrary to the
provisions of law or temporary import for re-export, but not re-export in
accordance with the provisions of the law.
This remedial measure is also applied to goods
imported, transited which infringe upon intellectual property rights, fake
goods infringe upon intellectual property rights, import means, raw materials
and materials used primarily for the production and trading of intellectual
property counterfeit goods, after the removal of offending elements; in case
individuals, organizations committing administrative violations do not
voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their
duties.
Articles 33. Forcible
destruction of goods, articles which cause harms to human health, domestic
animals and cultivated plants, and environment, harmful cultural products;
Individuals, organizations committing
administrative violations must destroy articles which cause harms to human
health, domestic animals and cultivated plants, environment and harmful
cultural products or other material evidences belong to groups of being
destroyed according to the law provisions; in case individuals, organizations
committing administrative violations do not voluntarily carry out their duties,
they shall be coerced to carry out their duties.
Article 34. Forcible
correction of false information or misleading
Individuals, organizations committing
administrative violations must correct false information or misleading which
have been announced, informed on the mass media, being announced, informed on
websites; in case individuals, organizations committing administrative
violations do not voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to
carry out their duties.
Article 35. Forcible
removal of infringing elements on the goods or packaging of goods, means of
trading, and articles;
Individuals, organizations who manufacture,
trade goods or use means of trading, articles which contain the infringing
elements on the goods, packaging of goods, means of trading, articles must
remove those infringing elements; in case individuals, organizations committing
administrative violations do not voluntarily carry out their duties, they shall
be coerced to carry out their duties.
Article 36. Forcible recall
of products, goods without quality guarantee
Individuals, organizations manufacturing,
trading products, goods which do not meet registered or announced quality and
other goods without quality guarantee, conditions of circulation in the market;
in case individuals, organizations committing administrative violations do not
voluntarily carry out their duties, they shall be coerced to carry out their
duties.
Article 37. Forcible submit
of the unlawful profits from administrative violations or forced to submit the
money equivalent to the value of exhibit, means used to commit administrative
violations which have been sold, dispersed or destroyed contrary to the law
provisions
The violating individuals, organizations must
submit the unlawful profits under the forms of money, valuable papers and
articles getting from the administrative violations to the State budget or
return to the subjects being appropriated; must submit the money equivalent to
the value of material evidences, means used to commit administrative violations
in case such material evidences, means have been sold, dispersed or destroyed
contrary to the law provisions; if individuals, organizations committing
administrative violations do not voluntarily carry out their duties, they shall
be coerced to carry out their duties.
Chapter II
COMPETENCE TO SANCTION
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND APPLY REMEDIAL MEASURES
Article 38. Competence of
chairmen of the People’s Committees
1. Chairmen of the commune-level People’s
Committees have rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 10% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 5,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c and dd, Clause 1, Article 28 of this Law.
2. Chairmen of the district-level People’s
Committees have rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 50% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 50,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c, dd, e, h, i and k Clause 1, Article 28 of this Law.
3. Chairmen of the province-level People’s
Committees have rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum fine levels
for the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
e) Apply the remedial measures specified in
Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 39. Competence of
People’s Police
1. People’s Police officers being on official duty
shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 1% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 500,000;
2. The station heads and team heads of the
persons defined in Clause 1 of this Article shall have the right to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 3% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 1,500,000;
3. The commune-level police chiefs, the Police Post
Chief, the Heads of the Police stations at border gates, export-processing
zones have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 5% of the maximum fines
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 2,500,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c and dd, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The district-level police chiefs, Heads of
Professional Bureaus belong to the Police Departments of road, rail, Heads of
Professional Bureaus belong to the Police Departments of waterways, Heads of
the provincial-level Police Departments including Heads of the Police Bureaus
for Administrative Management of Social Order, Heads of Public Order Police,
Heads of rapid response police force, Heads of Police Bureaus for Criminals
Investigation of Social Order, Heads of Police Bureaus for Criminal
Investigation of Economic management order and position, Heads of Police
Bureaus for Investigation of Drug-Related Crimes, Heads of Police Bureaus of
road, rail, Heads of Police Bureaus of waterways, Heads of the Mobile and
Protection Police, Heads of Criminal judgment and justice support Bureaus,
Heads of Police Bureaus for Prevention and Combat of Environmental Crimes,
Heads of the Fire-Fighting & Rescue Police Bureaus, Heads of the
Fire-Fighting & Sea-Rescue Police Bureaus, Heads of the Exit and Entry Management
Bureaus, Heads of Internal Security & Politics Bureaus, Heads of the
Economic Security Bureaus, Heads of cultural and Ideology security
Bureaus, Heads of the Information Security Bureaus, Heads of the Fire-Fighting
Police Bureaus of districts belong to Fire-Fighting Police Departments; Heads
of the Mobile Police units of the company or higher level have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 20% of the maximum
fines levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but
not over VND 25,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fines levels
specified in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd, and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The directors of the provincial-level Police
Departments, Directors of Fire-Fighting Police Departments have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 50% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 50,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
dd) Directors of the provincial-level Police
Departments have rights to decide the expulsion as a sanctioning form.
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
6. Director General of Internal Security &
Politics Department, Director General
of the Economic Security Department, Director
general of Culture and Ideology Security Department, Director general of the
Information Security Department, Director general of Police Department for
administrative management of social order, Director general of Department for
Criminal Investigation of Social Order, Director general of Department for
Criminal Investigation of Economic management order and position, Director
general of Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes, Director
general of Police Department of road, rail, Director general of Police
Department of waterways, Director general of the Fire-Fighting & Rescue
Police Department, Director general of Protection Police Department, Director
general of Criminal judgment and justice support Department, Director general
of Police Department for Prevention and Combat of Environmental Crimes,
Director general of Police Department for Prevention and Combat of Hi-tech
Crimes have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum fine levels
for the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
7. The director general of the Exit and Entry
Management Department has rights to sanction according to Clause 6 of this
Article and has rights to apply expulsion as a sanctioning form.
Article 40. Competence of
border guards
1. Border guard combatants being on official
duties have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 1% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 500,000;
2. The station heads and team heads of the
persons defined in Clause 1 of this Article shall have the right to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 5% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 2,500,000;
3. Border post chiefs, border flotilla
commanders, border sub-region commanders and post chiefs of border gates shall
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 20% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The provincial-level border guard commanders,
the commanders of the border guard fleets under the Border Guard Command shall
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum fine levels
for the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 41. Competence of
Coast Guards
1. Policemen of the Coast Guard operation teams,
being on official duties, shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 2% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 1,500,000;
2. Heads of the operation units of the Coast
Guard shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 5% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 5,000,000;
3. Heads of the operation teams of the Coast
Guard, station heads of the Coast Guard stations shall have the right to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 10% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 10,000,000;
c) Apply the remedial measures specified in
points a, c, and dd Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The Coast Guard flotilla captains shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 20% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The Coast Guard fleet commanders shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 30% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 50,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
6. The Coast Guard region commanders shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 50% of the maximum
fines levels for the equivalent field specified in Article 24 of this Law but
not over VND 100,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fines levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
7. The director general of the Coast Guard Department
shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum fine levels
for the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Deprive right to use permits, professional
practice certificates in definite time or suspend operation in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 42. Competence of
the Customs
1. The Customs officers, being on official
duties, shall have the right to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
2. The Operation team leaders under the Customs
Sub-Departments, the Operation Team leaders under the Post-clearance Examination
Customs Sub-Departments shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 5,000,000.
3. The Customs Sub-Department heads, the Heads
of the Post clearance Examination Customs Sub-Departments, leaders of the
Inspection Teams of the provincial, inter-provincial, municipal Customs
Departments, the Anti-Smuggling Inspection Team leaders, the Team leaders of
Customs procedure, commanders of the Sea Control Flotillas and Team leaders of
Intellectual property checking and protection under the Anti-Smuggle
Investigation Department of the General Department of Customs shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The director of the Anti-Smuggling
Investigation Department, the director of the Post clearance Examination
Customs Sub-Departments under the General Department of Customs, the directors
of the provincial, inter-provincial, municipal Customs Departments shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 50,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
point d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The Director General of Customs have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum fine levels
for the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Apply the remedial measures specified in
point d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 43. Competence of
rangers
1. Ranger officers being on official duties
shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 500,000;
2. Ranger Station chiefs shall have the rights
to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 10,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
3. The heads of the Ranger units, the leaders of
the Mobile & Fire-fighting Ranger teams shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels specified
in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. Directors of the Ranger Sub-Departments, Team
leaders of Ranger Special Force under the Ranger Departments shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 50,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The director of the Ranger Department shall
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum levels for
the field of forest & forest products management specified in Article 24 of
this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 44. Competence of
Tax Offices:
1. Tax officers performing public duties shall
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
2. The Tax Team leaders shall have the rights
to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 2,500,000.
3. The Tax Sub-Department heads shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The Tax Department directors shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 70,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The General Director of Tax shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum level for
the tax field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 45. Competence of
the Market Management Force
1. The market controllers being on official
duties shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
2. The Market Management Team leaders shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, dd, e, g, h, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
3. The Heads of the Market Management Sub-Departments
under the Department of Industry and Trade, Heads of Anti-Smuggling Division,
Heads of Anti-Fake Division, Heads of Goods Quality Control Division under the
Market Management Department shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 50,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, d, dd, e, h, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The directors of the Market Management
Department shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum level for
the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Deprive the rights of using licenses, professional
practice certificates in definite time or suspension of operation in definite
time;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, c, d, dd, e, g, h, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 46. Competence of
Inspectorates
1. The inspectors, the persons with assignments
of specialized inspection, being on official duty shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 1% of the maximum fines
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 500,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, c and dd, Clause 1, Article 28 of this Law.
2. Chief inspectors of the provincial-level
Services, Chief inspectors of Aviation Bureaus, Chief inspectors of Marine
Bureaus, Chief inspectors of the Vietnam Agency for Radiation and Nuclear
Safety, Chief inspectors of the State Securities Commission; Heads of the
Sub-Departments of Hygiene and Food safety, Directors of the Sub-Department of
Population and Family Planning of the Department of Health, Heads of the
Sub-Departments of Plant Protection, Veterinary Medicine, Aquatic, quality
management of agricultural, forestry and aquatic products, irrigation, dykes,
forestry, rural development under the Department of Agriculture and Rural
development, Directors of the Region Frequency Centers and equivalent positions
who are assigned to perform the specialized inspection tasks by the Government
shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 50% of the maximum fine
levels for the respective field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 50,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels specified
in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
Clause 1, Article 28 of this Law.
3. Heads of the Regional State Reserves Bureaus,
Heads of the Statistics Bureaus, Heads of the Pollution Control Bureaus,
Directors of the State Treasury of provinces, cities directly under the central
state and equivalent positions who are assigned to perform the specialized
inspection tasks by the Government shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to 70% of the maximum fines
levels for the equivalent field specified in Article 24 of this Law but not
over VND 250,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
e) Apply the remedial measures specified in
Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The Chief Inspector of ministries and
ministerial-level agencies, the Director General of the General Department of
Vietnam Road, the Director General of the General Statistics Office, the
Director General of the Directorate for Standards and Quality, the Director
General of the General Bureau of Vocational Training, the Director General of
Irrigation Bureau, the Director General of the General Bureau of Forestry, the
Director General of the Fisheries Bureau, the Director General of the General
Bureau of Geology and Mineral Resources, the Director General of Bureau of
Environment, the Director General of the General Bureau of Land Management ,
the Director of the State Treasury, the Chairman of the State Securities
Commission, the Director General of the State Reserves Bureau, the Director
General of the General Bureau of Population and Family Planning, the Chairman
of the State Committee of the Vietnamese in foreign countries, the Head of the
Central Emulation, the Head of the Government Committee for Religious Affairs,
the Heads of the Bureau of Chemicals, the Head of the Engineering safety and
Industrial environment Bureau, the Head of the Vietnam railway Bureau, the Head
of the Vietnam Inner Waterways Bureau, the Head of the Vietnam Agency
for Radiation and Nuclear Safety, the Head of Veterinary medicine Bureau,
the Head of the Plant Protection Bureau, the Head of the Bureau of Processing,
Trading agriculture, forestry and aquatic products and salt, the Head of
Insurance Management & Monitoring Bureau, the Head of the Radio Frequency
Bureau, the Head of Telecommunications Bureau, the Head of Radio, Television
and Electronic information Management Bureau, the Head of Journalism Bureau,
the Head of Publishing Bureau, the Head of Medicine Management Bureau, the Head
of Diseases diagnosis and treatment Bureau, the Head of Health Environment
Management Bureau, the Head of Preventive Medicine Bureau, the Head of Hygiene
and Food Safety Bureau and other equivalent positions who are assigned to
perform the specialized inspection tasks by the Government shall have the
rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum level for
the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
e) Apply the remedial measures specified in
Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The Heads of the ministerial-level specialized
inspection team shall have the rights to sanction according to the regulations
in Clause 3 of this Article.
The Heads of the provincial-level specialized
inspection team, the Heads specialized inspection team of state management
agencies who are assigned to perform the specialized inspection tasks shall
have the rights to sanction according to the regulations in Clause 2 of this
Article.
Article 47. Competence of
the Maritime Port Authorities, the Airport Authorities, the Inland River Port
Authorities
1. The Chief Representatives of the Maritime
Port Authorities, the Chief Representatives of the Inland River Port
Authorities and the Chief Representatives of the Airport Authorities shall have
the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 10,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fines levels
specified in point b of this clause;
2. The directors of the Maritime Port
Authorities, the directors of the Inland River Port Authorities under the
Inland Waterways Bureau and the directors of the Airport Authorities shall have
the right to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 25,000,000;
c) Deprive the rights of using licenses,
professional practice certificates in definite time or suspension of operation
in definite time;
d) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fines levels
specified in point b of this Article;
e) Apply the remedial measures specified in
point a, b, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 48. Competence of
the People’s Courts
1. The judges chairing the court sessions shall
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 1,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause.
2. The judges who are assigned to settle the
bankruptcy lawsuits shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 5,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law
3. Chief Judge of district People’s Court,
specialized Chief Judge of provincial People’s Court, Chief Judge of Regional
Military People’s Court have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 7,500,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
4. Chief Judge of provincial People’s Court,
Chief Judge of Regional Military People’s Court and equivalent positions, Chief
Judge of Appellate Courts, specialized Chief Judge of the People’s Supreme
Court have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum level for
the respective field specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 49. Competence of
civil judgment-executing bodies
1. The civil judgment executors being on
official duty shall have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 500,000.
2. The Heads of Civil Judgment Execution Bureau
have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 2,500,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
3. The civil judgment executors who are the Team
leader of Assets Management and Liquidation of bankruptcy have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 5,000,000;
c) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
4. The Directors of Civil Judgment Execution
Department, the heads of the judgment executing bureaus of the military zone
level have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to VND 20,000,000;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations, with value of not over the fine levels
specified in point b of this clause;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
5. The Director General of Civil Judgment
Execution Department have the rights to:
a) Impose warning;
b) Impose fines of up to the maximum level for
the field of civil judgment execution specified in Article 24 of this Law;
c) Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
d) Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 50. Competence of
the Overseas Labor Management Department
The director of the Overseas Labor Management
Department has the rights to:
1. Impose warning;
2. Impose fines of up to the maximum level for
the Overseas Labor Management field specified in Article 24 of this Law;
3. Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
4. Deprive the rights of using licenses in
definite time or suspension of operation in definite time;
5. Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 51. Competence of
diplomatic missions, consulates and other agencies authorized to perform
consular functions of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries
Heads of diplomatic missions, consulates and
other agencies authorized to perform consular functions of the Socialist
Republic of Vietnam in foreign countries have the rights to:
1. Impose warning;
2. Impose fines of up to the maximum level for
the respective field specified in Article 24 of this Law;
3. Confiscate material evidences and/or means
used for administrative violations;
4. Apply the remedial measures specified in
point a, i and k, Clause 1, Article 28 of this Law.
Article 52. Principles for
determining and fixing the competence to administrative violation sanction and
application of remedial measures
1. The administrative violation sanctioning
competence of the persons defined in Articles 38 to 51 of this Law is the
competence applicable to an act of administrative violation for persons. In
case of fines, the competence sanctioning organizations shall be 02 times
compared with the competence sanctioning personals and be determined on the
basis of the percentage prescribed in this Law with that position.
In the case of fines for administrative
violations in the inner city areas of the fields specified in Paragraph 2,
Clause 1, Article 23 of this Law, the titles competent to fines for
administrative violations regulated by the Government shall also have the
sanctioning competence equivalent to the higher fines for administrative
violations regulated by the People's Council of cities under the Central State
applicable in the inner city.
2. Fines competence prescribed in Clause 1 of
this Article shall be determined on the basis of the maximum level of the fine
frame prescribed for each specific violating act.
3. Chairmen of the People's Committees of all
levels with competence to sanction administrative violations in the field of
local state management.
Persons with competence to sanction
administrative violations specified in Articles 39 to 51 of this Law have
competence to sanction administrative violations in the fields, sectors under
their management.
In the case of administrative violations under
the sanctioning competence of many persons, the administrative sanctions shall
be conducted by the person who handles the violations in the first time.
4. In case of sanctioning a person who commits
multiple violations, the competence to sanction administrative violations shall
be defined according to the following principles:
a) If the form of sanctions, the value of
material evidences and means of administrative violations are confiscated,
remedial measures are prescribed for each act under the control of the person
who sanctions administrative violations, the sanctioning competence still
belongs to that person;
b) If the form of sanctions, the value of
material evidences and means of administrative violations being confiscated,
remedial measures are prescribed for one of acts beyond the competence of the
person who sanctions of administrative violations, such person must transfer
the violations to suitable authority.
c) If the acts under the competence of
administrative sanctions of many different sectors, the sanctioning competence
shall be under the Chairmen of the People's Committees where the violations
occur with competence to impose sanctions.
Article 53. Changing the
names of the titles having the competence to sanction administrative violations
In case the titles with competence to sanction
administrative violations specified in this Law changes the names, these titles
shall have sanctioning competence.
Article 54. Delegation of
the sanctioning competence
1. Persons with competence to sanction
administrative violations specified in Article 38; Clause 2, 3, 4, 5, 6 and 7,
Article 39; Clause 2, 3 and 4 of Article 40; Clause 3, 4, 5, 6 and 7, Article
41; Clause 2, 3, 4 and 5, Article 42; Clause 2, 3, 4 and 5, Article 43; Clause
2, 3, 4 and 5, Article 44; Clause 2, 3 and 4 of Article 45; Clause 2, 3 and 4
of Article 46; Article 47; Clause 3 and Clause 4, Article 48; Clause 2, 4 and 5
of Article 49; Article 50 and Article 51 of this Law may be assigned to their
deputy to sanction administrative violations.
2. The delegation of sanctioning administrative
violations are carried out regularly or according to each case and must be made
in writing, clearly identifying the scope, content and duration of the
delegation.
3. The deputies delegated to sanction
administrative violations shall be responsible for their administrative
sanctions decisions before their Heads and law. Persons who are delegated can
not empower, authorize to any other person.
Chapter III
PROCEDURES FOR SANCTION,
EXECUTION OF SANCTIONING DECISIONS AND COERCIVE EXECUTION OF SANCTIONING
DECISIONS
Section 1. PROCEDURES FOR
SANCTION
Article 55. Forcing to stop
acts of administrative violations
Forcing to stop acts of administrative
violations is action applied by the competent persons on their official duty
for the ongoing administrative violations in order to stop immediately the acts
of violations. Forcing to stop acts of administrative violations is conducted
by words, whistle, command, document or other forms as prescribed by law.
Article 56. Administrative
sanction without record taking
1. Administrative sanction without record taking
is applicable in cases of warning or fines of up to VND 250,000 for
individuals, VND 500,000 for organizations and the persons with sanctioning
competence must make decisions of administrative sanctions on the spot.
In case administrative sanctions are detected
thanks to using technical, professional equipment, means, the record must be
taken.
2. Decisions of administrative sanctions on the
spot must be written clearly the information of date of decisions; full name,
address of violators or name, address of violating organizations; acts of
violations; venues of violations; evidences and details related to the
violation settlement; full name, position of persons who make sanctioning
decisions; articles, clauses of applicable legal documents. In case of fines,
there must be the fine levels in the decisions.
Article 57. Administrative
sanction with taking records, dossiers of administrative sanctions
1. Administrative sanctions with record taking
applied for acts of administrative violations of individuals, organizations
committing acts of administrative violations not belong to cases specified in
paragraph 1, Clause 1, Article 56 of this Law.
2. The sanctions of administrative violations
with taking records must be made into dossiers of administrative sanctions by
competent persons. The dossiers include records of administrative violations,
decisions of administrative sanction, related documents and papers and must be filled in book of
records.
The dossiers must be restored according to the
law provisions of archives.
Article 58. Taking record
of administrative violation
1. Upon detecting administrative violations in
their respective management domains, persons with sanctioning competence on
duty shall promptly make records thereof, except for cases of sanctioning
without record taking specified in Clause 1, Article 56 of this Law.
For administrative violations detected by
professional technical devices, means, a record shall be made immediately after
violators, violating organizations are identified.
For administrative violations committed on
aircraft, ships, trains the aircraft, train or ship captains must make records
thereof and send them to persons with administrative sanctioning competence
when the aircraft, trains or ships return to the airports, platforms or
seaports.
2. An administrative violation record must
clearly indicate the date and place of making the record; full name and
position of the maker, full name, address and occupation of the violator or
name and address of the violating organization; time, date and location when
and where the administrative violations occur; acts of violations; measures
taken to prevent the administrative violations and ensure handling; conditions
of the seized material evidences and means; statements of the violators or
representatives of the violating organizations. If there are witnesses, victims
or representatives of the victim organizations, their full names, addresses and
statements must be indicated in the record; rights and term of explaining
administrative violations of violators or representatives of violating
organizations; agencies receiving explanations.
If the administrative violators, representatives
of violating organizations are absent at the place occurring violation or
deliberately escape or fail to sign on the record due to objective reasons, the
record must be signed by a representative of the authority at grassroots of the
place occurring violation or signed by two witnesses.
3. A record must be made in at least two copies;
signed by the record maker and the violators or the representatives of the
violating organizations; in case violators can not sign, they can press their
finger-prints in record. If there are witnesses, victims or representatives of
the victim organizations, they must also sign in the record. If the record
consists of many pages, the persons mentioned in this Clause shall sign in each
page of record. If the violators, the representatives of the violating
organizations, witnesses, victims or representatives of the victim
organizations refuse to sign, the record maker shall write the reasons thereof
in the record.
After the records of administrative violations
have been completed, they must be given to violators, violating organizations
01 copy; in case the administrative violations do not belong to or beyond the
sanctioning competence of the record makes, the records must be immediately
transferred to the persons with sufficient competence to sanction.
In case the violators are the minors, the
records must also be sent to their parents or guardians.
Article 59. Verifying
details of administrative sanctions
1. During the consideration of making
administrative sanctioning decisions, if necessary, the persons with
sanctioning competence are responsible for verifying these following details:
a) Whether or not administrative violations;
b) Individuals and organizations committing
administrative violations, errors, personal identifications of violators;
c) Aggravating, extenuating circumstances;
d) The nature and extent of damage caused by
administrative violations;
dd) Case of without decisions on administrative
sanctions specified in Clause 1, Article 65 of this Law;
e) The other details which are meaningful to the
consideration, sanctioning decisions
During the process of consideration, making
sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence may solicit
expertise. The soliciting expertise shall be conducted according to the law
provisions of expertise.
2. Verifying details of acts of administrative
violations must be made in writing.
Article 60. Defining the
value of material evidences of administrative violations as a basis for
the defining frame of fines, sanctioning competence
1. In the case of defining the value of material
evidences of administrative violations as a basis for defining the frame of
fines, sanctioning competence, the competent persons who are handling cases
must define the value of material evidences and must be responsible for such
evaluation.
2. Depending on the specific material evidence,
the evaluation is based on one of the grounds in the following priority order:
a) The price listed or stated in the contract or
purchase invoices or import declaration;
b) The price according to the notice of local
financial agencies; in case of without price notice, the price shall be based
on the market price in the localities at the time of administrative violations;
c) The cost price of material evidence if it is
goods not yet been brought out for sale;
d) For the material evidences being fake goods,
the price of the material evidences are the market price of the real goods or
goods of the same features, technology, use at the place of detecting
administrative violations.
3. In case there is no basis to apply
regulations in Clause 2 of this Article to define the value of material evidences
of administrative violation for defining the frame of fines, sanctioning
competence, the competent persons handling that case can make decisions on
temporary seizure of material evidences of administrative violation and
establish an Appraisal Council. The Appraisal Council includes the person who
makes decision on temporary seizure of material evidences as the Chairman of
the Council, the representative of the financial agencies of the same level and
the representative of relevant professional agencies as members.
The time limit of temporary seizing material
evidences to determine the value is not more than 24 hours since making the
decisions on temporary seizure, in cases of extreme necessity; the time limit
may be extended but must not exceed 24 hours. All costs relating to the
seizure, valuation and damages caused by the temporary seizure shall be paid by
the agencies of person competent to make decision on temporary seizure.
Procedure, records of temporary seizure shall be conducted according to regulations
in Clause 5 and Clause 9, Article 125 of this Law.
4. Bases for defining value and documents
related to the definition of value of material evidences must be written in the
dossiers of administrative sanctions.
Article 61. Explanation
1. For acts of administrative violations which
regulated by the law provisions to apply the sanctioning forms of depriving the
rights of using licenses, professional practice certificates in definite time
or suspension of operation in definite time or apply the maximum fines of the
fine frame for those acts from VND 15,000,000 or more than for individuals,
from VND 30,000,000 or more than for organizations, the violating individuals,
organizations have right to explain directly or in writing for persons with
competence to sanction administrative violations. The persons with sanctioning
competence are responsible for consider explanation of violating individuals,
organizations before making sanctioning decisions, except for those cases that
individuals, organizations do not have requirements of explanation within the
term specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. For cases of explanation in writing,
violating individuals, organizations must send written explanations to persons
with competence to sanction administrative violations within 05 days, since the
date of taking records of administrative violations.
In case of complicated circumstances, the
competent persons can extend with the maximum of 5 days at the request of the
violating individuals, organizations.
The violating individuals, organizations must
perform explanations in writing by themselves or by their legal
representatives.
3. For the cases of direct explanation, the
violating individuals, organizations must send their written request for direct
explanation to the persons with sanctioning competence within 02 working days,
since the date of taking record of administrative violations.
The persons with sanctioning competence must
send written notices to violators about the time and venue of direct
explanation session within 05 days, from the date of receiving request of
violators.
The persons with sanctioning competence hold the
direct explanation session and are responsible for defining legal foundations
and details, evidences related to the acts of administrative violations,
sanctioning forms, remedial measures scheduled to apply for violating acts. The
violating individuals, organizations, their legal representatives have rights
to participate in the direct explanation session and giving opinions, evidences
to protect their legal rights and benefits.
The direct explanation must be made in the
records, and signed by the related parties. If the record consists of many
pages, the parties must sign on each page. This record must be stored in the dossier
of administrative violation sanction and assigned to the violating individuals,
organizations or their legal representatives 01 copy for each respective one.
Article 62. Transferring
dossiers of cases of violation with criminal signs for penal liability
examination
1. When considering the violating case to decide
administrative sanctions, if deeming that the violating acts have criminal
signs, the persons with sanctioning competence must immediately transfer the
violating case to criminal procedure agencies.
2. During the process of sanctioning decisions
on administrative sanctions, in case the violating acts are detected to have
criminal signs while the statute of limitations is not over, the decider of
administrative sanctions must decide to temporarily suspend that decision and
within 03 days, from the suspension date, they must transfer the violating case
to criminal procedure agencies; in case the sanctioning decisions are
completed, the decider of administrative violations must transfer the violating
case to criminal procedure agencies.
3. The criminal procedure agencies are
responsible for considering, concluding the case and reply the results in
writing to the competent persons who have transferred documents in the terms
according the law provisions of criminal procedure; in case of not prosecuting
a criminal case, the criminal procedure agencies must return the case to the
competent persons who have transferred documents.
For cases specified in Clause 2 of this Article,
if the criminal procedure agencies decide to prosecute the case, the persons
with competence of administrative sanctions must cancel the decisions on
administrative sanctions and transfer all material evidences, means of
administrative violations and documents about the execution of sanctioning
decisions for criminal procedure agencies.
4. The transferring of violating cases with
criminal signs to examine for penal liability must be
informed in writing for violators.
Article 63. Transferring
dossiers of violation cases for administrative sanctions
In cases that criminal procedure agencies
handling, settling, but later got other decisions not to criminal prosecutions,
canceling decisions on criminal prosecutions, decisions on suspending the
investigation or decisions on suspending the cases, if the violation acts have
signs of administrative violations, within three days as from the date of
issuing decisions to suspend the investigation or suspend the cases, the
agencies conducting the criminal proceedings must transfer the above-mentioned
decisions together with dossiers, material evidences, means of violation case
and proposal of administrative sanction to the persons with competence of
administrative sanction.
2. The administrative sanction shall be based on
dossier of violation case being transferred by the criminal procedure agencies.
If necessary, the persons with competence of
administrative sanction shall conduct further verification of details as
foundation of administrative sanctioning decision.
3. The time limit for making decisions on
administrative sanctions is 30 days, from the date of receiving decisions
specified in Clause 1 of this Article together with the dossiers of violation
cases. In case of further verification specified in Clause 2 of this Article,
the maximum time limit is not over 45 days.
Article 64. Use of
professional, technical devices, equipment in detecting administrative
violations
1. Agencies, persons competent to sanction
administrative violations are entitled to use professional, technical devices, equipment
to detect administrative violations of order, traffic safety and
environmental protection.
2. The management, use and definition of list of
professional, technical devices, equipment must ensure the following
principles:
a) Respect for freedom, honor, dignity and
privacy of citizens and other lawful rights and interests of individuals and
organizations;
b) To comply with the process, rules on the use
of professional, technical devices, equipment;
c) The results obtained by professional
technical devices, equipment must be recorded in writing and will only be used
in administrative sanctions;
d) Professional, technical devices, equipment
must be ensured complied with technical standards, regulations prescribed
by the competent authorities.
3. The Government shall stipulate the
management, use and list of professional, technical devices, equipment used to
detect administrative violations.
Article 65. Cases without
decisions on administrative sanctions
1. There are no decisions on sanctioning
administrative violations in the following cases:
a) Cases specified in Article 11 of this Law;
b) Failing to identify the objects of
administrative violations;
c) The statute of limitations for sanctioning
administrative violations specified in Article 6 is over or the expiration of
the sanctioning decisions specified in Clause 3 of Article 63 or Clause 1 of
Article 66 of this Law;
d) Individuals committing administrative
violations are dead, missing, violating organizations are in the situation of
dissolution, bankruptcy in period of considering for making the sanctioning
decisions;
e) Transfer dossiers of violation cases with
criminal signs as prescribed in Article 62 of this Law.
2. For the cases specified in point a, b, c and
d, Clause 1 of this Article, the competent persons do not make decisions on
administrative sanctions but can make decisions on confiscating material
evidences to the state budget or destroy material evidences of administrative
violations belong to the types of being banned for circulation and applied
remedial measures specified in Clause 1, Article 28 of this Law.
In the decision, the reasons for not making
decisions on administrative sanctions must be written; confiscated or destroyed
material evidences; applied remedial measures, responsibility and time limit of
implementation.
Article 66. The time limit
for making decisions to sanction administrative violations
1. Persons with competence of administrative
sanctions must make decisions on administrative sanctions within 07 days, from
the date of taking administrative records. For those cases with complicated
details which do not belong to cases of explanation or explanation cases
specified in Clause 2 and Clause 3 of Article 61 of this Law, the time limit
for making sanctioning decisions are 30 days, from the date of taking records.
In case of particularly serious cases, with many
complicated details and belong to explanation cases specified in paragraph 2,
Clauses 2 and 3, Article 61 of this Law, which requires more time to verify and
collect evidences, the persons with sanctioning competence must report to their
direct heads in writing to ask for extension; the extension must be made in
writing, the time limit of extension shall not exceed 30 days.
2. Beyond the time limit specified in Clause 1
of this Article or Clause 3, Article 63 of this Law, the persons with
sanctioning competence do not make sanctioning decisions but still make
decisions on application of remedial measures specified in Clause 1, Article 28
of this Article, decisions on confiscating material evidences to the state
budget or destroying material evidences of administrative violations belong to
the types of being banned for circulation.
In case persons with competence of
administrative sanctions have mistakes in not making decisions in excess of the
time limit, they shall be handled according to the law provisions.
Article 67. Issuance of
decisions on sanctioning administrative violations
1. In case one individual, organization
committing many acts of administrative violations and being sanctioned at the
same time, just one sanctioning decision is made, in which defining forms,
levels of sanctions for each act of administrative violations.
2. In case many individuals, organizations
committing an act of administrative violations, 01 or more sanctioning
decisions can be made to define sanctioning forms, levels for each individual,
organization.
3. In case many individuals, organizations
committing many different administrative violations in the same violation case,
01 or more sanctioning decisions can be made to decide sanctioning forms,
levels for each violating act of each individual, organization.
4. Sanctioning decisions take effect from the
date of signing, unless the different effective date provided in decisions
Article 68. The content of
decisions on administrative sanctions
1. Decisions on administrative sanctions must
include the main content as follows:
a) Location, date of making decisions;
b) Legal foundations for promulgating decisions;
c) Records of administrative violations, results
of verification, written explanation of violating individuals, organizations or
records of explanation meeting and other documents (if any);
d) Full name, position of decider;
dd) Full name, address, occupation of violators
or name, address of violating organizations;
e) Acts of administrative violations;
extenuating circumstances, aggravating circumstances;
g) Articles, Clauses of applied legal documents;
h) The principal sanctioning form; additional
sanctioning forms, remedial measures (if any);
i) Rights of complains, initiate
lawsuits against decisions on administrative sanction;
k) Effect of decisions, time limit and place of
implementation of decisions on administrative sanction, places for fine
payment;
l) Full name, signatures of the persons who make
decisions on administrative sanctions;
m) Responsibility for executing decisions on
administrative sanctions and the coercion in case individuals, organizations
are not voluntarily sanctioned.
2. The time limit of decision implementation is
10 days, from the date of receiving sanctioning decisions; in case the
sanctioning decisions writing the implementation time limit of more than 10
days, the implementation shall be followed according to such time limit.
3. In case of issuing one decision on
administrative sanctions for many individuals, organizations committing an
violating act or many individuals, organizations committing many different acts
of administrative violations in the same violation case, the content of
violating act, sanctioning forms, levels for each individual, organization must
be defined in a specific and clear way.
Section 2.
EXECUTION OF DECISIONS SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATION
Article 69.
Execution of sanctioning decisions without making records
1. The sanctioning decisions
without making records must be handed to sanctioned individuals or
organizations, one copy each. If minors are sanctioned with warning, the
sanctioning decisions shall be sent to their parents or guardians.
2. The violating individuals,
organizations pay fines on spot to the persons with sanctioning competence. The
fine collectors shall hand vouchers colleting fines to individuals,
organizations paying fines and remit fines directly at State Treasuries or into
accounts of State Treasuries within 02 working days, as from the date of
collecting fines.
If violating individuals,
organizations fail to pay fines on spot, they may remit at State Treasuries or
into accounts of State Treasuries indicated in the sanctioning decisions within
time limit specified in clause 1, Article 78 of this Law.
Article 70. Sending
decisions sanctioning administrative violation for execution
Within 02 working days, as from
the day of issuing decisions sanctioning administrative violation with making
records, competent persons having issued such sanctioning decisions must send
to sanctioned individuals or organizations, agencies collecting fines and other
relevant agencies (if any) for execution.
The decisions sanctioning
administrative violation may be handed directly or through post in an assurance form and notifying to sanctioned
individuals thereof.
In case a decision is handed
directly but violated organization or individual deliberately does not receive
such decision, competent person shall make record thereof with certification of
local authority and it is considered that the decision has been handed.
For cases when sending through
post in an assurance form, if within 10 days, since the sanctioning decision
has been sent through post for the third time and be returned because violating
individual or organization deliberately does not receive it; the sanctioning
decision has been posted at the residence place of
sanctioned individual, head office of sanctioned organization or there are
grounds for presuming that the violator evades receiver of sanctioning
decision, in such cases, it is considered that the decision has been handed.
Article 71.
Transfer of sanctioning decisions for execution
1. In case individuals,
organizations perform administrative violations in locals of this provincial
level but being resident, placing office in locals of other provincial level
and have no condition to serve sanctioning decision at sanctioned place,
sanctioning decisions shall be transferred to agencies at the same level in
places where individuals being resident, organizations placing head offices in
order to organize execution; if places where individuals being resident,
organizations placing head offices, have no agency at the same level,
sanctioning decision shall be transferred to the district-level People’s
Committees in order to organize execution.
2. If administrative violations
happen in a district-level local but individuals being resident, organizations
placing office in other district-level local and in scope of a province in
mountainous areas, islands, remoted areas which is difficult for going and
violated individuals or organizations have no condition to serve sanctioning
decision at sanctioned place, the sanctioning decisions shall be transefered to
agencies at the same level in place where individuals being resident,
organizations placing office in order to organize execution.
3. Agencies having competence on
sanctioning administrative violations for cases specified in clause 1 and
clause 2 of this Article shall transfer entire dossier, related documents;
material evidences and/or means used to commit administrative violations (if
any) to agencies receiving sanctioning decisions for execution as prescribed by
this Law. Violating individuals, organizations shall pay expenditures for
transtort of dossiers, material evidences and/or means used to commit
administrative violations.
Article 72.
Public announcement by mass media on sanctioning with respect to individuals,
organizations committing administrative violation
1. If commiting administrative
violations on food safety; product and goods quality;
pharmacy; medical treatment and examination; labor; construction; social
insurance; health insurance; environmental protection; tax; securities;
intellectual property; measurement; production and/or trading in counterfeits
causing big consequences or bad affect in social opinion, agencies of persons competent
to sanction administrative violations shall publish in sanction.
2. Content publicized includes
individuals, organizations committing administration violation, violating acts,
forms of sanctions and remedial measures.
3. The publication being performed
on websites or news of Ministrial-level, Depeartment-level management agencies
or provincial People’s Committees where happening
administrative violations.
Article 73.
Execution of decisions sanctioning administrative violation
1. Individual or organization
being sanctioned administrative violations must serve sanctioning decision
within 10 days, since receiving decision sanctioning administrative violation;
if decision sanctioning administrative violation indicate time limit of
execution more than 10 days, may execute under that time limit.
When individual or organization
being sanctioned administrative violation complain, sue with respect to
decision sanctioning administrative violation, the
sanctioning decision must be executed, except for case specified in clause 3
Article 15 of this Law. Complaints, lawsuits shall be settled as prescribed by
law.
2. The persons competent to
sanction and have issued sanctioning decisions shall monitor, examinate
sanctioning decisions’ execution of sanctioned individuals or organizations and
notify result of finish decisions’ execution to agencies managing the database
on handling administrative violations of the Ministry of Justice and local
Justice agencies.
Article 74.
Statute of limitations for executing decisions sanctioning administrative
violations
1. Statute of limitations for
executing decisions sanctioning administrative violations is 01 year, as from
the day of issuing decision, past this time limit, not executing such
decisions, unless the sanctioning decisions have forms of sanctions such as
confiscating material evidences and/or means used to commit administrative
violations, applying remedial measures, in cases, must confiscate material
evidences and/or means prohibited for cisculation, apply remedial measures in
necessary cases in order to protect environment, ensure on construction,
traffic, and order security, social safety.
2. If sanctioned individuals or
organizations deliberately evade, postpone, the above-mentioned statute of
limitations shall be calculated from time stopping actions of evading,
postponing.
Article 75.
Execution of decisions sanctioning administrative violation in case the
sanctioned persons died, missed, sanctioned organizations dissolve or bankrupt
In case the sanctioned persons
died, missed, sanctioned organizations dissolve or bankrupt, not execute
decision on fines, but execute forms of sanctions such as
confiscating material evidences and/or means used to commit administrative
violations and remedial measures indicated in decisions.
The Government provides in details
this Article.
Article 76.
Postponing execution of decisions on fines
1. A decision on fines may be
postponed for execution in case individual fined from 3,000,000 dong or more
meeting special, unexpected economic difficulties due to disasters, fires,
epidemics, dangerous diseases, accidents and certified by communal People’s
Committees where that person resideor by agency or organization where that
person studying, working.
2. The individual must have
application for postponing decision sanctioning administrative violation and
send it to agency of person having issued sanctioning decision. Within 05 days,
as from the day of receiving application, the person who has issued sanctioning
decision shall consider to decide postponing execution of that sanctioning
decision.
Time limit postponing execution of
sanctioning decision not exceeding 03 months, as from the day of postponing
decision.
3. The individual being postponed
execution of sanctioning decision may receive documents, material evidences
and/or means used to commit administrative violations which have been impounded
as prescribed in clause 6 Article 125 of this Law.
Article 77.
Reduction, exemption of fines
1. Individuals in cases specified
in clause 1 Article 76 of this Law having no capacity to serve decision, may be
considered to reduce, exempt the remaining part of fines indicated in
sanctioning decision.
2. The individuals specified in
clause 1 of this Article must have application for reduction or exemption of
the remaining part or entire of fines and send it to person having issued
sanctioning decision. Within 03 days, as from the day of receiving application,
the person who has issued sanctioning decision must transfer application
enclosed dossiers of matters to the direct superior. Within 05 days, as from
the day of receiving application, the direct superior must consider for
decision and notify to the person who has issued sanctioning decision, person
applying for reduction or exemption thereof; if not agree with reduction or
exemption, must clearly sate reason.
If the President of the provincial
People’s Committee has issued sanctioning decision, the provincial People’s
Committee of that province shall consider for decision on reduction or
exemption of fines.
3. The individual being reduced or
exempted fines may receive documents, material evidences and/or means used to
commit administrative violations which have been impounded as prescribed in
clause 6 Article 125 of this Law.
Article 78.
Procedures for paying fines
1. Within 10 days, since receiving
sanctioning decision, sanctioned individuals or organizations must pay fines at
State Treasuries or pay into account of State Treasuries indicated in
sanctioning decision, unless having paid fines as specified in clause 2 and
clause 3 of this Article. If past the above-mentioned time limit, they shall be
enforced for execution of sanctioning decision and each late day of paying
fines, violating individuals, organizations must pay additionally 0.05% on
total fines have not yet paid.
2. In remote areas, border areas,
mountainous areas where going meets difficulties, sanctioned individuals or
organizations may pay fines for the persons with sanctioning competence. The
persons with sanctioning competence shall collect fines on spot and remit at
State Treasuries or into accounts of State Treasuries within 07 working days,
as from the date of collecting fines.
In case sanction performed on sea
or outside working hour, persons with sanctioning competence may collect
directly fines and must remit at State Treasuries or remit into accounts of
State Treasuries within 02 working days, as from the day coming ashore or
collecting fines.
3. Individuals, organizations
conducting administrative violation and being fined must pay fines one time,
except for case specified in Article 79 of this Law.
All cases of collecting fines, the
fine collectors shall hand vouchers colleting fines to individuals,
organizations paying fines.
4. The Government provides in
details this Article.
Article 79. Paying fines in
many times
1. Paying fines in many times is applied when having the following conditions:
a) Being fined from 20,000,000
dong or more for individuals and from 200,000,000 dong or more for
organizations;
b) Meeting special economic
difficulties and having application for paying fines in many times. The
application of an individual must be certified on circumstance facing special
economic difficulties by communal People’s Committee where that person resideor
agency, organization where that person studying, working; the application of an
organization must be certified by the directly managing tax office or direct
superior agency or organization.
2. Time limit of paying fines in
many times not exceeding 06 months, since sanctioning decision takes effect;
maximum number of times paying fines is not over 03 times.
The minimum level paying fines of
the first time is 40% of total fines.
3. The person who has issued
decision on fines, has right to decide paying fines in many times. The decision
on paying fines in many times must be made in writing.
Article 80.
Procedures for deprivation in a defined time limit of the right to use
licenses, professional professional practice certificates or terminate
operation in a defined time limit
1. Case of deprivation of the
right to use licenses, professional professional practice certificates in a
defined time limit indicated in sanctioning decision, persons with sanction
competence shall collect and keep licenses, professional professional practice
certificates and notify immediately to agencies have issued licenses,
professional professional practice certificates threof. When ending time limit
of deprivation of the right to use licenses, professional professional practice
certificates indicated in sanctioning decision, persons with sanction
competence shall hand over licenses, professional professional practice
certificates to individuals, organizations have been deprived those licenses,
professional professional practice certificates.
2. Case of termination in a
defined time limit, violating individuals or organizations must stop
immediately a part of or entire activities on production, business, service or
other activities indicated in sanctioning decision.
3. In time of deprivation of the
right to use licenses, professional professional practice certificates or
termination of activities in a defined time limit, facilities doing in
production, business, and service are not permitted to execute activities
indicated in sanctioning decision.
4. For cases specified in clause 1
and clause 2 of this Article, if facilities doing in production, business,
service have actual capacity causing consequences to human life and health,
environment, the competent person must notify in writing on deprivation of the
right to use licenses, professional professional practice certificates or
termination of activities in a defined time limit to relevant agencies.
5. If detecting licenses,
professional professional practice certificates granted ultra vires or contain
illegal contents, the persons with sanctioning competence must perform
withdrawal immediately intra vires, and must notify in writing to agencies
which have granted those licenses, professional professional practice
certificates; in case not under competence to withdraw, those persons must
report to competent agencies for settlement.
Article 81.
procedures for confiscation of material evidences and/or means of
administrative violations
1. When confiscating material
evidences and/or means of administrative violations as prescribed in Article 26
of this Law, the persons with sanctioning competence must make the record
thereof. In the record must clearly indicate name, quantity, category,
registration number (if any), conditions, quality of confiscated articles,
money, goods, and/or means means of administrative violations and must have
signature of person performing confiscation, sanctioned persons or
representative of sanctioned organizations and the witnesses; if sanctioned
persons or representative of sanctioned organizations are not absent, there must be two witnesses. For material evidences and
means of administrative violations which need seal, the sealing must be carried
out in front of the sanctioned persons or the representatives of the sanctioned
organizations or the witnesses. The sealing must be recorded.
For temporary seized material
evidences and means of administrative violations, when realizing that
conditions of material evidences and means change comparing to time issuing
decision on custody, persons with sanctioning competence must make record on
these changes; the record must have signatures of the person making record,
person in charge of custody and the witnesses.
2. The confiscated material
evidences and/or means of administrative violations must be managed and
preserved under regulation of the Goverment.
Article 82.
Handling the confiscated material evidences and/or means of administrative
violations
1. The confiscated material
evidences and/or means of administrative violations shall be handled as
follows:
a) For material evidences of
administrative violations being Vietnam money, foreign currency, certificates of
value, gold, silver, jewels, precious metals, they must be remitted into the
State budget;
b) For papers, material, documents
relating to material evidences and/or means used to commit administrative
violations, they shall be transfer to agencies in charge of managing, using
assets as prescribed in point d of this clause.
c) For material evidences and/or
means used to commit administrative violations as drug, weapon, explosives,
support tools, objects with history value, cultural value, national treasures,
antiques, precious forestry product, objects being prohibited circulation and
other assets, they shall be transfer to specialized state management agencies
in order to manage, handle as prescribed by law;
d) For material evidences and/or
means used to commit administrative violations which are transfered to state
agencies for management and use under decision of competent authorities, agency
having issued decision on confiscation shall assume the prime responsibility
for, and coordinate with financial agency to organize transfer to state agency
for management, use;
dd) For material evidences and/or
means used to commit administrative violations which are confiscated not in
cases specified in points a, b, c and d of this clause, hiring a professional
auction organization in local of central-affiliated cities and provinces where
happen violation act in order to implement auction; if fail to hire an auction
organization, establishing a council for auction.
Auction of confiscated material
evidences and/or means of administrative violations shall be implement under
regulation of law on auction;
e) For confiscated material
evidences and/or means of administrative violations which are useless or cannot
to auction, agencies of competent persons having issued decision on
confiscation must establish a handling council including relevant state
agencies. Handling the confiscated material evidences and/or means of
administrative violations must be made record with signatures of members of
handling council. Methods, orders of, procedures for handling assets are
implemented as prescribed by law on managing, using state assets.
2. Procedures for handling the
confiscated material evidences and/or means of administrative violations
specified in clause 1 of this Article shall be implemented as follows:
a) For cases specified in points
a, b, c and d clause 1 of this Article, agency deciding confiscation shall make
record of submitting, transferring material evidences and/or means. Handing
over and receiving material evidences and/or means of administrative violations
as prescribed in points a, b, c and d clause 1 of this Article must be
implemented as prescribed by law on managing, using state assets;
b) For cases specified in point d
clause 1 of this Article, the reserve price of auctioned asset when doing
procedures for transfer shall be defined under Article 60 of this Law. If value
of material evidences and/or means of administrative violations which has been
defined, changes at time point of transfer, agency issuing decision on
confiscation of material evidences and/or means of administrative violations
shall decide establishments of council for evaluation of assets before doing
procedures of transfer. Members of evaluation council as prescribed in clause 3
Article 60 of this Law.
3. Within 30 days, as from the day
of decision on confiscation of material evidences and/or means of
administrative violations, competent agencies must handle as prescribed in
clause 1 of this Article. If passing this time limit, but not implement, the
competent agencies shall be responsible before law.
4. Expenses for warehousing, yards
and preservation of confiscated material evidences and means of administrative
violations, charge of auction and other expenses compliable with law provisions
shall be subtracted from the proceeds from the sale of confiscated material
evidences and/or means of administrative violations.
The proceeds from the sale of
confiscated material evidences and/or means of administrative violations after
subtracting expenses as prescribed in this clause and compliable with law provisions,
must be remit into the State budget.
Article 83.
Management of the proceeds from sanctioning administrative violations, vouchers
of collection, remittance of fines
1. The proceeds from sanctioning
administrative violations include paid amount for administrative violation;
paid amount due to late execution of decision on fines; amounts from sale,
liquidation of the confiscated material evidences and/or means of
administrative violations and other amounts.
2. All the proceeds from
sanctioning administrative violations must be remitted in the State budget and
be managed, used in accordance with provisions of law on the State budget.
Vouchers of collection, remittance
of fines shall be managed under redulations of Government.
Article 84.
Procedures for expulsion
1. Decision on expulsion must be
notified before implementation to the Ministry of Foreign Affairs, the
diplomatic mission, consular post of country of which person expelled is
citizen or of country where that person have been resident before coming
Vietnam.
2. The competent Police offices shall organize implementation of decision on expulsion, apply
preventive measures and ensure handling administrative violations specified in
Chapter I fourth part of this Law.
Article 85. Implementation
of remedial measures
1. Time limit for implementation
of remedial measures is performed under the decision on sanctioning
administration violation or decision on applying remedial measures as
prescribed in point b, clause 2, Article 28 of this Law.
2. Individuals, organizations
conducting administrative violation shall implement remedial measures indicated
in decision as prescribed by law and be liable to all expenses for
implementation of those remedial measures.
3. The person having competence
for issuance of decision shall monitor, expedite and inspect implementation of
remedial measures being performed by individuals, organizations.
4. If fail to define subject of
administrative violation as prescribed in clause 2 Article 65 of this Law or
individual is die, lost or organizations is dissolved, bankrupt and having no
organization receiving transfer of rights and obligations as prescribed in
Article 75 of this Law, agencies where person having competence of sanction and
handling dossier of administrative violation must organize implementation of
remedial measures specified in clause 1, Article 28 of this Law.
Expenses for implementation of
remedial measures which agency of person having competence for sanction issue
decision for implementation are taken from reserve budget source allocated to
that agency.
5. In emergency case, which needs
overcome immediately consequence in order to protect environment, ensure
traffic, agencies where person having competence of sanction and handling
dossier of administrative violation shall organize implementation of remedial
measures. Individuals, organizations committing administrative violation must
repay expenditure to agencies having implemented remedial measures, if not
repay, they shall be forced for implementation.
Section 3.
COERCIVE EXECUTION OF DECISIONS SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 86.
Coercive execution of decisions sanctioning administrative violations
1. Ccoercive execution of
decisions sanctioning administrative violations is applied in case individuals,
organizations sanctioned administrative violation fail to voluntarily execute
the sanctioning decision as prescribed in Article 73 of this Article.
2. The coercive measures include:
a) Deducting part of wages or
income, deducting money from bank accounts of violating individuals,
organizations;
b) Distraining assets with value
corresponding to the fine amount for auction;
c) Collecting money, assets of
subjects forced for execution of decision on sanctioning administrative violation
which are kept by other individuals, organizations if after violating,
individuals, organizations deliberately disperse their assets.
d) Forcible application of
remedial measures specified in clause 1 Article 28 of this Law.
3. The Government shall prescribe
in details coercive execution of decisions sanctioning administrative
violations.
Article 87.
Competence to decide enforcement
1. The following persons having
competent to issue decision on enforcement.
a) President of People’s Committee
at levels;
b) The police post chiefs,
district-level police chiefs, directors of Fire-Fighting Police Bureaus,
directors of provincial police departments, director general of the Department
of Internal Political Security, director general of the Department of Economic
Security, director general of Department of Cultural and Ideology Security,
director general of Deparment of Information Security, director general of the
Police Department for Administrative Management of Social Order, director
general of the Police Department for Investigating Crimes on Social Order,
director general of the Police Department for Investigating Crimes on Economic
and Position Management Order, director general of the Police Department for
Investigating Drug-related Crimes, director general of the Traffic Police
Department for roadway, railway, director general of the Waterway Police
Department, director general of the Police Department for Fire-fighting,
Salvage and Rescue, director general of the Exit and Entry Management
Department, director general of the Police Department for Justice Protection
and Support, director general of the Police Department for Prevention and
Combat of Environmental Crimes, director general of the Police Department for
Prevention and Combat of Crimes Using Hi-tech;
c) Border Post chiefs, Border
Guard Commanders of the Border-gate, Port, provincial-level Border Guard
Commanders, Commanders of the Border Guard Fleets under the Border Guard
Command; Coast Guard region commanders, director of the Coast Guard Department;
d) Customs Sub-Department heads,
directors of provincial, inter-provincial Customs Deparment, directors of
Post-Clearance Examination Department, directors of Anti-Smuggling
Investigation Department under the General Department of Customs, director
general of the General Department of Customs;
dd) Directors of the Ranger
Sub-Departments, directors of the Ranger Departments;
e) Directors of taxation
sub-department, directors of taxation department, director general of Taxation
General Department;
g) Directors of Market Management
sub-Department, directors of Market Management Department;
h) Director of the Overseas
Laborers Management Department, the heads of diplomatic missions, consular
posts, other agencies authorized to implement consular function of Vietnam
overseas
i) The titles specified in clauses
2,3 and 4 Article 46 of this Law;
k) Directors of Maritime Port
Authorities, directors of Inland River Port Authorities, Director of Airport
Authorities;
l) The court presidents of
district-lavel People’s Courts, court presidents of provincial People’s Courts,
court presidents of regional Miliatry Courts, court presidents of Military Zone
and equivalent Courts, presidents of specialized Courts of Supreme People’s
Court; directors of Civil Judgment-Executing sub-departments, directors of
Civil Judgment-Executing Departments, heads of the judgment executing bureaus
of the military zone or equivalent level, director general of Civil
Judgment-Executing general department.
2. The enforcement competent persons
specified in clause 1 of this Article may delegate for their deputies. The
delegating is just performed when the leaders being absent and must be
presented in writing, in which clearly defining the delegated scope, content,
time limit. The deputies being delegated must be responsible for their
decisions before the leaders and before the law. The delegated persons are not
allowed to further delegate or authorize for any other individual.
Article 88.
Execution of coercive decision
1. Persons issuing coercive
decisions shall immediately send coercive decisions to relevant individuals,
organizations and implement the coercive execution for sanctioning decision of
their own and their subordinates.
2. Individuals, organizations
receiving the coercive decisions must strictly comply with coercive decisions
and be liable to all expenses on implemenetation of coercive measures.
3. The responsibilities of
agencies, organizations in coordination to implement coercive decisions:
a) The relevant individuals,
organizations have obligation to coordinate with the persons having competence
issuing coercive decisions to deploy measures aiming to implement coercive
decisions;
b) The People Police Forces shall
ensure order and safety in process of execution of coercive decisions of the
President of the People’s Committee at the same level or coercive decisions or
other state agencies as required;
c) The credit institutions where
opening accounts of individuals, organizations being forced for execution must
retain in accounts of those individuals, organizations an amount equivalent to
the payable amount of individuals, organizations at the request of persons
having competence to issue coercive decisions. If balance in deposit account is
less than the amount which individuals, organizations being forced to pay,
credit institutions still must retain and deduct to remit that amount. Within
05 working days before deducting and remitting, credit institutions shall
notify to individuals, organizations being forced, deducting and remitting do
not need their agreement.
The third
part
APPLICATION OF
ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Chapter I
THE
ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 89.
The measure of education at communes, wards, district towns
1. Education at communes, wards,
district towns means administrative handling measure applied to subjects
specified in Article 90 of this Article in order to educate, manage them at
residence in case it is not necessary to isolate them from community.
2. The time limit for application
of measure of education at communes, wards, district towns is between 03 months
and 06 months.
Article 90.
Subjects of application of measure of education at communes, wards, district
towns
1. Persons aged between full 12
and under 14 who have intentionally committed acts with signs of very serious
crimes prescribed in the Penal Code.
2. Persons aged between full 14
and under 16 who have intentionally committed acts with signs of serious crimes
prescribed in the Penal Code.
3. Persons aged between full 14
and under 18, 02 times or more within 06 months, having committed acts of petty
theft, petty swindle, petty gambling, causing public disorder, but not liable
to criminal prosecutions.
4. Drug addicts aged full 18 or
older, and having given stable residence places.
5. Persons aged full 18 or older,
who have committed acts violating assets of agencies, organizations, assets,
health, honor, dignity of citizens or foreigners, violating order, social
security with 02 times or more in 06 months but not liable to criminal
prosecutions.
6. The persons specified in clause
1, 2 and 3 of this Article but having no stable residence, shall be hand over
social relief establishments or children assitance establishments in order to
manage, educate in time limit of execution of measure of education at communes,
wards, district towns.
Article 91.
Measure of sending to reformatories
1. The sending to reformatories
means a administrative handling measure applying to persons committing acts
violating law specified in Article 92 of this Law aiming to help them to follow
general education, apprentice, labor and have living activities under
management and education of school
2. The time limit for application
of measure sending to reformatory is between 06 months and 24 months.
Article 92.
Subjects of application of measure sending to reformatories
1. Persons aged between full 12
and under 14 who have intentionally committed acts with signs of special
serious crimes prescribed in the Penal Code.
2. Persons aged between full 14
and under 16 who have unintentionally committed acts with signs of very serious
crimes prescribed in the Penal Code.
3. Persons aged between full 14
and under 16 who have intentionally committed acts with signs of serious crimes
prescribed in the Penal Code and had previously been subject to the
application of measure of education at communes, wards or district towns.
4. Persons aged between full 14
and under 18, 02 times or more within 06 months, having committed acts of petty
theft, petty swindle, petty gambling, causing public disorder, but not liable
to criminal prosecutions and had previously been subject to the application of
measure of education at communes, wards or district towns.
5. Not applying measure sending to
reformatories for the following cases:
a) Persons having no
administrative liability capacity;
b) Pregnant women with certificate
of hospital;
c) Being woman or sole person
nurturing children under 36 months old certified by commune People’s Committee
where that person is resident.
Article 93.
Measure of sending to compulsory education establishments
1. The sending to compulsory
education establishments means the administrative handling measure applied to
person committing acts violating law specified in Article 94 of this Law in
order to labor, follow general education, apprentice and have living activities
under management of compulsory education establishments.
2. The time limit for application
of measure sending to compulsory education establishments is between 06 months
and 24 months.
Article 94.
Subjects of application of measure sending to compulsory education
establishments
1. Subjects to whom the measure of
sending to compulsory education establishments shall apply are persons who have
committed acts of infringing upon the properties of domestic or foreign
organizations, the properties, health, honor and/or dignity of citizens or
foreigners, breaking social order and safety regularly, with 02 times or more
in 06 months but not to the extent of being examined for penal liability, and
who have been subject to the application of measure of education at communes,
wards or district towns or not yet subject to the application of this measure
but have no stable residence places.
2. Not applying measure sending to
compulsory education establishments for the following cases:
a) Persons having no
administrative liability capacity;
b) Persons under 18 years old;
c) Women of over 55 and men of
over 60 years old;
d) Pregnant women with certificate
of hospital;
e) Being woman or sole person
nurturing children under 36 months old certified by commune People’s Committee
where that person is resident.
Article 95.
Measure of sending to compulsory detoxification establishments
1. The sending to compulsory
detoxification establishments means the administrative handling measure
applied to person committing acts violating law specified in Article 96 of this
Law in order to be medical treated, labor, follow general education, apprentice
under management of compulsory detoxification establishments.
2. The time limit for application
of measure sending to compulsory detoxification establishments is between 12
months and 24 months.
Article 96.
Subjects of application of measure sending to compulsory detoxification
establishments
1. Subjects of application of
measure sending to compulsory detoxification establishments are Drug addicts
aged full 18 or older having been subject to the application of measure of
education at communes, wards or district towns but still addicted or not yet
been subject to the application of this measure but have no stable residence
places.
2. Not applying measure sending to
compulsory detoxification establishments for the following cases:
a) Persons having no
administrative liability capacity;
b) Pregnant women with certificate
of hospital;
c) Being woman or sole person
nurturing children under 36 months old certified by commune People’s Committee
where that person is resident.
Chapter II
PROCEDURES FOR
COMPILATION OF DOSSIERS PROPOSING TO APPLY ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 97.
Compilation of dossier proposing to apply measure of education at communes,
wards, district towns
1. The commune-level police chiefs
of place where the violators are subjects specified in Article 90 of this Law
are resident or place where they have acts violating law, shall decide on
application of measure of education at communes, wards or district townships on
their own or at the request of The commune-level Fatherland Front Committee
presidents or representatives of agencies, organizations, residential units at
grassroots.
2. In case the violators are
directly detected, investigated, handled by district Police agencies or
provincial Police in cases of violating law, but not liable to criminal
prosecutions and in subjects specified in Article 90 of this Law, the Police
agencies
3. Application dossier comprises
curriculum vitae, the documents on law offenses committed by such person,
medical record (if any), statement of violator and other related documents.
For minors who are considered to
apply measure of education at communes, wards, district towns, the dossier must
have remarks of schools, agencies, organizations where minors studying, working
(if any), comments of his/her parents or guardian.
4. After finishing the application
dossier specified in clauses 1,2 and 3 of this Article, agencies have made
dossiers must send them to commune-level the Presidents of the People’s
Committee, and notify to person subject to such application. For minors,
compilation of such dossiers shall be notified to his/her parents or guardian.
These persons are entitled to read dossier and take necessary content record
within 05 days, after receiving notification.
Article 98.
Decision on application of measure of education at communes, wards, district
towns
1. Within 15 days, after receiving
dossier proposing for application of measure of education at communes, wards,
district towns, the commune-level Presidents of the People’s Committee assign
civil status-judicial officer to examine dossier and organize a consulting
meeting.
The commune-level President of the
People’s Committee shall assume the prime responsibility for the consulting
meeting with participation of chieft of commune-level police officer, civil
status-judicial officer, the representatives of Fatherland Front Committee and
some relevant social organizations at same level, local residents. The person
subject to application of measure of education at communes, wards, district
towns and his/her parents or guardian must be invited to take part in the
meeting and express their opinions on measure application.
2. Within 03 days, after ending
the consulting meeting specified in clause 1 of this Article, the commune-level
Presidents of the People’s Committee shall consider to decide application of
measure of education at communes, wards, and district towns. Depending on each
subjects, the commune-level Presidents of the People’s Committee shall decide
on handing the persons need be educated to agencies, organizations, their
family for management and education; in case subjects have no stable residence,
the social relief establishments or children assistance establishments shall be
handed for management and education.
3. Decision on application of
measure on education at communes, wards, district towns must clearly state the
dates of issuance; the full name and positions of the decision issuers; the
full names, date of birth and residence of the persons subject to education ,
the acts of law violation committed by such persons; clauses of legal documents
to be applied, places where the violations are committed; the time limits for
application, the date of execution; duties of agencies, organizations,family
handed for education, management of persons subject to education ; rights to
complaint, initiate lawsuits as prescribed by law.
4. The decision on application of
measure of education at communes, wards, district towns shall take effect since
day of signing and must be immediately sent to the persons subject to education
, his/her family, the commune-level People’s Council and relevant agencies,
organizations.
5. Dossiers of application of
measure of Education at communes, wards, district towns must be filled in book of records
and archived as prescribed by law on archive.
Article 99.
Compilation of dossier proposing for application of measure sending to
reformatories
1. Compilation of dossier
proposing for application of measure sending to reformatories with respect to
subjects specified in Article 92 of this Law shall be performed as follows:
a) For violators being minors with
stable residence, the commune-level president of People’s Committee where such
persons being resident, shall compile dossier proposing for application of
measure sending to reformatories.
The proposal dossier comprises
curriculum vitae, the documents on law offenses committed by violator,
education measures have been applied; statement of violator, comments of
his/her parents or legal representatives, comments of school, agency,
organization where the minor studying or working (if any) and other related
documents;
b) For violators being minors
without stable residence, the commune-level president of People’s Committee
where such persons committing acts violating law, shall compile dossier
proposing for application of measure sending to reformatories.
The proposal dossier comprises
record of offenses; curriculum vitae; documents on law offenses committed by
violator, the extracts of previous judgments, previous incidents; education
measures have been applied (if any); statement of violator, comments of his/her
parents or legal representatives;
c) The commune-level police office
shall help the President of the People’s Committee at same level to collect
documents and compile the proposing dossier specified in point a and point b
clause 1 of this Article.
2. In case the violator being
minor who is directly detected, investigated, handled by district or
provincial-level Police in cases of violating law, but not liable to criminal
prosecutions and in subjects specified sending to reformatories as prescribed
in Article 92 of this Law, the Police agency handling cases shall verify,
gather documents and compile dossier proposing for application of measure
sending to reformatories with respect to such person.
The proposal dossier comprises
curriculum vitae; documents on law offenses committed by violator, education
measures have been applied, statement of violator, comments of his/her parents
or legal representatives;
3. After finishing the proposing
dossier compilation specified in clauses 1 and 2 of this Article, agencies have
made dossiers must notify to person being proposed for application, his/her
parents or legal representatives about dossier compilation. These persons are
entitled to read dossier and take necessary content record within 05 days,
after receiving notification. After the applied person, his/her parents or
legal representatives have read dossier, dossier shall be sent to the head of district-level
Justice division.
Within 05 days, after receiving
dossier, the head of district-level Justice Division shall examine legality of
dossier and send it to the police head at same level.
Article 100.
Consideration, decision for transferring dossier and proposing the
district-level People’s Court for application of measure sending to
reformatories
1. Within 07 days, after receiving
dossier specified in Article 99 of this Law, the district-level Police head
shall consider and decide on transferring dossier to suggest the district-level
People’s Court to apply measure sending to reformatories; if dossier is not
sufficient, it shall be re-transferred to agency having compiled to continue
gathering documents for supplement of dossier.
2. The dossier proposing the
district-level People’s Court for consideration and decision on application of
measure sending to reformatories comprises:
a) Dossier proposing for
application of measure sending to reformatories specified in Article 99 of this
Law;
b) A written document of the
district-level Police head on proposing for consideration on application of
measure sending to reformatories.
3. Dossiers proposing application
of measure sending to reformatories must be filled in book of records and
archived as prescribed by law on archive.
Article 101.
Compilation of dossier proposing application of measure sending to compulsory
education establishments
1. Compilation of dossier
proposing for application of measure sending to compulsory education
establishments with respect to subjects specified in Article 94 of this Law
shall be performed as follows:
a) For violators with stable
residence, the commune-level president of People’s Committee where such persons
being resident, shall compile dossier proposing for application of measure
sending to compulsory education establishment.
The proposal dossier comprises
curriculum vitae; documents on law offenses committed by violator, education measures have been applied, statement of violator or his/her legal
representatives and other related documents;
b) For persons who are not
resident in place acts of law violation have been committed, the commune-level
President of the People’s Committee must verify; if residence is defined, such
persons shall be transfer enclosed with violation record to his/her local for
handling; if residence is not defined, such persons shall be compiled dossier
proposing application of measure sending to compulsory education establishment.
The proposal dossier comprises
record of offenses; curriculum vitae; documents on law offenses committed by
violator, the extracts of previous judgments, previous incidents; education
measures have beed applied (if any); statement of violator or his/her legal
representatives;
c) The commune-level police office
shall help the President of the People’s Committee at same level to gather
documents and compile the proposing dossier specified in point a and point b
clause 1 of this Article.
2. In case the violator being
directly detected, investigated, handled by district or provincial-level Police
in cases of violating law, but not liable to criminal prosecutions and in
subjects spending to compulsory education establishments
as prescribed in Article 94 of this Law, the Police agency handling cases shall
verify, gather documents and compile dossier proposing for application of
measure sending to compulsory education establishments with respect to such
person.
The proposal dossier comprises
curriculum vitae; documents on law offenses committed by violator, education
measures have been applied, statement of violator or his/her legal
representatives;
3. After finishing the
proposing-dossier compilation specified in clauses 1 and 2 of this Article,
agency has made dossiers must notify to person being proposed for application
or legal representatives about dossier compilation. These persons are entitled
to read dossier and take necessary content record within 05 days, after
receiving notification. After the apllied persons or their representatives have
read dossier, dossier shall be send to the head of district-level Justice
division.
Within 05 days, after receiving
dossier, the head of district-level Justice Division shall examine legality of
dossier and send it to the police head at same level.
Article 102.
Consideration, decision for transferring dossier and proposing the
district-level People’s Court for application of measure sending to compulsory
education establishments
1. Within 07 days, after receiving
dossier specified in Article 101 and 118 of this Law, the district-level Police
head shall decide on transferring dossier to suggest the district-level
People’s Court to apply measure sending to compulsory education establishment;
if dossier is not sufficient, it shall be re-transferred to agency having
compiled to continue gathering documents for supplement of dossier.
2. The dossier proposing the
district-level People’s Court for consideration and decision on application of
measure sending to compulsory education establishments comprises:
a) Dossier proposing for
application of measure sending to compulsory education establishments specified
in Article 101 and 118 of this Law;
b) A written document of the
district-level Police head on proposing for consideration on application of
measure sending to compulsory education establishment.
3. Dossiers proposing application
of measure sending to compulsory education establishments must be filled in
book of records and archived as prescribed by law on archive.
Article 103.
Compilation of dossier proposing application of measure sending to compulsory
detoxification establishments
1. Compilation of dossier
proposing for application of measure sending to compulsory detoxification
establishments with respect to drug addicts specified in Article 96 of this Law
shall be performed as follows:
a) For drug addicts with stable
residence, the commune-level president of People’s Committee where such persons
being resident, shall compile dossier proposing for application of measure
sending to compulsory detoxification establishment.
The proposal dossier comprises
curriculum vitae; documents proving the current drug addiction of such person,
documents proving such person have been applied measure of education at
communes, wards, district towns on act of drug addiction, statement of the
violator or legal representatives and other related documents;
b) For drug addicts who are not
resident in place acts of law violation have been committed by them, the
commune-level President of People’s Committee must verify; if residence is
defined, such persons shall be transfer enclosed with violation record to
his/her local for handling; if residence is not defined, such persons shall be
compiled dossier proposing application of measure sending to compulsory
detoxification establishment.
The proposal dossier comprises
violation record, curriculum vitae; documents proving the current drug
addiction of such person, documents proving such person have been applied
measure of education at communes, wards, district towns on act of drug
addiction, statement of the drug addicts;
c) The commune-level police office
shall help the President of the People’s Committee at same level to gather
documents and compile the proposing dossier specified in clause 1 and clause 2
of this Article.
2. In case the violating drug
addicts who is directly detected, investigated, handled by district or
provincial-level Police in cases of violating law, are subjects sending to
compulsory detoxification establishments as prescribed in Article 96 of this
Law, the Police agency handling cases shall verify, gather documents and
compile dossier proposing for application of measure sending to compulsory
detoxification establishments with respect to such person.
The proposal dossier comprises curriculum
vitae; documents proving the current drug addiction of such person, documents
proving such person have been applied measure of education at communes, wards,
district towns on act of drug addiction, statement of the violator or legal
representatives;
3. After finishing the
proposing-dossier compilation specified in clauses 1 and 2 of this Article,
agency has made dossiers must notify to person being proposed for application
or his/her legal representatives about dossier compilation. These persons are
entitled to read dossier and take necessary content record within 05 days,
after receiving notification. After the applied person or his/her legal
representatives have read dossier, dossier shall be sent to the head of
district-level Justice division.
Within 05 days, after receiving
dossier, the head of district-level Justice Division shall examine legality of
dossier and send it to the head of Labour, War Invalids and Social Affairs
division at same level.
Article 104.
Consideration, decision for transferring dossier and proposing the
district-level People’s Court for application of measure sending to compulsory
detoxification establishments
1. Within 07 days, after receiving
dossier specified in Article 103 of this Law, the head of Labour, War Invalids and
Social Affairs division shall decide on transferring dossier to suggest the
district-level People’s Court to apply measure sending to compulsory
detoxification establishment; if dossier is not sufficient, it shall be
re-turned to agency having compiled to continue gathering documents for
supplement of dossier.
2. The dossier proposing the
district-level People’s Court for consideration and decision on application of
measure sending to compulsory detoxification establishments comprises:
a) Dossier proposing for
application of measure sending to compulsory detoxification establishments
specified in Article 103 of this Law;
b) A written document of the head
of Labour, War Invalids and Social Affairs division on proposing for
consideration on application of measure sending to compulsory detoxification
establishment.
3. Dossiers proposing application
of measure sending to compulsory detoxification establishments must be filled
in book of records and archived as prescribed by law on archive.
Chapter III
AUTHORITIES,
PROCEDURES FOR CONSIDERATION, DECISION ON APPLICATION OF ADMINISTRATIVE
HANDLING MEASURES
Article 105.
Authorities for decision on application of administrative handling measures
1. The Presidents of commune-level
People’s Committee have authorities for decision on application of measure of
education at communes, wards, district towns.
2. The district-level People’s
Courts have authorities for decision on application of measure sending to
reformatories, sending to compulsory education establishment, sending to
compulsory detoxification establishment.
Article 106.
Orders of, procedures for consideration, decision on application of
administrative handling measures
The National Assembly Standing
Committee shall prescribe order of and procedures for People’s Courts in
consideration and decision on application of measure sending to reformatories,
sending to compulsory education establishment, sending to compulsory
detoxification establishment.
Chapter IV
EXECUTION OF
DECISION ON APPLICATION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 107.
Sending decision on application of measure sending to reformatories, sending to
compulsory education establishments and sending to compulsory detoxification
establishments for execution
Within 03 days, since the decision
on application of administrative handling measure takes effect, People’s Court
having issued decision must send to the applied person, the district-level
police head and head of district-level Labour, War Invalids and Social Affairs
division where sending dossier proposing for application of administrative
handling measure, the commune-level People’s Committee where such person
resideand relevant agencies for implementation as prescribed by law; decision
on application of measure sending to reformatories is sent to his/her parents
or legal representatives.
Article 108.
The statute of limitations for execution of decision on application of
administrative handling measures
1. Decision on application of
measure of education at communes, wards, district towns and decision on
application of measure sending to reformatories are expired after 06 months,
since decisions take effect.
2. Decisions on application of
measure sending to compulsory eductational establishments and decisions on
application of measure sending to compulsory detoxification establishments are
expired after 01 year, since decisions take effect.
3. In case person having to
execute decision deliberately evade execution, statute of limitations specified
in clause 1 and clause 2 of this Article shall be calculated since act of
evasion is terminated.
Article 109.
Execution of decision on application of measure of education at communes,
wards, district towns
1. After receiving decision on
application of measure of education at communes, wards, district towns,
agencies, organizations being handed education, management shall:
a) To organize implementation of
measure of education at communes, wards, district towns with respect to the
educted person;
b) To assign a person to directly
help the persons subject to education ;
c) To fill in monitoring boor and
periodically report to the President of commune-level People’s Committee on
implementation of decision on education at communes, wards, district towns;
d) To help, encourage the persons
subject to education , and propose to the commune-level People’s Committee for
facilitating for them to find employments.
2. The person assigned to help
must have plans on management, education and assistance for educted perdon and
be enjoyed supportive budget for management, education and assistance as
prescribed by law.
3. The persons subject to
education must commit in writing on servicing decision on education at
communes, wards, district towns;
4. Families of persons subject to
education are responsible for strict coordination with person assigned to help
in managing and educating the persons subject to education.
Article 110.
Execution of decisions on sending to reformatories, decisions on sending to
compulsory education establishments, decisions on sending to compulsory
detoxification establishments
1. Within 05 days, after receiving
decisions on sending to reformatories, decisions on sending to compulsory
education establishments or decisions on sending to compulsory detoxification
establishments, agencies having sent dossier shall organize implementation as
follows:
a) The district-level police
handing person must service decision on sending to reformatories, compulsory
education establishments;
b) The Labour, War Invalids and
Social Affairs division coordinate with district Police handing person to serve
decision on sending to compulsory detoxification establishments.
2. The time limit of execution of
decisions is calculated as from the day of the person who must obey decision is
impounded for sending to reformatories, compulsory educational establishments, or
compulsory detoxification establishments.
3. The Government shall prescribe
in details implementation of decisions on sending to reformatories, decisions
on sending to compulsory educational establishments, decisions on sending to
compulsory detoxification establishments.
Article 111.
Delaying or exemption of execution of decision on sending to reformatories,
compulsory education establishments, compulsory detoxification establishments
1. The persons who must execute
decision but have not sent to reformatories, compulsory educational
establishments, compulsory detoxification establishments, may be delayed
execution of decisions in the following cases:
a) Being seriously sick with certificate of hospital;
b) The family is meeting special
difficulties and certified by president of commune-level People’s Committee
where such person reside.
When condition for delaying
execution of decision no longer exist, the decisions shall continue to be
executed.
2. The persons who must execute
decision but have not sent to reformatories, compulsory educational
establishments, compulsory detoxification establishments, may be exempted for
execution of decisions in the following cases:
a) Getting dangerous sick with
certificate of hospital;
b) In period of delaying execution
of decision specified in clause 1 of this Article, that person has marked
progress in execution of law or record merits or no longer addicted drug;
c) Being pregnant with certificate
of hospital;
3. The district-level People’s
Courts having issued decision on application of measure sending to
reformatories, sending to compulsory education establishments, sending to
compulsory detoxification establishments shall consider, decide on delaying or
exemption of execution on the basis of application of the person who must
execute decision or his/her legal representatives; in necessary case, shall
request agency having sent proposing dossier for opinion before deciding.
Decision on exemption or delaying
execution must be sent to the agency implementing decision, the person who must
execute decision; in case minors being delayed, exempted execution of decision
on sending to reformatories, the decision must be sent to his/her parents or
legal representatives.
Article 112. Reduction of
time limit for, temporary suspension of, or exemption from, serving the
remaining duration in reformatories, compulsory educational establishments,
compulsory detoxification establishments
1. Persons who are serving decisions at reformatories, compulsory
educational establishments, compulsory detoxification establishments and have
served half of their terms, if making marked progress or recording merits,
shall be considered for partly reduction of, or exemption from serving the
remaining duration.
2. Where the persons serving
decisions at reformatories, compulsory educational establishments, compulsory
detoxification establishments are seriously ill and sent back to their families
for treatment, they shall be temporarily suspended from serving the decisions;
the medical treatment duration shall be counted into the decision-serving
duration; if after their recovery from ailment the remaining serving duration
is three months or more, such persons must continue to serve the decisions at
the establishments; if in time of temporary suspension, such person has marked
progress or record merits, shall be considered for exemption from serving the
remaining duration. Persons getting dangerous diseases and pregnant women are
exempt from serving the remaining duration.
3. The district-level People’s
Court where having reformatories, compulsory educational establishments,
compulsory detoxification establishments decide reduction of time limit of,
temporary suspension of, or exemption from serving specified in clause 1 and
clause 2 of this Article on the basis of proposal of principals of the
reformatories, directors of compulsory educational establishments, directors of
compulsory detoxification establishments.
Decision on temporary suspension
of or exemption from serving decision on application of measure sending to
reformatories, sending to compulsory education establishments, sending to
compulsory detoxification establishments shall be sent to People’s Court where
issuing decision, agency having sent the proposing dossier, commune-level
People’s Committee where such person reside, reformatories, compulsory
education establishments, compulsory detoxification establishments, person who
being temporarily suspended or exempted and his/her family.
4. Subjects being serious sick,
getting dangerous sick and fail to define his/her residence in case being
temporarily suspended execution of decision or exempted from execution of
remaining duration specified in clause 2 of this Article, shall be send back
local medical establishments where reformatories, compulsory education
establishments, compulsory detoxification establishments placing headquarters.
Article 113.
Managing persons who are delayed or temporarily suspended execution of decision
on application of measure sending to reformatories, sending to compulsory
education establishment or sending to compulsory detoxification establishment
1. Persons who are delayed or
temporarily suspended execution of decision on application of measure sending
to reformatories, sending to compulsory education establishments or sending to compulsory detoxification establishments have responsibitity for presenting to the commune-level People’s
Committee where they reside.
2. In time being delayed or
temporarily suspended execution of decision on sending to reformatories,
sending to compulsory education establishments, if such person continue
committing acts of law violation which have been handled or there are grounds
for presuming that such person flee, the district-level People’s Court having
issued decision on delaying or temporarily suspended shall cancel such decision
and issue decision on compulsory execution of the decision
on sending to reformatories, decision on sending to compulsory education
establishments.
In time being delayed or
temporarily suspended execution of decision on sending to compulsory
detoxification establishments, if such person continue using drug or there are
grounds for presuming that such person flee, the district-level People’s Court
having issued decision on delaying or temporarily suspended shall cancel such
decision and issue decision on compulsory execution of decision
on sending to compulsory detoxification establishments.
3. Decisions on compulsorily
executing decision on sending to reformatories, sending to compulsory education
establishments or sending to compulsory detoxification establishments and
sending to compulsory detoxification establishments shall be sent to police
agency at same level in local where the People’s Court has been issued
decision. Rightly after receiving decision, the police agency must organize
excorting subjects.
Article 114.
Expiring time limit for execution of decision on application of administrative
handling measures
1. When an violator have executed
decision on education at communes, wards, district towns, the commune-level
president People’s Committee shall issue a certificate for such person and send a copy to his/her family.
2. When an violator have executed
decision on sending to reformatories, sending to compulsory education
establishments, sending to compulsory detoxification establishments, the
principal of reformatory, director of compulsory education establishments,
director of compulsory detoxification establishments shall issue a certificate
for such person and send a copy to his/her family, the district-level People’s
Court where having issued decision, agency managing reformatories, compulsory
education establishments, compulsory detoxification establishments,
commune-level People’s Committee where such person resides.
3. If the subject who fails to
define residence is minor or ill without labor ability, after expiring time
limit for execution of measure on sending to reformatories, sending to
compulsory education establishments, sending to compulsory detoxification
establishments shall be sent to social relief establishments in localities
where reformatories, compulsory education establishments, compulsory
detoxification establishments set headquater.
Chapter V
OTHER
PROVISIONS RELATING TO APPLICATION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 115. Temporarily
taking person who is executing measure sending to reformatories, sending to
compulsory education establishment or sending to compulsory detoxification
establishment out of the execution place of administrative handling measures at
the request of criminal proceedings agencies
1. At the request of competent
criminal proceedings agencies, principal of reformatory, director of compulsory
education establishment, director of compulsory detoxification establishment
decide on temporarily taking person who is executing administrative handling
measures out of the execution place of such measures in order to take part in
legal proceedings in lawsuits related to such person.
2. The temporary duration of
taking out of the place executing administrative handling measures shall be
counted in the time limit of executing such measure.
Article 116.
Transfering dossiers of subjects be subject to the application of other
administrative handling measures with criminal signs for criminal prosecution
1. When considering dossier of
subjects to decide application of administrative handling measures, if deem acts of violations committed by such person with criminal
signs, the competent persons must immediately transfer dossier to the competent
criminal proceedings agencies.
2. For cases having issued
decision on application of administrative handling measures, if after that,
detecting acts of violations committed by the persons subject to application
with criminal signs, and statute of limitations of criminal prosecution is not
expired, the President of the People’s Committee or People’s Court having
issued decision on application of administrative handling measures must cancel
such decision and within 03 days, as from the day of canceling decision,
dossier of subject must be transfer to the competent criminal proceedings
agencies.
Where the imprisonment sentence
was imposed by courts, the duration of serving the measures of sending to
reformatories, compulsory education establishments or compulsory detoxification
establishments shall be counted into the duration of serving the imprisonment
penalty. 1.5 days of serving the measure of sending to reformatories, compulsory
education establishments or compulsory detoxification
establishments are calculated as equal to 01 day of serving the imprisonment
sentence
Article 117.
Prosecution of penal liability for criminal acts committed before or during the
time of serving the other administrative handling measures
Where the persons to whom other
administrative handling measures have been applied are detected as having
committed criminal acts before or during the time of serving the decisions
thereon, at the requests of the competent criminal proceeding bodies, the
commune-level president of People’s commitee where executing measures of
education at communes, wards, district towns or principals of reformatories,
directors of compulsory education establishments, directors of compulsory
detoxification establishments must issue decisions to temporarily suspend the
execution of decisions against such persons and transfer their dossiers to the
criminal proceeding bodies; where such persons have been sentenced to
imprisonment by courts, they shall be exempt from serving the remaining
duration in the decisions on the application of other administrative handling
measures; if the applied penalties are not the imprisonment penalty, those
persons shall possibly have to continue serving the decisions on application of
other administrative handling measures.
Article 118.
Handling cases where a person is subject to both the sending into an compulsory
education establishment and the sending into a compulsory detoxification
establishment
1. In cases where a person has
committed law violation acts, being subject to the sending into compulsory
education establishment and also to compulsory detoxification establishment,
the competent body shall only apply the measure of sending him/her into a
compulsory detoxification establishment.
2. A drug addict who is classified
as a dangerous gangster shall be confined to a compulsory educational
establishment. The compulsory education establishment shall also help detoxify
drug addicts.
3. In the period of detoxification
and rehabilitation, lf persons who are staying in a compulsory detoxification
establishment commit acts in violation of provisions in Article 94 of this Law,
they shall be confined to an educational establishment.
Directors of compulsory
detoxification establishments shall compile dossiers of proposal to confine to
a compulsory educational establishment for persons who commit acts specified in
paragraph 1 of this clause on the basis of their existing dossiers and records
of new acts of violations and send them to district-level Police head where has
compulsory educational establishment. The district-level Police head shall take
opinion of head of Justice Division about legality of dossier before
considering and sending dossier proposing People’s Court where having the
compulsory detoxification establishment for decision on application of measure
sendng to compulsory detoxification establishment
The procedures for consideration
and application of measure sending to the compulsory educational establishment
for this subject shall comply with regulation of law.
The forth
part
THE MEASURES TO
PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE HANDLING THEREOF
Chapter I
GENERAL
PROVISION ON THE MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE
HANDLING THEREOF
Article 119.
The measures to prevent administrative violations and ensure the handling
thereof
In case need timely prevent
administrative violations or in order to ensure the handling of administrative
violations, the competent persons may apply the following measures according to
administrative procedures:
1. Custody of involved persons;
2. Escorting the violator;
3. Custody of material evidences
and/or means of the administrative violations, permits, or professional practice certificates;
4. Body search;
5. Inspection of transport means
and objects;
6. Search of places where material
evidences and/or means of administrative violations are hidden;
7. Management of foreigners who
have violated Vietnamese law while the expulsion procedures are carried out;
8. Assigning family, organization
to manage the person who is proposed to apply the administrative handling
measures while the procedures for application of administrative handling
measures are carried out;
9. Hunting for subjects who have
to serve decisions on sending to reformatories, compulsory education
establishments or compulsory detoxification establishments if they escape.
Article 120.
The application principles of measures to prevent administrative violations and
ensure the handling thereof
1. When applying measures to
prevent administrative violations and ensure the handling thereof, the
competent persons must strictly obey by provisions on artices from 120 to 132
of this Law, if violating, they shall be handled as prescribed by law.
2. Just applying measures to
prevent administrative violations and ensure the handling thereof in necessary
cases as prescribed in Chapter II of this part.
3. The person who issuring
decision on applying measures to prevent administrative violations and ensure
the handling thereof, must be responsible for his/her decision.
4. Using weapon, supporting tools
in application of measures to prevent administrative violations and ensure the
handling thereof, must be comply with provisions of law.
Article 121.
The cancellation or replacement of measures to prevent administrative
violations and ensure the handling thereof
1. In case application of measures
to prevent administrative violations and ensure the handling thereof is not
conformable to purpose and application condition as prescribed by this Law, the
decision on application of such measure must be cancelled.
2. The persons who have authority
to decide application of measures to prevent administrative violations and
ensure the handling thereof shall decide cancellation of measures to prevent
administrative violations when such measures are not neccesary or replace them
by other an other measures to prevent administrative violations.
Chapter II
THE AUTHORITIES
OF AND PROCEDURES FOR APPLICATION OF MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE
VIOLATIONS AND ENSURE THE HANDLING THEREOF
Article 122.
Custody of involved persons according to administrative procedures
1. Custody of involved persons
according to administrative procedures is just applied in cases need prevent,
stop immediately acts causing public disturbance, causing injury to other
persons.
2. All cases of human custody must
be decided in writing and copies of the decisions must be handed over to the
persons subject to custody, each with one copy thereof.
3. The time limit for human
custody according to administrative procedures must not exceed 12 hours; in case
of necessity, the custody time limit can be prolonged but must not exceed 24
hours as from the starting time of custody of the violators;
For persons who violate border
regulations or commit administrative violations in distant, secluded mountain
or island areas, the custody time limit may be longer, but must not exceed 48
hours as from the starting time of custody of the violators;
For the person who be kept on
airplane or ship must transfer immediately to competent agencies when the
airplane landed airport or ship arrived port.
4. At the request of person in
custody, the person issuing decision on custody must notify to his/her family,
organization where working or studying there of. In case custody of minors
committed administrative violations atnoght or custody over 06 hours, the
person issuing decision on custody must notify immediately to their parents or
guardian thereof.
5. The places used for custody
person according to administrative procedures are administrative custody house
or room which is arranged in headoffice of agencies, units where working of
person having authority for issuance of decision on custody of administrative
violation persons. If there is no administrative custody house or room, custody
places may be watchkeeping rooms or other rooms in working place, but must
ensure general provisions.
Agencies with function of
preventing law violations which must regularly keep persons committed
administrative violations in custody need arrange, design and build the
administrative custody houses or private rooms, which need have separate
custody places for minors, woman or foreigners and must have specialized
officers to manage and protect.
For airplanes, ships, trains which
have left out airports, harbors, stations, depending on specific condition and
subjects committed violations, the commanders of airplanes, captains, heads of
train shall decide the custody places and assign person to be in charge of
custody.
6. To strictly prohibite custody
of persons committed administrative violations in criminal custody rooms,
detaining rooms or places not ensure hygien, safety for the person subject to
custody.
7. The Government shall prescribe
custody of involved persons according to administrative procedures.
Article 123.
Authorities of custody of involved persons according to administrative
procedures
1. In cases a person has acts
causing public disturbance, causing injury to other persons specified in clause
1 Article 122 of this Law, the following persons have right to decide custody
of involved persons according to administrative procedures.
a) Presidents of commune-level
People’s Committee, ward police heads;
b) District Police Heads;
c) The heads of the Police Bureaus
for Administrative Management of Social Order, heads of the
Police Bureaus for order, heads of the Police Bureaus
for traffic in roadway, railway, heads of the Police Bureaus
for waterway, heads of the Police Bureaus for
Investigating Drug-related Crimes, heads of Exit and Entry Management Bureaus
under provincial-level Police Department; heads of the Police Bureaus
for Criminal-Judgment Execution and Justice Support, heads of the
Police Bureaus for Prevention and Combat of Environmental
Crimes;
d) Heads of Mobile Police units of
the company or higher level, heads of the Police Stations at border gates;
dd) The heads of the Ranger units,
leaders of the Mobile Ranger teams;
e) The heads of the Customs Sub-
Departments, the leaders of the Control Teams of the Customs Departments, the
leaders of the Anti-Smuggling Inspection Teams and the leaders of the sea
patrol flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the
General Department of Customs;
g) The leaders of the Market
Management teams;
h) The commanders of the border
sub-regions, the commanders of the port border-gate, the commanders of the
border fleets, commanders of the border flotillas, the heads of the border
posts and the commanders of the border guard units stationing in border and
island regions;
i) Commanders of the Coast Guard
flotillas, fleets, regional commnaders of coast guard;
k) Airplane or ship captains or
heads of trains when airplanes or ships leave airports or sea ports, stations;
l) The judges chairing the court
sessions.
2. The persons competent to
custody of involved persons specified from a to i clause 1 of this Article may
delegate for their deputies. The delegating is just performed when the leaders
being absent and must be presented in writing, in which clearly defining the
delegated scope, content, time limit. The deputies being delegated must be
responsible for their decisions before the leaders and before the law. The
delegated persons are not allowed to further delegate or authorize for any
other individual.
Article 124.
Escorting the violators
1. If the violators not
voluntarily observe the request of competent persons, they shall be escorted in
the following cases:
a) Being subject to custody of
involved persons according to administrative procedures;
b) Sending back to reformatories,
compulsory education establishments, compulsory detoxification establishments
as prescribed in clause 2, Article 132 of this Law.
2. The competent persons on duty
implement escorting the violators.
3. The Government provides in
details escorting the violators.
Article 125.
Custody of material evidences and/or means of the administrative violations,
permits, professional practice certificates according to administrative
procedures
1. The custody of material
evidences and/or means of the administrative violations, permits, and
professional practice certificates according to administrative procedures are
applied just in the following realy necessary cases:
a) In order to certify facts which if not custody, there shall be not base to issue sanctioning
decision. In case custody for evaluate material evidences of the administrative
violations serve as basic to define the fine bracket, the authority to impose
sanctions, provisions of clause 3, article 60 of this Law shall be applied;
b) In order to prevent immediately
acts of administrative violations which if not custody, may cause serious
consequences for society;
c) In order to ensure execution of
decisions sanctioning administrative violation as prescribed in clause 6 of
this Article.
2. The custody of material
evidences and/or means of the administrative violations specified in clause 1
of this Article must be terminated right after verifying facts as the basis for
deciding sanction, the violation acts no longer cause danger for society or the
sanctioning decision is executed.
In case being allow to pay fines
for many times as prescribed in Article 79 of this Law, after paying fines for
first time, the violator may be receive material evidences and/or means of the
administrative violations subject to custody.
3. The persons competent to apply
sanctions forms of custody of material evidences and/or means of administrative
violations as prescribed in Chapter II, the second Part of this Law shall have
authority to custody of material evidences and/or means used for administrative
violations.
4. In cases there are grounds to
assume that if not custody immediately, material evidences and/or means of
administrative violations may be dispersed, destroyed, the direct heads of
people’s police officers, police members of the Coast Guard, the Border guard
combatants, ranger officers, customer officials, market controllers who are on
official duty must perform immediately custody of material evidences and/or
means of administrative violations. Within 24 hours, after making records, the
record makers must report to their heads who are persons competent to custody
of material evidences and/or means of administrative violations specified in
clause 1 of this Article, in order to consider and issue decision on custody;
for cases material evidences are perishable goods, the persons who are
temporarily keeping goods must report immediately to their heads for
settlement, if let goods be spoiled or lost, they must pay compensation as
prescribed by law. If not issuing decision on custody, material evidences
and/or means of administrative violations subject to custody must be repay back
immediately.
5. The persons who issuing
decision on custody of material evidences and means of administrative
violations, shall preserve such material evidences and means of administrative
violations. In case material evidences and means of administrative violations
are lost, sold, swapped or faulted, their components are lost, replaced, the
person who issuing decision on custody of material evidences and means of
administrative violations, must have responsibility for paying compensation and
handled as prescribed by law.
Where the material evidences
and/or means need to be sealed, the sealing thereof must be conducted
immediately in front of the violators; if the violators are absent, the sealing
must be conducted in front of their families' representatives, organizations’
representatives, the administrations’ representatives and the witnesses.
The custody of material evidences
and/or means of administrative violations must be effected by written decisions
which must be enclosed with records on the custody and handed over to the
violators or representatives of the violating organizations, each with one copy
thereof.
6. Where the sanctioning form of
fine is applied only to violating individuals or organizations, the persons
with sanctioning competence may temporarily seize one of papers of kinds under
order as follows: the driving licenses or permits for circulation of means or
other necessary relevant papers related to material evidences and/or means of
violations until such individuals or organizations completely execute the
sanctioning decisions. If the violating individuals or organizations do not
have the above-mentioned papers, the persons with sanctioning competence may
temporarily seize the material evidences and/or means of violations, except for
case specified in clause 10 of this Article.
7. The individuals, organizations
violating administrative violations in cases subject to application of forms of
sanctions of depriving the right to use permits, professional practice
certificates may be temporarily seized permits,
professional practice certificates in order to ensure execution of sanctioning
decision. The temporarily seizing permits, professional practice certificates
while issuing decision not influence the use right of permits, professional
practice certificates of such individuals, organizations.
8. The time limit of temporarily
seizing material evidences and/or means of violations, permits, or professional practice certificates is 07 days, after day of temporarily
seizing. The time limit of temporarily seizing may be prolonged for cases with
complex facts, need verify but not exceeding 30 days, as from the days of
temporarily seizing material evidences, permits, professional practice
certificates.
For cases specified in paragraph
2, clause 1, Article 66 of this Law, which need have more time to certify, the
competent persons solving cases must report to their direct heads in writing in
order to request for extension of temporary seize; the extension must presented
in writing, time limit of extension not exceeding 30 days.
The time limit of temporarily
seizing material evidences and/or means of violations, permits, professional
practice certificates is calculated from time point when material evidences
and/or means of violations, permits, professional practice certificates are
temporarily seized in reality.
The time limit of temporarily
seizing material evidences and/or means of violations, permits, professional
practice certificates not exceeding time limit of issuing decision on
sanctioning administrative violations specified in Article 66 of this Law,
except from case specified in point c, clause 1 of this Article.
9. All cases of temporarily
seizing material evidences and/or means of violations, permits, or professional practice certificates must be make records. In records
must indicate name, quantity, kinds, condition of temporarily-seized material
evidences and/or means and must have signatures of the person issuing decision
on custody, of violators; if it fails to define violators, the violators are
absent or do not sign, there must be signatures of 02 witnesses. The record
must be made into 02 copies, the person competent to custody keeps 01 copy, the
violator keeps 01 copy.
10. For means of transport which
have caused administrative violations in cases being seixed in order to ensure
execution of decision on sanctioning administrative violations, if the
violating organizations, individuals have clear address, have condition of yard-storage for preserving means or financial ability
to pay guarantee amounts, they may allow to keep the means of violations under
management of the competent state agencies.
The Government shall prescribe in
details this clause.
Article 126.
The handling of temporarily seized material evidences and/or means, permits,
professional practice certificates according to administrative procedures
1. The person issuing decision on
temporarily custody must handle the seaized material evidences and/or means,
permits, professional practice certificates under record indicated in the
sactioning decision or repay for individuals, organizations if the sanctioning
form of confiscating the custody material evidences and/or means, the
sanctioning form of stripping off the right to use permits, professional
practice certificates are not applied.
For material evidences and/or
means being seized are appropriated, illegally used for administrative
violations in cases being confiscated, they shall be returned for their owners,
managers or legal users. In this case, the violating individuals, organizations
must pay an amount equivalent to value of violation material evidences and/or
means into the State budget.
If the owners, managers, or legal
users have intentional fault in using material evidences and/or means of the
violators as prescribed in Article 26 of this Law, such material evidences
and/or means shall be confiscated in order to remit to the State budget.
2. For temporarily seized material
evidences and/or means, permits, professional practice certificates in order to
ensure execution of sanctioning decision according to clause 6 Article 125 of
this Law, they must be retured for the sanctioned person after finished
execution of sanctioning decision.
3. For material evidences of
administrative violations are perishable goods, products, the person issung
decision on temporarily seizing must immediately sell under market price and
the sale must be made in record. The collected amounts must be sent to a
temporarily-deposit account at State Treasuries. If after that, under decision
of competent persons, such material evidences are confiscated, the collected
amounts must be remitted into the State budget, if such material evidences are
not confiscated, the collected amounts must be returned to the owners,
managers, or legal users.
4. For material evidences, means
of administrative violations which have been over time limit of temporarily
seizing, if the violator does not come to receive them and has no ligetimated
reason or case of failing to define the violator, the person issuing decision
on temporarily seizing must notify on means of mass media and list public at
headquater of agency of the person competent to seizing; within 30 days, after
notifying, and public listing, if the violators does not come to receive, the
competent person must issue decision on confiscating material evidences, means
of administrative violations for handling as prescribed in Article 82 of this
Law.
5. For material evidences, means
of administrative violations which are goods, products causing harmful for
human health, domestic animals, plants and environment, or are harmful cultural
products, they must be destroyed as prescribed in Article 33 of this Law.
6. For narcotics and objects of
types banned from circulation, they shall be confiscated or destroyed as
prescribed in Article 33 and Article 82 of this Law.
7. The person having
impulsorily-seized material evidences, means of administrative violations must
pay onle expenses for warehousing, yard-storage and preservation of material
evidences and means of administrative violations and other expenses in duration
of temporaily seizing material evidences, means of administrative violations as
prescribed in clause 8, Article 125 of this Law.
Not collecting charges of
warehousing, yard-storage and preservation expenses in duration of temporaily
seizing material evidences, means of administrative violations if the owners of
material evidences, means have no fault in administrative violations or when
applying measure of confiscating material evidences, means.
The Government prescribed in
details about charge levels of impulsorily-seizing material evidences, means
specified in Article 125 of this Law.
Article 127.
The body search according to administrative procedures
1. The body search according to
administrative procedures may be implemented only when having grounds for
presuming that the person hiding objects, documents, means used in order to
commit acts of administrative violation in his/her body.
2. The persons specified in clause
1, Article 123 of this Law have right to decide the body search according to
administrative procedures.
In case there are grounds in order
to assume that if not immediately perform search, objects, documents, means
used in order to commit administrative violations shall be dispersed,
destroyed, beside of persons specified in clause 1, Article 123 of this Law,
people’s police officers, members of the CoastGuard operation teams, Border
Guard combatants, ranger officers, customs officials, market controllers, who
are on official duty, may implement the body search according to administrative
procedures and immediately report in writing to their heads who are one of
persons specified in clause 1, Article 123 of this Law and must take
responsibilities before law for the body search.
3. The body search must be decided
in writing, unless it needs to immidiately search as prescribed ai paragraph 2,
clause 2 of this Article.
4. Before implement the body
search, the searching persons must notify of decision to the searched person.
When implement the body search, men shall search men and women search women,
and the search must be witnessed by persons of the same sex.
5. All cases of body search must
be recorded in writing. The body search decisions and records must be handed
over to the searched persons, one copy each.
Article 128.
Searching transport means and objects according to administrative procedures
1. The search of transport means
and objects according to administrative procedures shall be carried out only
when there are grounds to believe that hidden in those transport means and/or
objects are material evidences of administrative violations.
2. Persons defined in clause 1
Article 123 of this Law have rights to carry out the search of transport means
and objects according to administrative procedures.
3. In case there are grounds in
order to believe that if not immediately perform search, material evidences of
administrative violations shall be dispersed, destroyed, beside of persons
specified in clause 2 of this Article, people’s police officers, members of the
CoastGuard operation teams, Border Guard combatants, ranger officers, tax
officials, market controllers, or inspectors, who are on official duty, may
search transport means and objects according to administrative procedures and
immediately report to their heads and must take responsibilities for the
search.
4. The search of transport means
and objects must be decided in writing, unless cases specified in clause 3 of
this Article.
The search of transport means
and/or objects must be carried out in the presence of the transport means
and/or object owners or the transport means operators and a witness; where the
transport means and/or object owners or the transport means operators are
absent, there must be two witnesses.
5. All cases of search of
transport means and/or objects must be recorded in writing. The search decision
and record must be handed to transport means and/or objects owners or the
transport means operators, one copy each.
Article 129.
Search of places where material evidences and/or means of administrative
violations are hidden
1. The Search of places where
material evidences and/or means of administrative violations are hidden shall
be carried out only when there are grounds to believe that hidden material
evidences and/or means of administrative violations.
2. The persons specified in clause
1, Article 123 of this Law have right to decide search of places where material
evidences and/or means of administrative violations are hidden; where such
places are dwelling places, proposing the district-level People’s Committee
presidents for consideration and decision.
3. The search of places where
material evidences and/or means of administrative violations are hidden must be
conducted in the presence of the owners of such places or major members of
their families and the witnesses. Where the place owners or major members of
their families are absent while the search cannot be postponed, there must be
the representative of the local administration and two witnesses.
4. The search of places where
material evidences and/or means of administrative violations are hidden must
not be conducted at night, except for emergency cases, or the search is being
conducted and having not yet finished but the reasons therefor must be clearly
stated in the records thereof.
5. All cases of search of places
where material evidences and/or means of administrative violations are hidden
must be affected under written decisions and must be recorded in writing. Such
decisions and records on the search of places where material evidences and/or
means of administrative violations are hidden must be handed to the place
owners, one copy each.
Article 130.
Management of foreigners who have violated Vietnamese laws during the time of
carrying out the procedures for their expulsion
1. Management of foreigners who
have violated Vietnamese laws during the time of carrying out the procedures for
their expulsion shall be applied when there are grounds to believe that in not
applying this measure, such persons may evade or obstruct the execution of
decision on expulsion sanctioning or to prevent such persons continuing to
commit acts of law violation.
2. The heads of Exit and Entry
management agencies or the directors of principle-level Police departments
where compiling dossier proposing expulsion shall issue decision on management
of foreigners who have violated Vietnamese laws during the time of carrying out
the procedures for their expulsion by the following measures:
a) To limit traveling of the
persons subject to management;
b) To appoint dwelling places of
the persons subject to management;
c) To temporarily seize passports
or other personal papers replacing for passports.
3. The Government shall prescribe in details this clause.
Article 131.
To assign family, organization to manage the person who is proposed for
application of measure on administrative sanctioning during carrying out
procedures for application of administrative handling measures
1. During carrying out procedures
for consideration, decision on application of measures sending to the
reformatories, sending to compulsory educational establishment, sending to
compulsory detoxification establishments, the Presidents of the commune-level
People’s Committee where compiling dossier shall decide on assigning family or
social organization to manage persons who committed acts of law violation being
subjects of application of these measures.
2. The violating subjects with
stable residence shall be assigned to their family for management; if there is
no stable residence, subjects shall be assigned to social organizations for
management.
3. The time limit of management is
counted from making dossier untill the competent persons take subjects to go
for application of administrative handling measures according to decision of
the Courts.
4. The decision on assigning
family or social organizations for management must clearly state: date of
issuing decision; full name, title of the deciding person; full name, date of
birth and residence of person assigned for management or name and address of
social organization assigned for management; full name, date of birth, and
residence of person being subject to management; reason,
time limit, responsibilities of the person subject to management,
responsibilities of the person or organization of management and
responsibilities of the commune-level People’s Committee where the subject
residents; signature of person deciding on management assignment. This decision
must be sent immediately to family or social organization where accept
management, and the person being subject to management for implementation.
5. During management, the family
or social organization which is assigned for management has the following
responsibilities:
a) Not let the person being
subject to management continuing law violations;
b) To ensure the presentation of the person being subject to management when having
decsion on sending to reformatories, sending to compulsory educational
establishments, or sending to compulsory detoxification establishments;
c) To timely report to the
President of the commune-level People’s Committee issuing decision on
management assignment in case the person being subject to management flees or commits acts of law violation;
6. During management, the person
being subject to management has the following responsibilities:
a) To strictly execute provisions
of law on temporary residence, absence-from-residence. When leaving local area
of commune, ward, town in order to stay in other local area, must notify to
family, social organization assigned for management about address, duration of
temporary residence at there;
b) To timely being present at
headquarter of commune-level People’s Committee as requested by the President
of commune-level People’s Committee.
7. During management, the
President of commune-level People’s Committee where managing subjects specified
in clause 1 of this Article has the following responsibilities:
a) To notify to family, social
organization being assigned for management and the person being subject to
management about their rights and obligations during management;
b) To implement the measures to
assist for family, social organization assigned for management in management,
supervision of the person being subject to management at residence;
c) When being notified that the
person being subject to management have fled from residence or have committed
acts of law violation, the President of the commune-level People’s Committee
must immediately notify to the district-level police agency in order to have
timely handling measures as prescribed by law.
8. The Government shall prescribe
in details this clause.
Article 132.
Hunting for subjects who have had decisions on sending to reformatories,
compulsory education establishments or compulsory detoxification establishments
in case they escape
1. In case persons who have had
decisions on sending to reformatories, compulsory education establishments or
compulsory detoxification establishments escape before being sent to
reformatories or establichments, the dictrict-level police agencies where
compiling dossier shall issue decision on hunting subjects.
2. In case persons who have served
decisions in reformatories, compulsory education establishments or compulsory
detoxification establishments escape, the principals of reformatories,
directors of compulsory education establishments or directors of compulsory
detoxification establishments shall issue decision on hunting subjects. The
police agencies shall coordinate with reformatories, compulsory education
establishments or compulsory detoxification establishments in hunting such
subjects in order to bring back reformatories or establishments.
3. For persons having decision on
sending to reformatories or serving decision at reformatories specified in
clause 1 of this Article, if after finding, such persons have been enough 18
years old, the principals of reformatories shall suggest the district-level
People’s Court where having reformatories to consider, decide on application of
measure sending to the compulsory education establishments if they are eligible
to send to compulsory education establishments.
4. The period of fleeing shall not
be counted in time limit of servicing decision on application of measures
sending to reformatories, sending to compulsory education establishments or
sending to compulsory detoxification establishments.
The fifth
part
PROVISIONS FOR
MINORS COMMITTING ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Chapter I
GENERAL
PROVISIONS ON HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS FOR MINORS
Article 133.
The scope of application
The handling of minors committing acts of administrative violations is implemented
under provisions of the fifth part and other related provisions of this Law.
Article 134.
The principles of handling
Apart from principles on handlind
administrative violations specified in Article 3 of this Law, the handling for
minors shal apply additionally the following principles:
1. The handling of minors who have committed acts of administrative violations is
implemented only in necessary cases aiming to educate, assist them to repair
mistakes, develop healthily and become useful citizens of society.
In course of consideration for
handling minors who have committed acts of administrative violations, the
persons competent to handle administrative violations must ensure the best
benefits for such minors. The measure sending to reformatories may be applied
just when considering that there is no other handling measure is more suitable;
2. The handling of minors who have
committed acts of administrative violations is also based on the awareness of
minors on the dangerous-for-society nature of violating acts, reasons and
circumstances of violations in order to decide handling or application of
measure on administrative handling in conformity;
3. The application of forms of
sanctions, decision on sanctioning level for minors who have committed acts of
administrative violations must be lower than majors committing
same acts of violations.
In case of persons aged
between full 14 years old and under 16 years
old who commit administrative violations, not applying
form of fines.
Persons aged between full 16 and
under 18 who commit administrative violations are applied of the fine
sanctioning form, the fine levels must not exceed half of the fine levels
applicable to the majors; where they have no money to pay the fines or have no
ability to implement remedial measures, their parents or guardians shall have
to pay instead;
4. In course of handling minors
who have committed acts of administrative violations, the personal secrets must
be respected and protected.
5. The measures replacing the
handling of administrative violations must be considered for
application when having enough conditions specified in Chapter II of this Part.
The application of measures replacing the handling of
administrative violations shall not be considered as having been handled
administrative violations.
Article 135.
Application of forms of sanctions and remedial measures
1. The forms of sanctions applied
for minors include:
a) Warnings;
b) Fines;
c) Confiscating material evidences
and/or means of administrative violations.
2. The remedial measures applied
for minors include:
a) Forcible restoration of the
initial state;
b) Forcible application of
measures to overcome the environmental pollution, epidemic spreads;
c) Forcible destruction of goods,
articles which cause harms to human health, domestic animals, cultivated plants
and environment; and harmful cultural products;
d) Forcible remittance of illegal
revenues which obtaining from acts of violations or forcible remittance of
amounts equal to value of material evidences and/or means which be illegally
sold, dispersed, destroyed.
Article 136.
Aplication of administrative handling measures
1. The measure of education at
communes, wards, district towns is applied for minors committing acts of law
violation as prescribed in Chapter I, the third part of this Law. The minors
who are applied measure of education at communes, wards, district towns must be
managed by their parents or guardians, if they have no stable residence, they
must stay at social relief establishments or children-assistance
establishments, they are entitled to go to school, or participate in learning
programs or other vocational programs, participate in programs on consulting
and developing life skills at the community.
2. The measure of sending to
reformatories is applied for minors committing acts of law violation as
prescribed in Chapter II, the third part of this Law.
Article 137.
The time limit being considered as not yet handled administrative violations
for minors
1. The minors shall be considered
as not yet administratively sanctioned in within 06
months, after finishing execution of the sanctioning decision or as from the
day of expiry of the statute of limitations of execution of sanctioning
decision and they not repeat their violations.
2. The minors who being applied
administrative handling measures, if within 01 year, as from the dat of
finishing execution of handling decision or from the expiration of statute of
limitations of execution of handling decision, they do not repeat their
violation, they shall be considered as not yet applied administrative handling
measures.
Chapter II
MEASURES
REPLACED FOR THE HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS FOR MINORS
Article 138.
Measures replaced for handling of administrative violations
Measures replaced for the handling
administrative violations for minors include:
1. Reminding;
2. Managing at home.
Article 139. Reminding
1. Reminding is a measure replaced
for handling administrative violations in order to point out violations
committed by minors, it is implemented with respect to minors committing acts
of administrative violations which as prescribed by law, they must be
sanctioned administrative violations, if there are the following conditions:
a) The administrative violations according
to regulation must be sanctioned warnings;
b) The violating minors have
voluntarily reported their violations, honestly repenting their violations.
2. Based on provisions on clause 1
of this Article, the persons competent to impose sanctions shall decide
application of reminding measure.
The reminding is implemented in
speech, on the spot.
Article 140. Management at
home
1. The management at home is a measure replaced for handling of administrative
violations to apply with minors under subjects specified in clause 3, Article
90 of this Law when having enough the following conditions:
a) The violating minors have
voluntarily reported their violations, honestly repenting their violations;
b) With an advantage life
environment for implementation of this measure;
c) Parents or guardian is eligible
to implement management and voluntarily takes responsibility for management at home.
2. Based on provisions on clause 1
of this Article, the President of the commune-level People’s Committee shall
decide application of measure of management at home.
3. The time limit of application
of measure of management at home is between 03 months and
06 months.
4. Within 03 days, after the
decision on application of measure of management at home
takes effect, the President of the commune-level People’s Committee having
issued decision must send it to family and assign organizations, individuals
where such person resident to coordinate and supervise implementation.
The minors, who are managed at the
family, are entitled to go to school, or participate in learning
programs or other vocational programs, participate in programs on consulting
and developing life skills at the community.
5. During time of management at home, if minors continue committing acts of law violations, the competent
persons specified in clause 2 of this Article shall decide stop application of
this measure and handle as prescribed by law.
The sixth
part
IMPLEMENTATION
PROVISIONS
Article 141.
Effect
1. This Law takes effect on July
01, 2013; except for provisions relating to application of
administrative handling measures which considered and decided by People’s Court
shall take effect on January 01, 2014.
2. The Ordinance on Handling
administrative violations No.44/2002/PL-UBTVQH10, the Ordinance
No.31/2007/PL-UBTVQH11 amending a number of articles of the 2002 Ordinance on
Handling administrative violations and the Ordinance No. 04/2008/UBTVQH12
amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling
administrative violations cease to be effective on the effective date of this
Law, except for provisions relating to application of measures sending to
reformatories, sending to educational establishments, sending to medical treatment
establishments still be effect until the end of December 31, 2013.
Article 142.
The detailing provisions and implementation guidance
The Government, the Supreme
People’s Court shall provide in details and guide implementation of Articles,
clauses assigned in the Law.
This Law was passed on June 20,
2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of
Vietnam, at its 3th session.
|
CHAIRMAN OF
THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung
|
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and
for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
1.870.835
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 102 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Điều 102. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 122 như sau:
“1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.” Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
61. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 122 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.”; Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 102 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 102 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Điều 102. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
...
2. Sửa đổi đoạn đầu khoản 1 Điều 123 như sau:
“1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:” Xem nội dung VBĐiều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 102 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 105 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 Điều 105. Quy định chuyển tiếp
1. Sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 như sau: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng. Xem nội dung VBĐiều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
...
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: ... bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 105 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:
“5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.”. Xem nội dung VBĐiều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 như sau:
“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”, Xem nội dung VBĐiều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
2. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng”. Xem nội dung VBĐiều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 2. Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
2. Việc quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;
b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức phạt.
3. Việc quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:
a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Phải được mô tả rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.
4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao.
5. Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng. Xem nội dung VBĐiều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 ... Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”; Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của ... khoản 2 Điều 6 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a ... khoản 2 như sau:
“a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này; Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này; Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
d) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
đ) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm này;
e) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này. Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này; Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
“c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên;
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên.” Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của ... khoản 2 Điều 6 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... điểm b khoản 2 như sau:
...
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật này;”; Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.”; Xem nội dung VBĐiều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 17 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính.”; Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 17 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, kết quả xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.”. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”. Xem nội dung VBĐiều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 13 đến Điều 16 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng đối tượng vi phạm;
b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;
c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;
d) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
e) Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
g) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
h) Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót, nếu người đã ban hành quyết định không hủy bỏ quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.
Trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc pháp luật có quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới để tịch thu, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm đính chính quyết định khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
2. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và khoản 1 Điều này.
3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Điều 15. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:
a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
2. Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau đây:
a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định bị khởi kiện.
3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, nếu có căn cứ ban hành quyết định mới, thì người có thẩm quyền phải lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn ban hành quyết định mới theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.
4. Quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này chỉ được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần nội dung liên quan đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 16. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc một thời điểm cụ thể sau ngày ký quyết định và được ghi trong quyết định.
2. Thời hạn thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành là 10 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định; trường hợp quyết định mới ban hành có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày, thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành:
a) Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới;
b) Trường hợp phải nhiều lần thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, ban hành quyết định mới, thì thời hiệu là 02 năm, kể từ ngày ra quyết định được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần;
c) Quá thời hạn quy định tại các điểm a và b khoản này, thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả, thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn, thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Xem nội dung VBĐiều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 8 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
8. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 như sau:
“Điều 6a. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính
1. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định;
b) Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.
2. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.
3. Khi phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.
4. Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định về xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.”
9. Bổ sung Điều 6b vào sau Điều 6a như sau:
“Điều 6b. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính
1. Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;
b) Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.”
10. Bổ sung Điều 6c vào sau Điều 6b như sau:
“Điều 6c. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
11. Bổ sung Điều 6d vào sau Điều 6c như sau:
“Điều 6d. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính
1. Quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định.
2. Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định.
3. Thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì thời hiệu thi hành là 06 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định.”
12. Bổ sung Điều 6đ vào sau Điều 6d như sau:
“Điều 6đ. Trách nhiệm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót
1. Người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót và cơ quan của người đó phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện quyết định gây ra.
2. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải căn cứ vào nội dung, tính chất mức độ sai sót của quyết định và hậu quả do việc thực hiện quyết định đó gây ra đối với cá nhân, tổ chức có liên quan và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó.
3. Việc xem xét trách nhiệm được thực hiện như sau:
a) Cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót;
b) Cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình ban hành, tham mưu ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung có sai sót của quyết định, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; nếu gây thiệt hại thì phải hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.” Xem nội dung VBĐiều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 13 đến Điều 16 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 8 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau:
“3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... Điều 23 như sau:
“3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
...
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
9. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 4 Điều 23 như sau:
...
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
...
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.”; Xem nội dung VBĐiều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.”. Xem nội dung VBĐiều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
...
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25 như sau:
“3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”. Xem nội dung VBĐiều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
...
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
....
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
...
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
“6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:”. Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 40 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... như sau:
“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Xem nội dung VBĐiều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
...
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 40 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
...
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 41 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
...
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 41 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 41 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”; Xem nội dung VBĐiều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
...
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 41 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 7 như sau:
“7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”. Xem nội dung VBĐiều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
...
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
“Điều 42. Thẩm quyền của Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục, Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 42. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
16. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 Điều 43 như sau:
“4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:”. Xem nội dung VBĐiều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
...
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 45 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
...
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 45 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu, khoản 3 như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
...
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 45 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”. Xem nội dung VBĐiều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
...
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Nội dung này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 116. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 như sau:
a) Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” vào sau cụm từ “Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;” tại đoạn mở đầu khoản 2; Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Nội dung này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 116. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 như sau:
...
b) Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,” vào trước cụm từ “Cục trưởng Cục Thống kê,” tại đoạn mở đầu khoản 3. Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền phạt có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”. Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 11. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành
1. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp hết thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra mà chưa thể ra quyết định xử phạt vì lý do khách quan, thì phải chuyển vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
2. Trường hợp quyết định về xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại, thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Xem nội dung VBĐiều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
22. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 Điều 47 như sau:
“2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:”. Xem nội dung VBĐiều 47. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa
...
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
23. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 Điều 48 như sau:
“4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:” Xem nội dung VBĐiều 48. Thẩm quyền của Toà án nhân dân
...
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 25 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 49 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 Điều 49 như sau:
“5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có quyền:”; Xem nội dung VBĐiều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
...
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền: Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 25 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 25 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 49 như sau:
...
b) Bãi bỏ khoản 3. Xem nội dung VBĐiều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
...
3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Khoản này bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 25 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
26. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 Điều 52 như sau:
“4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:”. Xem nội dung VBĐiều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau:
“Điều 53. Thay đổi tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên.
2. Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”. Xem nội dung VBĐiều 53. Thay đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi thì chức danh đó có thẩm quyền xử phạt. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:
“Điều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm, hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Xem nội dung VBĐiều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 10. Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
3. Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
4. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;
b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
h) Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn. Xem nội dung VBĐiều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”. Xem nội dung VBĐiều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;
b) Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.
Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thì địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;
c) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;
d) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;
đ) Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:
a) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt;
b) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;
c) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;
d) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;
đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi phạm.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;
c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;
e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);
h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);
i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;
k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;
l) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.
5. Ký biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;
b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
6. Giao biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản;
b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.
7. Biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực.
8. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 6. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm. Việc ra quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Đối với trường hợp thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người có trách nhiệm hoàn trả chi phí khắc phục hậu quả.
6. Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ căn cứ thực hiện; nội dung công bố công khai; tên báo, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính để đăng công khai thông tin. Xem nội dung VBĐiều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
7. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
30. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:
“Điều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”. Xem nội dung VBĐiều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 17. Giải trình
1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không gửi văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc ghi rõ ý kiến trong biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính lại có yêu cầu giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm theo thủ tục quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch, bệnh đối với tang vật vi phạm hành chính là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có nguy cơ hoặc có khả năng gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch, bệnh.
3. Việc giải trình và xem xét ý kiến giải trình được thể hiện bằng văn bản và lưu trong hồ sơ xử phạt.
4. Trường hợp khi lập biên vi phạm hành chính chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt, thì cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình đến người có thẩm quyền lập biên bản. Người có thẩm quyền lập biên bản chuyển hồ sơ vụ việc cùng văn bản giải trình cho người có thẩm quyền ngay khi xác định được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 61. Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 ... Điều 63 như sau:
“1. Đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm, hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Xem nội dung VBĐiều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
31. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 2 Điều 63 như sau:
...
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này chuyển đến. Trường hợp cần thiết phải xác minh thêm tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
...
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này;
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;
d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
5. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang, bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp”. Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 65 như sau:
“2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.”. Xem nội dung VBĐiều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
34. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Xem nội dung VBĐiều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... Điều 71 như sau:
“2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cung cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
...
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
35. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 Điều 71 như sau:
...
3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”: Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
...
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
36. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 74 như sau:
“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.”. Xem nội dung VBĐiều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:
“Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
2. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
38. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau:
“Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
3. Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
39. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 78 như sau:
“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”. Xem nội dung VBĐiều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
40. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 như sau:
“1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.”. Xem nội dung VBĐiều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
41. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 80 như sau:
“5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết.”. Xem nội dung VBĐiều 80. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
...
5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay theo thẩm quyền, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
43. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 43 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
44. Sửa đổi, bổ sung Điều 87 như sau:
“Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục, Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
n) Kiểm toán trưởng;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
3. Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”. Xem nội dung VBĐiều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;
h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;
l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.”; Xem nội dung VBĐiều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”. Xem nội dung VBĐiều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
...
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
...
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ. Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
46. Sửa đổi, bổ sung Điều 90 như sau:
“Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.”. Xem nội dung VBĐiều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
d) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
đ) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm này;
e) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này. Xem nội dung VBĐiều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 4. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính và thời hiệu áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng này được xác định như sau:
a) Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm. Xem nội dung VBĐiều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
“c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên;
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên.” Xem nội dung VBĐiều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
47. Sửa đổi, bổ sung Điều 92 như sau:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”. Xem nội dung VBĐiều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
48. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 94 như sau:
“1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”. Xem nội dung VBĐiều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
49. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 96 như sau:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.”. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
...
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.” Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 50 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
50. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 97 như sau:
“4. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ; đối với người chưa thành niên thì còn phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Thông báo về việc lập hồ sơ được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 16. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ, tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo; địa điểm đọc hồ sơ; thời hạn đọc, ghi chép và sao chụp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo;
d) Quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ tại cuộc họp tư vấn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.” Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 50 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thông báo về việc lập hồ sơ được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 51 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
51. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 98 như sau:
“1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Luật này, cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 của Luật này gửi hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận dược hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cung cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.”. Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 51 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 52 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
52. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 99 như sau:
“3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”. Xem nội dung VBĐiều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.
2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.
3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Xem nội dung VBĐiều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 52 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 53 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
53. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 100 như sau:
“1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ, cho Trưởng Công an cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật này quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.”. Xem nội dung VBĐiều 100. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 99 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 53 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
54. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 101 như sau:
“3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.
2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.
3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 55 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
55. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 102 như sau:
“1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 101 của Luật này hoặc kể từ ngày Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập biên bản về hành vi vi phạm mới quy định tại khoản 3 Điều 118 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 101 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.”. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 55 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
56. Sửa đổi, bổ sung Điều 103 như sau:
“Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan. Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.”. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 40,41,42 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 40. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề nghị)
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi phát hiện người nghiện ma túy thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy, các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).
2. Việc xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy.
Điều 41. Thành phần hồ sơ đề nghị
1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) 01 bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 biên bản vi phạm một trong các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký cai nghiện, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, quản lý sau cai nghiện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Mẫu số 27 Phụ lục II Nghị định này;
c) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
d) 01 bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 31 Phụ lục II Nghị định này;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc làm văn bản đề nghị theo Mẫu số 29 Phụ lục II Nghị định này kèm theo các tài liệu quy định tại điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Điều 42. Thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồ sơ đề nghị
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ quy định tại Điều 40 của Nghị định này thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc, kèm 01 bản sao bộ hồ sơ theo Mẫu số 32 Phụ lục II Nghị định này gửi cho người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền của người được thông báo;
d) Thời gian đọc hồ sơ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, người nghiện ma túy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ
a) Công an cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đề nghị kèm hồ sơ cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị.
b) Hồ sơ đề nghị phải đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 27. Biên bản vi phạm về cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện chất
...
Mẫu số 29. Văn bản đề nghị xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 30. Lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 31. Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 32. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Chương 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:
a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;
c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:
a) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.
b) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;
d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;
b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 10. Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy.
1. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ thuộc trạm Y tế cấp xã, bệnh xá Quân y, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp huyện trở lên, phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bộ Y tế hướng dẫn việc tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy.
2. Người có thẩm quyền xác định người nghiện ma túy phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật.
Điều 11. Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện;
d) Địa điểm đọc hồ sơ;
đ) Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 12. Gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc gửi Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý, bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.
3. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải bảo đảm phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
d) Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Thẩm quyền lập hồ sơ;
e) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 13. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Nghị định này với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Tòa án nhân dân cùng cấp. Văn bản nêu rõ tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị áp dụng biện pháp này sẽ phải thi hành.
3. Trường hợp Tòa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Giao cho tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm các điều kiện:
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: diện tích tối thiểu 10 m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: diện tích tối thiểu 8 m2 và bằng hoặc lớn hơn 4 m2/người điều trị; trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ;
b) Về nhân sự phải có tối thiểu 04 người gồm: phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
2. Tổ chức xã hội có trách nhiệm quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 131 của Luật xử lý vi phạm hành chính và hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện theo quy định của Bộ Y tế.
3. Tổ chức xã hội tham gia quản lý tại Khoản 2 Điều này được hỗ trợ kinh phí trong quá trình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm: hỗ trợ trực tiếp cho người của tổ chức xã hội được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện; hỗ trợ tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh thông thường và các chi phí sinh hoạt khác cho người nghiện.
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
...
2. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
d) Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.”
3. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.”
4. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:
a) Đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.”
5. Điểm b khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
2. Bãi bỏ Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
24. Khoản 3 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được áp dụng đối với người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng, người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế”. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 40,41,42 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 57 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
57. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 104 như sau:
“1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, Công an cấp tỉnh gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm; Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Xem nội dung VBĐiều 104. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 57 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
58. Sửa đổi, bổ sung Điều 107 như sau:
“Điều 107. Gửi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người bị áp dụng, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc Cơ quan Công an cùng cấp trong trường hợp Công an cấp tỉnh, lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, còn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.”. Xem nội dung VBĐiều 107. Gửi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi cho người bị áp dụng, Trưởng Công an cấp huyện và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng còn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 59 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
59. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 110 như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan nhận được quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 107 của Luật này có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”. Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 59 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
60. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 118 như sau:
“3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo quy định của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 118. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi quy định tại đoạn 1 khoản này trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của Trưởng phòng Tư pháp về tính pháp lý của hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
60. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 118 như sau:
“3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo quy định của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 118. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi quy định tại đoạn 1 khoản này trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của Trưởng phòng Tư pháp về tính pháp lý của hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
61. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 122 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.”; Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
61. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 122 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với trường hợp tạm giữ người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì nơi tạm giữ là khu lưu giữ tạm thời tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.”. Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ. Nơi tạm giữ được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 22. Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nơi tạm giữ được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
62. Sửa đổi, bổ sung Điều 123 như sau:
“Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.”. Xem nội dung VBĐiều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kì cá nhân nào khác. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 63 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
63. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 124 như sau:
“b) Đưa vào hoặc đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 111, khoản 2 Điều 112 không tự giác chấp hành khi điều kiện hoãn, tạm đình chỉ không còn và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 124. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
...
b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này. Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 63 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... Điều 125 như sau:
“3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản ... 4 ... Điều 125 như sau:
...
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản ... 5 ... Điều 125 như sau:
...
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 ... như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản ... 9 ... như sau:
...
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản ... 10 ... như sau:
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 và Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính,
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:
a) Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
2. Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
3. Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện được thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
5. Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).
6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định về nơi giữ, bảo quản, tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện, sử dụng phương tiện vi phạm được giao giữ, bảo quản trái quy định của pháp luật thì sẽ chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định; trường hợp để xảy ra mất, bán, đánh tráo, trao đổi, cầm cố hoặc có hành vi định đoạt khác đối với phương tiện thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Trường hợp được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
3. Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:
a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.
Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
4. Việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông trong trường hợp đặt tiền bảo lãnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.
5. Các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 5, Khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2020 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
...
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
a) Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
2. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.
Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.
Trường hợp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân thì cá nhân vi phạm cung cấp số định danh của mình cho cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ khi gửi đơn đề nghị;
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm từ khi ra quyết định tạm giữ cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản;
c) Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ; thời hạn tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.
Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm tạm giữ giấy chứng nhận; họ tên, chức vụ của người có thẩm quyền tạm giữ; tên tổ chức, cá nhân bị tạm giữ giấy chứng nhận; lý do, thời hạn tạm giữ. Biên bản phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm bị tạm giữ giấy chứng nhận và người có thẩm quyền tạm giữ; biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.
Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.
3. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nêu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.
5. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.
6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
7. Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.”
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện;
b) Thời hạn xem xét, quyết định việc cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện, giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm trong thời gian xem xét, quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.
4. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Khi chuyển tiền vào bộ phận tài vụ, kế toán phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh; mức tiền chuyển vào bộ phận tài vụ, kế toán. Biên bản phải có chữ ký của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.
Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.
5. Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải được lập biên bản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Người có thẩm quyền tạm giữ giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản sau khi đã hoàn thành việc lập biên bản và tổ chức, cá nhân đến nhận phương tiện được giao giữ, bảo quản. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tự bảo quản.
6. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định này.
7. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.
Trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì số tiền thừa còn lại sau khi đã khấu trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đã đặt tiền bảo lãnh trước đó. Khi trả lại số tiền thừa phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm trả lại; họ, tên, chức vụ của người trả lại số tiền thừa; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền; lý do và số tiền được nhận lại. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản. Số tiền thừa được trả lại cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt.
8. Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện vi phạm đang được giao giữ, bảo quản.
9. Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển số tiền xử phạt từ khấu trừ vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.”
...
PHỤ LỤC MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KHẤU TRỪ TIỀN ĐẶT BẢO LÃNH Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 và Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 5, Khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2020 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
65. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.”; Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
65. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4; ... như sau:
“4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
65. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật này.”. Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật này. Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được sửa đổi bởi Khoản 66 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
66. Sửa đổi, bổ sung Điều 131 như sau:
“Điều 131. Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú ổn định, cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định giao cho gia đình quản lý đối tượng trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Đối với người không có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình không đồng ý quản lý, việc quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định giao cho trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cư trú hoặc có hành vi vi phạm tổ chức quản lý.
3. Thời hạn quản lý được tính từ khi lập hồ sơ cho đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của Tòa án.
Thời gian quản lý tại trung tâm, cơ sở đối với đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được trừ vào thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
4. Quyết định giao cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức quản lý phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được giao quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người được quản lý, trách nhiệm của người hoặc cơ quan, tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao quản lý, Quyết định này phải được gửi ngay cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận quản lý, người được quản lý để thực hiện.
5. Trong thời gian quản lý, gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Trong thời gian quản lý, người được quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương, khác phải thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời tại trụ sở của cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ khi có yêu cầu.
7. Trong thời gian quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định quản lý có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý và người được quản lý về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý trong việc quản lý, giám sát người được quản lý;
c) Khi được thông báo về việc người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý phải kịp thời có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”. Xem nội dung VBĐiều 131. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ quyết định giao gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp này.
2. Đối tượng vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lý; trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý.
3. Thời hạn quản lý được tính từ khi lập hồ sơ cho đến khi người có thẩm quyền đưa đối tượng đi áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quyết định của Tòa án.
4. Quyết định giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao quản lý hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được giao quản lý; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được quản lý; lý do, thời hạn, trách nhiệm của người được quản lý, trách nhiệm của người hoặc tổ chức quản lý và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao quản lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nhận quản lý, người được quản lý để thực hiện.
5. Trong thời gian quản lý, gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý có trách nhiệm sau:
a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Trong thời gian quản lý, người được quản lý có trách nhiệm sau:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.
7. Trong thời gian quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý và người được quản lý về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao quản lý trong việc quản lý, giám sát người được quản lý tại nơi cư trú;
c) Khi được thông báo về việc người được quản lý bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được sửa đổi bởi Khoản 66 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 67 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
67. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 132 như sau:
“3. Trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này đủ 18 tuổi tại thời điểm truy tìm được, Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 2 Điều này đủ 18 tuổi tại thời điểm truy tìm được, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.”. Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
...
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 67 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
68. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 134 như sau:
“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”. Xem nội dung VBĐiều 134. Nguyên tắc xử lý
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
...
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay; Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
70. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 140 như sau:
“1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.”. Xem nội dung VBĐiều 140. Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:
a) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
a) Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ” tại điểm b khoản 1 Điều 28 Xem nội dung VBtháo dỡ Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
a) Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ” tại ... Điều 30; Xem nội dung VBtháo dỡ Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
b) Thay cụm từ “50.000.000 đồng” bằng cụm từ “100.000.000 đồng” tại điểm b khoản 2 Điều 38 Xem nội dung VB50.000.000 đồng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
b) Thay cụm từ “50.000.000 đồng” bằng cụm từ “100.000.000 đồng” tại ... điểm b khoản 5 Điều 39; Xem nội dung VB50.000.000 đồng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm c Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Thay cụm từ “quản lý rừng, lâm sản” bằng từ “lâm nghiệp” tại điểm b khoản 5 Điều 43; Xem nội dung VBquản lý rừng, lâm sản Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm c Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm d Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
d) Thay cụm từ “25.000.000 đồng” bằng cụm từ “50.000.000 đồng” tại điểm b khoản 2 Điều 47; Xem nội dung VB25.000.000 đồng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm d Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ” tại khoản 3 Điều 60; Xem nội dung VB24 giờ Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ” tại khoản 3 Điều 60; Xem nội dung VB24 giờ Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản 1 ... Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 2 ... Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 2 ... Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
e) Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại khoản ... 3 Điều 62; Xem nội dung VBcơ quan tiến hành tố tụng Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
g) Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” tại điểm d khoản 2 Điều 94 Xem nội dung VBbệnh viện Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
g) Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” tại ... điểm b khoản 2 Điều 96 Xem nội dung VBbệnh viện Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
g) Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” tại ... điểm a khoản 1 ... Điều 111; Xem nội dung VBbệnh viện Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
g) Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” tại ... điểm a ... khoản 2 Điều 111; Xem nội dung VBbệnh viện Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
g) Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên” tại ... điểm c khoản 2 Điều 111; Xem nội dung VBbệnh viện Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm h Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
h) Thay cụm từ “03 ngày” bằng cụm từ “02 ngày làm việc” tại khoản 2 Điều 98; Xem nội dung VB03 ngày Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm h Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
i) Thay cụm từ “02 người chứng kiến” bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” tại khoản 4 Điều 128 Xem nội dung VB02 người chứng kiến Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
i) Thay cụm từ “02 người chứng kiến” bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” tại ... khoản 3 Điều 129; Xem nội dung VB02 người chứng kiến Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 ... Điều 39 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm d khoản 4 Điều 39 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 4 ... Điều 41 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 5 Điều 41 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 2 ... Điều 43 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 3 ... Điều 43 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 4 Điều 43 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 3 Điều 44 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 2 Điều 45 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 1 ... Điều 46 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm d khoản 2 ... Điều 46 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm d khoản 3 Điều 46 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 1 Điều 47 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 1 ... Điều 48 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 2 ... Điều 48 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 3 Điều 48 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 2 Điều 49. Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
a) Bỏ cụm từ “06 tháng,” tại khoản 3 ... Điều 17; Xem nội dung VB06 tháng, Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
a) Bỏ cụm từ “06 tháng,” tại ... điểm c khoản 5 Điều 17; Xem nội dung VB06 tháng, Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
b) Bỏ cụm từ “Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.” tại Điều 26; Xem nội dung VBViệc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 2 Điều 38 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm d khoản 5 Điều 39 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 4 Điều 44 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 3 Điều 45 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm d khoản 2 Điều 47 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
c) Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại ... điểm c khoản 4 Điều 49 Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
d) Bỏ cụm từ “được sử dụng để” tại điểm c khoản 4 Điều 48; Xem nội dung VBđược sử dụng để Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
74. Bỏ một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
đ) Bỏ cụm từ “khoản 5 và khoản 9” tại khoản 3 Điều 60. Xem nội dung VBkhoản 5 và khoản 9 Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
75. Bãi bỏ điều 50 Xem nội dung VBĐiều 50. Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
4. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
75. Bãi bỏ điều ... 82 Xem nội dung VBĐiều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 12. Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá
1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan ra quyết định tịch thu phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu thành lập Hội đồng để bán đấu giá. Thành phần, trình tự, thủ tục bán đấu giá của hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.
2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản đó được thực hiện tại địa điểm nơi đang giữ tang vật, phương tiện.
3. Cơ quan đã ra quyết định tịch thu khi tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải gửi kèm hồ sơ chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Hồ sơ chuyển giao gồm: Biên bản chuyển giao; quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tang vật, phương tiện hoặc hóa đơn, chứng từ khác thể hiện giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
4. Trường hợp tang vật, phương tiện không bán đấu giá được hoặc đã được bán đấu giá nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các chi phí quy định tại Khoản 4 Điều 82 của Luật xử lý vi phạm hành chính, thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Xem nội dung VBĐiều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được hướng dẫn bởi Nghị định 115/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính,
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Chương 2. QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ, TỊCH THU
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 10. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
...
Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Địa điểm tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.” Xem nội dung VBĐiều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2020 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
1. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
3. Khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
4. Khoản 1, khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
8. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
Điều 2. Bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
...
PHỤ LỤC MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KHẤU TRỪ TIỀN ĐẶT BẢO LÃNH Xem nội dung VBĐiều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để bán đấu giá được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được hướng dẫn bởi Nghị định 115/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2020 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
75. Bãi bỏ điều ... 142 Xem nội dung VBĐiều 142. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. Việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị quyết 24/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 20/06/2012 Điều 1
1. Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hết hiệu lực kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Điều 2
Kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính được công bố:
1. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự hoặc nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng.
3. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự;
b) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
4. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
5. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng thì không tiếp tục lập hồ sơ xem xét, áp dụng.
Trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng chưa thi hành hoặc được hoãn thi hành thì không phải thi hành; trường hợp đang thi hành hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành thì không phải chấp hành phần thời gian còn lại.
Trường hợp quy định tại khoản này và trường hợp được miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
6. Đối với trường hợp người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định được quy định như sau:
Trường hợp đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành hoặc đang được hoãn thi hành thì chuyển cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối với người không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trường hợp thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chưa đủ 03 tháng thì chỉ tiếp tục chấp hành cho đến khi đủ 03 tháng; trường hợp đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 03 tháng trở lên thì không tiếp tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 3
1. Áp dụng các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:
a) Các quy định về xử phạt, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt và các quy định về xử phạt khác có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước thời điểm này mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết;
b) Các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có lợi cho cá nhân có hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm này mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để giải quyết.
Điều 4
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này; tổ chức việc rà soát các văn bản có liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính; Chính phủ khẩn trương chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức, nguồn lực kịp thời triển khai việc quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này.
3. Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương tuyển dụng, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ thẩm phán, công chức, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc của Toà án nhân dân để bảo đảm đáp ứng yêu cầu xem xét, quyết định các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy hiệu lực của Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Nghị quyết này. Xem nội dung VBĐiều 142. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị quyết 24/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 20/06/2012 Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
73. Thay một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm sau đây:
...
k) ...
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 1 Điều 38. Xem nội dung VBcó giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của ... khoản 2 Điều 6 như sau:
...
c) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 như sau:
“đ) Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”. Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này. Khoản này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 như sau:
“8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.”. Xem nội dung VBĐiều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 17 như sau:
a) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 2 như sau:
“đ) Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính.”; Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm a, b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 40 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”;
b) ... bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
...
3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này”; Xem nội dung VBĐiều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều này được bổ sung bởi Điểm a, b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chương này được bổ sung bởi Khoản 17, 20, 24 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
17. Bổ sung Điều 43 a vào sau Điều 43 như sau:
“Điều 43a. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”.
...
20. Bổ sung Điều 45a vào sau Điều 45 như sau:
“Điều 45a. Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”.
...
24. Bổ sung Điều 48a vào sau Điều 48 như sau:
“Điều 48a. Thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước
1. Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Kiểm toán trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này”. Xem nội dung VBPhần thứ hai XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
Chương II THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Điều 42. Thẩm quyền của Hải quan
Điều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
Điều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
Điều 47. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa
Điều 48. Thẩm quyền của Toà án nhân dân
Điều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
Điều 50. Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước
Điều 51. Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực ...
Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ...
...
Điều 53. Thay đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 54. Giao quyền xử phạt Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được hướng dẫn bởi Khoản 23 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
23. Bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 như sau:
“Điều 12a. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm
“1. Trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
b) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.
3. Thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều này.” Xem nội dung VBPhần thứ hai XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
Chương II THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Chương này được bổ sung bởi Khoản 17, 20, 24 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được hướng dẫn bởi Khoản 23 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
18. Bổ sung đoạn mở đầu vào trước khoản 1 Điều 44 như sau:
“Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được quy định như sau”. Xem nội dung VBĐiều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều này được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
42. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 như sau:
“3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”. Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Điều này được bổ sung bởi Khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”; Xem nội dung VBĐiều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ. Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm a, b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
64. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
a) ... bổ sung các khoản 5a, 5b và 5c vào sau khoản 5 Điều 125 như sau:
...
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.”;
b) ... bổ sung khoản 11 vào sau khoản 10 như sau:
...
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”. Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Điều này được bổ sung bởi Điểm a, b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
65. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 126 như sau:
...
b) ... bổ sung khoản 4a và khoản 4b vào sau khoản 4 như sau:
...
4a. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”; Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
5. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm độc hại thì phải tiến hành tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật này.
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 23. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm, thì các cá nhân, tổ chức vi phạm đều có trách nhiệm trong việc nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ do người có thẩm quyền xử phạt quyết định, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có sự thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản gửi đến người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì xử lý như sau:
a) Bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước;
b) Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu. Trường hợp tài sản bảo đảm sau khi được xử lý có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa nộp đủ khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước, thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm;
c) Bên nhận thế chấp không thực hiện nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu trong thời hạn quy định, thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hoặc lĩnh vực khác có liên quan.
3. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
5. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm độc hại thì phải tiến hành tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
6. Đối với các chất ma túy và những vật thuộc loại cấm lưu hành thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 và Điều 82 của Luật này.
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này. Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
69. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 138 như sau:
“3. Giáo dục đưa vào cộng đồng.”. Xem nội dung VBĐiều 138. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
1. Nhắc nhở;
2. Quản lý tại gia đình. Điều này được bổ sung bởi Khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chương này được bổ sung bởi Khoản 71 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
71. Bổ sung Điều 140a vào sau Điều 140 trong Chương II Phần thứ năm như sau:
“Điều 140a. Giáo dục dựa vào cộng đồng
1. Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.”. Xem nội dung VBPhần thứ năm NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
Chương II CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 138. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 139. Nhắc nhở
...
Điều 140. Quản lý tại gia đình Chương này được bổ sung bởi Khoản 71 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bổ sung cụm từ “,biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng” vào trước cụm từ “và biện pháp quản lý tại gia đình” tại khoản 4 Điều 2; Xem nội dung VBĐiều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình. Khoản này được bổ sung bởi Điểm a Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
b) Bổ sung cụm từ “,tổ chức” vào sau từ “cá nhân” tại điểm c khoản 1 Điều 6 Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
...
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Điểm này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
b) Bổ sung cụm từ “,tổ chức” vào sau từ “cá nhân” tại điểm ... khoản 4 Điều 62; Xem nội dung VBĐiều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
...
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm. Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
c) Bổ sung cụm từ “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước,” vào trước cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp” tại đoạn mở đầu khoản 2 Điều 18; Xem nội dung VBĐiều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây: Nội dung này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được bổ sung bởi Điểm d Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
d) Bổ sung cụm từ “,phương tiện” vào sau từ “tang vật” tại Điều 60; Xem nội dung VBĐiều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật này.
4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Điều này được bổ sung bởi Điểm d Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm đ Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
đ) Bổ sung cụm từ “và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật” vào trước cụm từ “của tổ chức vi phạm” tại điểm đ khoản 1 Điều 68; Xem nội dung VBĐiều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
...
đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Điểm này được bổ sung bởi Điểm đ Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
e) Bổ sung cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” vào sau cụm từ “Trường công an cấp huyện” tại điểm b khoản 2 Điều 100 Xem nội dung VBĐiều 100. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
...
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
e) Bổ sung cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” vào sau cụm từ “Trường công an cấp huyện” tại ... điểm b khoản 2 Điều 102. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
...
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
e) Bổ sung cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” vào sau cụm từ “Trường công an cấp huyện” tại ... điểm b khoản 2 Điều 102. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
...
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
72. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
...
e) Bổ sung cụm từ “, Giám đốc Công an cấp tỉnh” vào sau cụm từ “Trường công an cấp huyện” tại ... điểm b khoản 2 Điều 102. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
...
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Điểm này được bổ sung bởi Điểm e Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
...
2. Bổ sung cụm từ “, tần số vô tuyến điện” vào sau cụm từ “phòng, chống tác hại của rượu, bia” tại khoản 1 Điều 64 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14. Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
...
2. Bổ sung cụm từ “, tần số vô tuyến điện” vào sau cụm từ “phòng, chống tác hại của rượu, bia” tại khoản 1 Điều 64 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14. Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.” Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.” Xem nội dung VBĐiều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 3 và Điều 7 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 3. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước tối thiểu và tối đa không quá lớn.
...
Điều 7. Áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.
2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền ra quyết định phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
4. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc đã được cấp do giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đó, thì người có thẩm quyền xử phạt thu hồi và thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị thu hồi biết. Xem nội dung VBĐiều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 3 và Điều 7 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 3. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
...
2. Việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Xem nội dung VBĐiều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 4. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào Điều 21, Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính, khoản 1 Điều 3 Nghị định này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Xem nội dung VBĐiều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xác định thẩm quyền xử phạt được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 5. Xác định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
3. Trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh tham gia xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các chức danh đó đối với từng điều khoản cụ thể.
Trong trường hợp nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính đặc thù theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Nghị định này, thì chức danh có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành cũng được xử phạt đối với hành vi có tính chất đặc thù quy định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác.
4. Văn bản giao quyền quy định tại Điều 54, Khoản 2 Điều 87 và Khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; văn bản giao quyền phải đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của văn bản giao quyền.
5. Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng. Xem nội dung VBĐiều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Đền Khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
2. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:
“3a. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.”
3. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.”
4. Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 5 như sau:
“5a. Cấp phó của những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được giao quyền thì có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
5. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5a Điều 5 như sau:
“6. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định giao quyền hết thời hạn;
b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.” Xem nội dung VBĐiều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Xác định thẩm quyền xử phạt được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Đền Khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xác định thẩm quyền xử phạt được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 5. Xác định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định.
3. Trường hợp nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh tham gia xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các chức danh đó đối với từng điều khoản cụ thể.
Trong trường hợp nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính đặc thù theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 của Nghị định này, thì chức danh có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành cũng được xử phạt đối với hành vi có tính chất đặc thù quy định trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác.
4. Văn bản giao quyền quy định tại Điều 54, Khoản 2 Điều 87 và Khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; văn bản giao quyền phải đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của văn bản giao quyền.
5. Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng. Xem nội dung VBĐiều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Đền Khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
2. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:
“3a. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.”
3. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải được đánh số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.”
4. Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 5 như sau:
“5a. Cấp phó của những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được giao quyền thì có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
5. Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5a Điều 5 như sau:
“6. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định giao quyền hết thời hạn;
b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.” Xem nội dung VBĐiều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. Xác định thẩm quyền xử phạt được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Đền Khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 6. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm. Việc ra quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Đối với trường hợp thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người có trách nhiệm hoàn trả chi phí khắc phục hậu quả.
6. Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ căn cứ thực hiện; nội dung công bố công khai; tên báo, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính để đăng công khai thông tin. Xem nội dung VBĐiều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
7. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 18. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Trường hợp đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính, thì cũng phải thực hiện công bố công khai theo quy định tại khoản này.
2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
3. Người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai có trách nhiệm:
a) Đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
b) Đăng công khai thông tin đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính ít nhất 01 lần, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;
c) Đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
4. Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai;
b) Đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.
5. Đính chính thông tin sai lệch:
a) Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;
b) Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
6. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì những lý do bất khả kháng, thì người có trách nhiệm công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và thực hiện công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.
7. Kinh phí thực hiện công bố công khai và đính chính thông tin sai lệch được chi trả bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên từ cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
8. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Xem nội dung VBĐiều 72. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 8. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ, tên, địa chỉ nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hậu quả hoặc ảnh hưởng của hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
3. Người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai; có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính. Chi phí cho việc đính chính do cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt chi trả. Người phụ trách báo hoặc trang thông tin điện tử đăng thông tin phải thực hiện việc đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính.
5. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng thì người có thẩm quyền công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.
6. Kinh phí thực hiện công bố công khai được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định thực hiện công bố công khai. Xem nội dung VBĐiều 72. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 19. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; kể từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc doanh nghiệp giải thể; thời điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau đây:
a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.
2. Trách nhiệm thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản:
a) Cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Cá nhân là người được hưởng di sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản thừa kế.
3. Gửi quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
a) Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành;
b) Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này và điểm a khoản này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
4. Thủ tục thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
a) Thủ tục thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện.
Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ di sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).
5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại di sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 75. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 9. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:
a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.
2. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.
Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt.
Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục thi hành phần nội dung của quyết định xử phạt theo Điểm b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).
5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 75. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
2. Thủ tục nộp tiền phạt:
a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
3. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.
4. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
5. Việc thu, nộp, hoàn trả tiền nộp phạt được thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.
3. Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
4. Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.
7. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.
8. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 và Khoản 17 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
16. Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 Điều 10 như sau:
“d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”
17. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.” Xem nội dung VBĐiều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 và Khoản 17 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 7 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
...
3. Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
...
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
...
7. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 7 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 11. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý và sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền thu phạt.
2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:
a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 và Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;
c) Giấy xác nhận nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước (nếu có);
d) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
4. Sử dụng biên lai thu tiền phạt:
a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đối chiếu các thông tin ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định. Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt;
Trường hợp thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung biên lai phải ghi rõ số tiền đã thu và việc thu thuộc trường hợp thu tiền chậm nộp phạt.
b) Cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính có quyền từ chối nộp tiền nếu phát hiện biên lai thu tiền phạt hoặc chứng từ thu tiền không đúng mẫu quy định, ghi không đúng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ghi không đúng số tiền phạt, chậm nộp phạt (nếu có) và báo cho cơ quan quản lý người có thẩm quyền thu tiền phạt biết để xử lý kịp thời.
5. Quản lý biên lai thu tiền phạt:
a) Việc quản lý biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo chế độ quản lý hiện hành phù hợp với từng loại biên lai;
b) Cơ quan, tổ chức được cấp biên lai để thu tiền phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi nhập, xuất, bảo quản, lưu giữ biên lai theo chế độ kế toán hiện hành; hàng tháng, hàng quý lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; hàng năm thực hiện quyết toán biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định;
c) Việc hủy biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định hiện hành phù hợp với từng chủng loại biên lai.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 đến Khoản 20 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
18. Bổ sung điểm c1 vào sau điểm c khoản 2 Điều 11 như sau:
“c1) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau:
“3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm tổ chức việc in và quản lý giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
b) Cơ quan, tổ chức phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính hoặc giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.”
20. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính; trừ giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 3 Điều này.” Xem nội dung VBĐiều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 đến Khoản 20 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 11. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý và sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền thu phạt.
2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:
a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 và Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;
c) Giấy xác nhận nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước (nếu có);
d) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
4. Sử dụng biên lai thu tiền phạt:
a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đối chiếu các thông tin ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định. Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt;
Trường hợp thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung biên lai phải ghi rõ số tiền đã thu và việc thu thuộc trường hợp thu tiền chậm nộp phạt.
b) Cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính có quyền từ chối nộp tiền nếu phát hiện biên lai thu tiền phạt hoặc chứng từ thu tiền không đúng mẫu quy định, ghi không đúng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ghi không đúng số tiền phạt, chậm nộp phạt (nếu có) và báo cho cơ quan quản lý người có thẩm quyền thu tiền phạt biết để xử lý kịp thời.
5. Quản lý biên lai thu tiền phạt:
a) Việc quản lý biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo chế độ quản lý hiện hành phù hợp với từng loại biên lai;
b) Cơ quan, tổ chức được cấp biên lai để thu tiền phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi nhập, xuất, bảo quản, lưu giữ biên lai theo chế độ kế toán hiện hành; hàng tháng, hàng quý lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; hàng năm thực hiện quyết toán biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định;
c) Việc hủy biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định hiện hành phù hợp với từng chủng loại biên lai.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 đến Khoản 20 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
18. Bổ sung điểm c1 vào sau điểm c khoản 2 Điều 11 như sau:
“c1) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 như sau:
“3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm tổ chức việc in và quản lý giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
b) Cơ quan, tổ chức phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính hoặc giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt, giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.”
20. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng các chứng từ thu phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính; trừ giấy chứng nhận nộp tiền phạt hoặc xác nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 3 Điều này.” Xem nội dung VBĐiều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
1. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 18 đến Khoản 20 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Việc xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.
Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.
2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:
a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;
b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;
c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;
d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.
3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản. Xem nội dung VBPhần thứ ba ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH Việc xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 25. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm.
2. Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 26 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở. Xem nội dung VBPhần thứ năm NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 14. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm.
2. Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở. Xem nội dung VBPhần thứ năm NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 26. Biện pháp nhắc nhở
1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản. Xem nội dung VBĐiều 139. Nhắc nhở
1. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
b) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 15. Biện pháp nhắc nhở
1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản. Xem nội dung VBĐiều 139. Nhắc nhở
1. Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
b) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 đến Điều 19 và Điều 21 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này do Trưởng Công an cấp xã tự lập hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
c) Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
2. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được lập thành văn bản và gửi đến Trưởng Công an cấp xã. Người đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong văn bản đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung của văn bản đề nghị phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm; họ, tên và tên cơ quan, tổ chức của người đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nhân thân của người vi phạm; hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên quan (nếu có); chữ ký của người đề nghị.
4. Xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm.
Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có) và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên;
b) Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, thì Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người đề nghị ngay sau khi hết thời hạn kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trường hợp chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trường Công an cấp xã tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận lập hồ sơ đề nghị.
5. Trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên, nếu xét thấy đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, thì Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Đối với người chưa thành niên, ngoài các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè và hoàn cảnh dẫn đến vi phạm;
b) Lấy ý kiến nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có);
c) Lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trừ trường hợp người chưa thành niên được chuyển đến cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm thu thập các thông tin, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Thông tin thu thập được phải thể hiện bằng văn bản.
4. Công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có), cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác minh nơi cư trú của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đối với các địa bàn là vùng miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
2. Người được xác định có nơi cư trú ổn định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người hiện đang sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú;
b) Trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú thì nơi cư trú ổn định là nơi ở hiện tại của đối tượng được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú và có thời gian thường xuyên sinh sống từ 30 ngày trở lên, có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã.
3. Người được xác định không có nơi cư trú ổn định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người có đăng ký thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú, có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú về việc người đó không sinh sống ở nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú và không biết người đó đang ở đâu;
b) Thành viên gia đình theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng hiện không biết người đó hiện nay đang ở đâu và cơ quan Công an tra cứu thông tin được lưu trữ theo quy định của pháp luật nhưng cũng không xác định được người đó đang ở đâu;
c) Người không đăng ký thường trú hoặc tạm trú và thời gian sinh sống ở một nơi cố định dưới 30 ngày.
4. Việc xác minh nơi cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không cư trú tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thực hiện xong việc xác minh nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này, mà không xác minh được nơi cư trú, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Đối với đối tượng là người chưa thành niên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội theo danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội đó đóng trụ sở, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đối với đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy đối với các đối tượng sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có kết quả xét nghiệm dương tính với chất ma túy trong cơ thể thì người có thẩm quyền hoặc người đề nghị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với người vi phạm gửi ngay kết quả đến Trưởng Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc Trưởng Công an cấp xã nơi người đó thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xác định là nghiện ma túy thì thực hiện việc cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
4. Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà được xác định là nghiện ma túy thì người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định này.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
2. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
3. Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này.
4. Bệnh án (nếu có).
5. Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải thông báo ngay bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ, tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền đọc, ghi chép những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo; địa điểm, thời hạn đọc, ghi chép;
d) Quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị tại cuộc họp tư vấn.
3. Việc đọc, ghi chép các nội dung cần thiết của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc, ghi chép các nội dung cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này, tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đến một trong các chủ thể sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đóng trụ sở đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Điều này được hướng dẫn từ Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 9. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này do Trưởng Công an cấp xã tự lập hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
c) Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
2. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được lập thành văn bản và gửi đến Trưởng Công an cấp xã. Người đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong văn bản đề nghị quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Nội dung của văn bản đề nghị phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm; họ, tên và tên cơ quan, tổ chức của người đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nhân thân của người vi phạm; hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên quan (nếu có); chữ ký của người đề nghị.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm; trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội phụ trách công tác trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có) về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên.
Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu thấy văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; nếu người đề nghị không đồng ý, thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này.
5. Trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên, nếu xét thấy đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.
6. Trưởng Công an cấp xã thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận lập hồ sơ.
Điều 10. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này cư trú lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
Điều 11. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Việc thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Xác định tuổi theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này;
c) Xác minh nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
d) Thu thập các thông tin và tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với người nghiện ma túy, ngoài những thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, thì phải xác định tình trạng nghiện ma túy hiện tại của họ.
Việc xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an về thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. Đối với người chưa thành niên, ngoài các thông tin, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè và hoàn cảnh dẫn đến vi phạm;
b) Lấy ý kiến nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có);
c) Lấy ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trừ trường hợp người chưa thành niên được chuyển đến cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em.
4. Người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này có trách nhiệm thu thập các thông tin, tài liệu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thông tin thu thập được phải thể hiện bằng văn bản.
Đối với trường hợp hồ sơ do Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện lập, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thêm thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Điều 12. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định tuổi, thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định tuổi của đối tượng.
Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.
2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:
a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;
b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;
c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;
d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.
3. Việc xác định tuổi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 13. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này có trách nhiệm xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống.
2. Sau khi xác minh được nơi cư trú, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trường hợp đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện, cơ quan Công an cấp tỉnh chuyển đổi tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo Danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
1. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;
2. Văn bản đề nghị lập hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
3. Các văn bản, tài liệu được thu thập theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
4. Bệnh án (nếu có);
5. Bản tường trình của người vi phạm;
6. Các tài liệu khác có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 2 đến Khoản 6 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
“4. Trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm; trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội phụ trách công tác trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có) về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên.
Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu thấy văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; nếu người đề nghị không đồng ý, thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
“2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1a, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
“2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 1a, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này.”
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
“5. Công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này có trách nhiệm xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối với các địa bàn là vùng miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống.
Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Trưởng Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo Danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
“1a. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Nghị định này phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.” Xem nội dung VBĐiều 97. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này cư trú hoặc nơi họ có hành vi vi phạm pháp luật tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.
3. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó, bệnh án (nếu có), bản tường trình của người vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với người chưa thành niên bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì hồ sơ phải có nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có), ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ.
4. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo cho người bị áp dụng. Đối với người chưa thành niên thì còn được thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 đến Điều 19 và Điều 21 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn từ Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 2 đến Khoản 6 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 101 và khoản 3 Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trước đó;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm;
g) Tài liệu về các hành vi vi phạm trong thời gian bỏ trốn (nếu có).
5. Đối với học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà bỏ trốn, khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Hồ sơ tài liệu trong quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Quyết định truy tìm;
d) Biên bản giữ người có quyết định truy tìm;
đ) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (nếu có);
e) Thông báo về việc hủy quyết định truy tìm.
6. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.
2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:
a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.
3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Xem nội dung VBĐiều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 27, Điều 28 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải:
a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Điều 28. Xử lý trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tùy trường hợp cụ thể, thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 16. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 18. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, người có thẩm quyền phải:
a) Có lệnh thi hành công vụ, mặc trang phục, sắc phục, phù hiệu của ngành theo quy định;
b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
c) Có thái độ hòa nhã, nghiêm túc, không gây phiền hà, sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm hoặc dung túng, bao che người vi phạm; không được vi phạm các điều cấm.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Xem nội dung VBĐiều 16. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 27, Điều 28 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/03/2020 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Mục đích kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 5. Căn cứ, phương thức kiểm tra
...
Điều 6. Thẩm quyền kiểm tra
...
Điều 7. Quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
...
Điều 8. Đoàn kiểm tra
...
Điều 9. Quyền hạn, trách nhiệm của đoàn kiểm tra
...
Điều 10. Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra
...
Điều 11. Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Ban hành kế hoạch kiểm tra
...
Điều 13. Ban hành quyết định kiểm tra
...
Điều 14. Tiến hành kiểm tra
...
Điều 15. Kết luận kiểm tra
...
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra
...
Chương III THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA; THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA
Điều 17. Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra
...
Điều 18. Báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra
...
Điều 19. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra
...
Điều 20. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra
...
Điều 21. Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra
...
Chương IV XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 22. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm ...
...
Điều 24. Khiển trách
...
Điều 25. Cảnh cáo
...
Điều 26. Hạ bậc lương
...
Điều 27. Giáng chức
...
Điều 28. Cách chức
...
Điều 29. Buộc thôi việc
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
...
Điều 31. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Chương IV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 29. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 30. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
1. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
2. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Việc kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về vi phạm hành chính.
Điều 32. Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Việc phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan liên quan ở trung ương; giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục phối hợp thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 33. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu điện tử từ cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 34. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính
1. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính là cơ sở để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thông tin thống kê về xử lý vi phạm hành chính được thu thập theo quy định của pháp luật về thống kê.
Điều 35. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.
2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính;
b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt; đối tượng bị xử phạt; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;
c) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số quyết định xử phạt; tổng số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; số lượng quyết định xử phạt đã thi hành xong; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số lượng quyết định phải cưỡng chế thi hành; số lượng quyết định bị khiếu nại, khởi kiện;
d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;
đ) Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Số lượng hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính;
g) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.
3. Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;
b) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình xem xét, quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng;
đ) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; số lượng quyết định tạm đình chỉ thi hành;
e) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
g) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;
h) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
i) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
k) Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.
4. Thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng danh mục các nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc đề xuất, thực hiện Chương trình xây dựng các nghị định;
d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp giải quyết;
b) Có ý kiến trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Hướng dẫn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương.
4. Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
7. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.
9. Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính và thực hiện báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính.
10. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
b) Thực hiện các nhiệm vụ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
c) Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;
d) Phối hợp xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
g) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.
Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì tổng hợp cả số liệu của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tư pháp;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, g, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;
c) Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, h và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;
d) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi về Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này và báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo nội dung quy định tại các điểm b, c, d, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.
4. Kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.
5. Tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, và 5 Điều 37 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, thì kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại khoản 2, các điểm a, c, d, đ và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
5. Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Tổ chức thanh tra theo kiến nghị của Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này.
7. Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
8. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Chương 2.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng Chương trình xây dựng các nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc đề xuất, thực hiện Chương trình xây dựng các nghị định.
d) Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ phương án xử lý hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp giải quyết;
b) Có ý kiến trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Hướng dẫn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương.
4. Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
6. Kiến nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thanh tra khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tham gia đoàn thanh tra liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.
9. Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính.
10. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
11. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
2. Xây dựng báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 20 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung quy định tại các Điểm d, đ, g và h Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.
Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc theo các nội dung quy định tại các Điểm a, b, d, e và h Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ thống kê trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
5. Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
6. Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
7. Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
8. Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với nhiệm vụ quy định tại các Khoản 2, 5 và 6 Điều này và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
2. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định biên chế bảo đảm thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan.
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 05 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm;
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm, để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 20 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, g và h Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, thì kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý.
3. Thực hiện các nhiệm vụ thống kê trong phạm vi quản lý của địa phương.
4. Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
5. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này.
6. Tổ chức thanh tra theo kiến nghị của Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
7. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Điều 43. Trách nhiệm của các Bộ có liên quan
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Hướng dẫn áp dụng pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo yêu cầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương;
d) Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Công an cấp xã, công chức văn hóa - xã hội, các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định;
c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng pháp luật về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn các cơ sở thực hiện quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em và hướng dẫn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cơ sở.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy của người nghiện ma túy quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; chỉ đạo hướng dẫn thực hiện xác định tình trạng nghiện.
5. Bộ Nội vụ có trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực cho việc triển khai thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình.
6. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn nội dung chi, mức chi cụ thể cho các khoản chi quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
Điều 44. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Báo cáo về công tác thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình;
d) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức xã hội tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình nhằm giúp các đối tượng hòa nhập cộng đồng;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Trình dự toán kinh phí hàng năm, xây dựng mức hỗ trợ người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Rà soát, xây dựng cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn để bảo đảm thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định;
c) Quyết định Danh mục các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm;
a) Tổ chức triển khai thực hiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn;
b) Huy động những người có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương;
c) Chỉ đạo tổ chức các chương trình học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh, chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma túy trên địa bàn để tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia;
d) Lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Kiểm tra việc thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.
Điều 45. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
1. Phân công cán bộ, chiến sĩ hoặc Công an viên phối hợp với tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công quản lý, giáo dục người được giáo dục trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Thực hiện việc quản lý hồ sơ của người được giáo dục theo chế độ quản lý hồ sơ của Bộ Công an.
Điều 46. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã phối hợp trong việc triển khai thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình, cụ thể như sau:
1. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục khi được yêu cầu và giám sát việc thực hiện.
2. Tạo điều kiện để người được phân công giúp đỡ thuộc tổ chức mình hoàn thành nhiệm vụ.
3. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
2. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quản lý đối tượng bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất; tổ chức trục xuất theo quyết định; bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Giải quyết các thủ tục đối ngoại liên quan đến việc thi hành quyết định trục xuất và các thủ tục có liên quan khác đối với trường hợp người bị tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính là người nước ngoài.
2. Trao đổi, cung cấp thông tin liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của nước mà người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu bị áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Chỉ đạo các Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của nước mà người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu bị tạm giữ hành chính, bị trục xuất (trong trường hợp bị chết) để giải quyết.
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Bảo đảm kinh phí cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo kế hoạch được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan y tế và bệnh viện trực thuộc tổ chức khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và giám định sức khỏe đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong trường hợp họ bị bệnh nặng, phải điều trị theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Khoản 5 Điều 31 Nghị định này.
2. Hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận tình trạng sức khoẻ đối với người bị trục xuất trong trường hợp họ bị bệnh nặng, phải điều trị theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 31 Nghị định này.
Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 39. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài bị trục xuất
1. Phối hợp, cộng tác với cơ quan chức năng thực hiện việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Chịu mọi chi phí hoặc bảo lãnh tài chính trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng tài chính tại chỗ để thanh toán các chi phí theo quy định của pháp luật Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm quản lý trong áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Chương 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ban hành các biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thống nhất thực hiện.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng đối với các cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ cơ sở cai nghiện bắt buộc và trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng tài liệu và tổ chức, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện phục hồi tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy; chủ trì, phối hợp Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Nghiên cứu các bài thuốc và phương pháp cai nghiện cho người nghiện ma túy.
3. Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các địa phương về xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý các hoạt động y tế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; đảm bảo an ninh trật tự của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hướng dẫn, kiểm tra việc dạy văn hóa, tổ chức thi, cấp bằng, chứng chỉ học văn hóa và hỗ trợ giáo viên dạy xóa mù chữ tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương tạo điều kiện cho học viên được tiếp tục học tập sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn và các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp với nhu cầu cai nghiện và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong ngành thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bố trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Định kỳ kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng và dự phòng tái nghiện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chỉ đạo quản lý người vi phạm trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện để người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tham gia các nhóm tự lực, câu lạc bộ của người sau cai, giúp họ có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, dự phòng tái nghiện. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và tổ chức chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương, các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc trong phạm vi cả nước thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn, nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, các biểu mẫu cần thiết để tổ chức thực hiện.
3. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, bảo đảm cho các hoạt động đó theo đúng quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Bộ Công an xây dựng chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, tổ chức thi và cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh, trại viên và hỗ trợ sách giáo khoa, tập huấn giáo viên giảng dạy cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; tạo điều kiện cho học sinh khi ra trường được tiếp tục học tập tại nơi cư trú của họ.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp, hướng dẫn, tổ chức dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho trại viên theo quy định của pháp luật; việc hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Giao đất để xây dựng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đóng tại địa phương mình trong quá trình xây dựng và hoạt động.
2. Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương mình thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của mình giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
4. Xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với người có sai phạm trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và có chính sách hỗ trợ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
6. Chỉ đạo các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc tiếp nhận đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động khi chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
“3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn các cơ sở thực hiện quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cơ sở và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy.” Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 25 đến Khoản 31 Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
25. Khoản 1 và khoản 3 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,
1. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
26. Điểm d khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính;”
27. Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 1 Điều 21 như sau:
“g) Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
28. Bổ sung các điểm đ và e vào sau điểm d khoản 2 Điều 21 như sau:
“đ) Qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phát hiện việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
e) Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cá nhân, tổ chức phản ánh việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa chính xác hoặc có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.”
29. Điểm a khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, d khoản 2 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, tiến hành việc kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Tư pháp. Đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ và e khoản 2 Điều này mà có tính chất phức tạp, mang tính liên ngành, trong phạm vi toàn quốc, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;”
30. Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 4 Điều 21 như sau:
“a1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 2 Điều này trong phạm vi lĩnh vực quản lý của mình;”
31. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4 và bổ sung khoản 5 vào Điều 25 như sau:
“Điều 25. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương, lĩnh vực;
b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý; đối tượng vi phạm; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;
c) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số tiền phạt thu được; tổng số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; tổng số quyết định xử phạt; số lượng quyết định xử phạt chưa được thi hành; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số vụ bị cưỡng chế thi hành; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;
d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;
đ) Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.
3. Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại địa phương; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;
b) Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án quyết định;
c) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình;
d) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án quyết định; số lượng hoãn, miễn chấp hành quyết định;
đ) Số lượng đối tượng đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
e) Số lượng đối tượng đang chấp hành tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
g) Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.
4. Thời điểm lấy số liệu đối với báo cáo 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm; đối với báo cáo hàng năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng và hàng năm.”
32. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Xây dựng báo cáo tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổng hợp cả số liệu của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.
Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, d, e và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.”
33. Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm;
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm, để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 20 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo hàng năm.
Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Chương 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ban hành các biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thống nhất thực hiện.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng đối với các cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ cơ sở cai nghiện bắt buộc và trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng tài liệu và tổ chức, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện phục hồi tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy; chủ trì, phối hợp Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Nghiên cứu các bài thuốc và phương pháp cai nghiện cho người nghiện ma túy.
3. Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các địa phương về xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý các hoạt động y tế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; đảm bảo an ninh trật tự của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hướng dẫn, kiểm tra việc dạy văn hóa, tổ chức thi, cấp bằng, chứng chỉ học văn hóa và hỗ trợ giáo viên dạy xóa mù chữ tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương tạo điều kiện cho học viên được tiếp tục học tập sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn và các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp với nhu cầu cai nghiện và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong ngành thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bố trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Định kỳ kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng và dự phòng tái nghiện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chỉ đạo quản lý người vi phạm trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện để người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tham gia các nhóm tự lực, câu lạc bộ của người sau cai, giúp họ có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, dự phòng tái nghiện. Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này; kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và định kỳ 06 tháng, hằng năm gửi thông báo đến Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của cơ quan mình; chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp thực hiện việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định có liên quan.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Kịp thời cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về xử lý vi phạm hành chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
6. Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm gửi văn bản, quyết định quy định tại Điều 70, khoản 2 Điều 73, khoản 2 Điều 77, Điều 88, khoản 4 Điều 98, Điều 107, khoản 3 Điều 111, đoạn 2 khoản 3 Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 114 tới cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/03/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Trách nhiệm quản lý trong áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 25 đến Khoản 31 Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 8. Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng
...
2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
...
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng
1. Nhanh chóng, công khai, khách quan, công bằng; đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
2. Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.
3. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
6. Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
7. Trong quá trình xem xét quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ. Xem nội dung VBĐiều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
...
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải bảo đảm đúng đối tượng, đúng thủ tục, thẩm quyền và thời hạn quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính và người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính, áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 12, Điều 25, Điều 7, Nghị định này; phải giao cho người bị tạm giữ, áp giải, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất một bản. Người ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính, áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình. Xem nội dung VBĐiều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
...
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Khi quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét, gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vi phạm;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ mang thai, người nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu. Xem nội dung VBĐiều 9. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
2. Khi quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, những tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét, gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm;
c) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm có tính chất côn đồ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
g) Vi phạm đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. Xem nội dung VBĐiều 10. Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
2. Khi quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, những tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét, gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm;
c) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm có tính chất côn đồ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
g) Vi phạm đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. Xem nội dung VBĐiều 10. Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 20, Điều 21, Điều 24 và Mục 2 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 5. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này nếu đáp ứng các điều kiện sau đây, thì được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, có điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục người chưa thành niên và có bản cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
...
Điều 20. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong các giai đoạn sau đây:
a) Xem xét đề nghị lập hồ sơ quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này;
b) Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ quy định tại Điều 11 và kiểm tra hồ sơ từ nơi khác gửi đến quy định tại Điều 15 của Nghị định này;
c) Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
2. Trưởng Công an cấp xã yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên làm bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bảo đảm về chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha mẹ hoặc người giám hộ;
b) Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để quản lý, giáo dục người chưa thành niên;
d) Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;
đ) Thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
3. Trưởng Công an cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, trong đó nêu rõ họ, tên người vi phạm; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; hành vi vi phạm; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;
b) Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;
c) Các văn bản, tài liệu được thu thập để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
d) Bản tường trình của người vi phạm;
đ) Văn bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Điều 21. Ra quyết định quản lý tại gia đình và quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không đồng ý với đề nghị của Trưởng Công an cùng cấp trong giai đoạn lập hồ sơ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này, thì chuyển lại để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trường hợp không đồng ý với việc đề nghị sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này, thì ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại Điều 18 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Quyết định quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
...
Điều 24. Quyết định quản lý tại gia đình
1. Quyết định quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
d) Lý do áp dụng;
đ) Họ, tên, nơi cư trú của cha mẹ hoặc người giám hộ;
e) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
g) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
h) Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.
...
Chương 3.THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
...
MỤC 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 39. Thực hiện quản lý, giám sát người chưa thành niên
1. Gia đình người chưa thành niên có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, giám sát người chưa thành niên;
b) Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình thẩm vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Định kỳ hàng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
2. Tổ chức được phân công phối hợp giám sát có trách nhiệm phân công người trực tiếp phối hợp với gia đình để quản lý, giám sát người chưa thành niên.
3. Cá nhân được tổ chức phân công, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao trách nhiệm phối hợp giám sát phải phối hợp cùng với gia đình người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và phải được gửi cho tổ chức được phân công phối hợp giám sát và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
c) Giúp đỡ, động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.
Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có các quyền sau đây:
a) Không bị phân biệt đối xử; được lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
b) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
d) Khiếu nại, khởi kiện quyết định quản lý tại gia đình và các hành vi vi phạm trong quá trình thi hành quyết định.
2. Người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự quản lý, giám sát của gia đình và người được phân công phối hợp giám sát.
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
Trong quá trình thi hành quyết định quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định xử lý như sau:
1. Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, thì chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gồm các tài liệu sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;
b) Quyết định quản lý tại gia đình quy định tại Điều 24 của Nghị định này;
c) Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định. Xem nội dung VBĐiều 140. Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:
a) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
5. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5, Điều 20, Điều 21, Điều 24 và Mục 2 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đặt trụ sở;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần cuối, không có nơi cư trú ổn định.
...
3. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Xem nội dung VBĐiều 105. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 6. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
1. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở. Xem nội dung VBĐiều 105. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 6. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại Khoản 2 Điều 140 của Luật xử lý vi phạm hành chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú. Xem nội dung VBĐiều 140. Quản lý tại gia đình
...
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc 01 năm, kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tái phạm, thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Xem nội dung VBĐiều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc 01 năm, kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tái phạm, thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Xem nội dung VBĐiều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành phần tham gia cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an cấp xã;
c) Công chức tư pháp - hộ tịch;
d) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, thì ngoài những thành phần quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có sự tham gia của công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
e) Trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Những người được mời tham dự cuộc họp tư vấn:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên;
c) Người bị hại (nếu có);
d) Người đại diện hợp pháp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của đối tượng (nếu có).
4. Việc mời những người quy định tại khoản 3 Điều này tham gia cuộc họp được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất là 03 ngày làm việc.
5. Những người tham gia cuộc họp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phát biểu ý kiến tại cuộc họp.
Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
6. Hoãn cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng.
Cuộc họp tư vấn được hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 02 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự cuộc họp sau thời gian hoãn nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử người đại diện cho gia đình tham dự cuộc họp.
7. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn tiếp tục được tổ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn;
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng và đã hoãn theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được tổ chức khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên quy định tại khoản 2 Điều này được mời.
9. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:
a) Đại diện Công an cấp xã nêu hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có);
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan.
Trường hợp họ vắng mặt và có ý kiến bằng văn bản, thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại gia đình;
d) Người bị hại phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm giáo dục, quản lý đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên.
10. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ. Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 18. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành viên của cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Trưởng Công an cấp xã;
b) Công chức tư pháp - hộ tịch;
c) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở;
d) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người nghiện ma túy, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng hoặc đại diện cơ sở điều trị nghiện;
e) Trong trường hợp cần thiết, có thể mời tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không thể tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 03 lần, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
4. Cuộc họp tư vấn chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên quy định tại Khoản 2 Điều này có mặt.
5. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:
a) Đại diện Công an cấp xã nêu vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có); công chức tư pháp - hộ tịch trình bày kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
b) Người bị đề nghị giáo dục trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan; trường hợp họ vắng mặt thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp.
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên tại gia đình;
d) Người bị hại (nếu có) phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; hình thức cai nghiện đối với người nghiện ma túy trong trường hợp họ không tự nguyện lựa chọn và cam kết theo quy định tại Điểm g Khoản này;
g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng theo quy định của Luật phòng, chống ma túy và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.
6. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ. Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 7 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác gửi đến
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chuyển đến theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này, trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú ổn định hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.”
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự được cuộc họp trong thời gian nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử đại diện gia đình hoặc người thân thích khác tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.”
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
“3a. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn; người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng, đã hoãn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp tư vấn.”
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
“g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.”
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người được giáo dục, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.” Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 7 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành phần tham gia cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an cấp xã;
c) Công chức tư pháp - hộ tịch;
d) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, thì ngoài những thành phần quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có sự tham gia của công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
e) Trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Những người được mời tham dự cuộc họp tư vấn:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên;
c) Người bị hại (nếu có);
d) Người đại diện hợp pháp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của đối tượng (nếu có).
4. Việc mời những người quy định tại khoản 3 Điều này tham gia cuộc họp được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất là 03 ngày làm việc.
5. Những người tham gia cuộc họp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phát biểu ý kiến tại cuộc họp.
Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
6. Hoãn cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng.
Cuộc họp tư vấn được hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 02 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự cuộc họp sau thời gian hoãn nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử người đại diện cho gia đình tham dự cuộc họp.
7. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn tiếp tục được tổ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn;
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng và đã hoãn theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ được tổ chức khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên quy định tại khoản 2 Điều này được mời.
9. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:
a) Đại diện Công an cấp xã nêu hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có);
b) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan.
Trường hợp họ vắng mặt và có ý kiến bằng văn bản, thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại gia đình;
d) Người bị hại phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm giáo dục, quản lý đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên.
10. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ. Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 18. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành viên của cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Trưởng Công an cấp xã;
b) Công chức tư pháp - hộ tịch;
c) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở;
d) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người nghiện ma túy, ngoài những thành phần nêu trên, thì phải có đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy ở cộng đồng hoặc đại diện cơ sở điều trị nghiện;
e) Trong trường hợp cần thiết, có thể mời tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không thể tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 03 lần, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
4. Cuộc họp tư vấn chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên quy định tại Khoản 2 Điều này có mặt.
5. Trình tự, nội dung của cuộc họp tư vấn:
a) Đại diện Công an cấp xã nêu vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có); công chức tư pháp - hộ tịch trình bày kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
b) Người bị đề nghị giáo dục trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan; trường hợp họ vắng mặt thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp.
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên tại gia đình;
d) Người bị hại (nếu có) phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
đ) Công chức văn hóa - xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
e) Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; hình thức cai nghiện đối với người nghiện ma túy trong trường hợp họ không tự nguyện lựa chọn và cam kết theo quy định tại Điểm g Khoản này;
g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng theo quy định của Luật phòng, chống ma túy và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.
6. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản và lưu vào hồ sơ. Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 7 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác gửi đến
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chuyển đến theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 của Nghị định này, trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú ổn định hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này. Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
“1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định này, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.”
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến về việc áp dụng biện pháp. Cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên; người bị hại (nếu có) được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự được cuộc họp trong thời gian nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử đại diện gia đình hoặc người thân thích khác tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.”
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
“3a. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn; người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng, đã hoãn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp tư vấn.”
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
“g) Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.”
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người được giáo dục, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.” Xem nội dung VBĐiều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp tư vấn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuỳ từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
3. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 7 đến Khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
MỤC 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 25. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 26. Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 27. Nội dung và hình thức giáo dục
…
Điều 28. Cam kết của người được giáo dục
…
Điều 29. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
…
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục
…
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em
…
Điều 33. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú
…
Điều 34. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
…
Điều 35. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 36. Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 37. Hết thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 38. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
3. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Bãi bỏ quy định về việc xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm cam kết tự nguyện điều trị nghiện, cai nghiện tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
b) Bãi bỏ quy định về việc không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy tại Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
MỤC 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 25. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 26. Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 27. Nội dung và hình thức giáo dục
…
Điều 28. Cam kết của người được giáo dục
…
Điều 29. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
…
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục
…
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em
…
Điều 33. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú
…
Điều 34. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
…
Điều 35. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 36. Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 37. Hết thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 38. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
3. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Bãi bỏ quy định về việc xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm cam kết tự nguyện điều trị nghiện, cai nghiện tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
b) Bãi bỏ quy định về việc không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy tại Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Chương 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
MỤC 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 25. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 26. Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 27. Nội dung và hình thức giáo dục
…
Điều 28. Cam kết của người được giáo dục
…
Điều 29. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục
…
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
…
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục
…
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em
…
Điều 33. Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú
…
Điều 34. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
…
Điều 35. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 36. Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 37. Hết thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
…
Điều 38. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
3. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Bãi bỏ quy định về việc xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm cam kết tự nguyện điều trị nghiện, cai nghiện tại điểm b khoản 4 Điều 29 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
b) Bãi bỏ quy định về việc không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy tại Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 109. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục;
b) Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
c) Ghi sổ theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm.
2. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục và được hưởng khoản kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ theo quy định của pháp luật.
3. Người được giáo dục phải cam kết bằng văn bản về việc chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Gia đình có người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với người được phân công giúp đỡ trong việc quản lý, giáo dục người được giáo dục. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương III Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi từ Khoản 13 đến Khoản 18 Điều 1 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 đến Điều 12 và Điều 15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
2. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
g) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
k) Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
m) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
3. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Cá nhân là người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Việc thi hành Quyết định áp dụng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng đơn vị quản lý người nước ngoài thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an ra quyết định trục xuất;
b) Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định trục xuất.
3. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.
Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
đ) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
4. Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
...
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Xem nội dung VBĐiều 27. Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Điều này được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 2. ÁP DỤNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT
Điều 5. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 5, Khoản 7 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;
b) Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính;
c) Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
d) Văn bản đề nghị trục xuất.
Điều 7. Quyết định xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
2. Quyết định xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt trục xuất;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt trục xuất;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất;
d) Hành vi vi phạm hành chính của người bị trục xuất;
đ) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
e) Thời gian thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
g) Nơi bị trục xuất đến;
h) Cửa khẩu thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
i) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
k) Nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
l) Chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất.
3. Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Quyết định xử phạt trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất
1. Quyền của người bị trục xuất:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mà mình là công dân để được bảo vệ, trợ giúp;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Điều 31 Nghị định này trong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không tự nguyện chấp hành, sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương I, Phần thứ tư của Luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 9. Hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Người bị trục xuất được hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất trong những trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên hoặc các trường hợp bất khả kháng khác;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
2. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
3. Trên cơ sở đề nghị của trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất.
4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.
Điều 10. Hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 27. Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 đến Điều 12 và Điều 15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Chương III TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 16. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 17. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này, những người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với trường hợp bị tạm giữ ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Điều 19. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trường hợp có đủ căn cứ tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ người.
2. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ và phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ;
d) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);
đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
e) Thời hạn tạm giữ (tạm giữ trong thời gian bao lâu; bắt đầu từ thời điểm nào); nơi tạm giữ;
g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
3. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.
Điều 20. Kéo dài thời gian tạm giữ
1. Trường hợp cần kéo dài thời gian tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trước khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính ghi trong quyết định, người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ.
2. Nội dung quyết định kéo dài thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ người, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do kéo dài thời gian tạm giữ;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người bị kéo dài thời gian tạm giữ; họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị kéo dài thời gian tạm giữ (nếu người bị tạm giữ là người chưa thành niên);
đ) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
e) Thời hạn kéo dài thời gian tạm giữ người;
g) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ người và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;
h) Chữ ký, dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.
3. Quyết định kéo dài thời gian tạm giữ được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ.
Điều 21. Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi:
a) Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
c) Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;
d) Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người bị tạm giữ. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
3. Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; địa danh, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
c) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng;
d) Lý do hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người;
đ) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ;
e) Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ là người chưa thành niên;
g) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
h) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;
i) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.
4. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính và có chữ ký xác nhận của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ. Trường hợp người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tạm giữ người theo thủ tục hành chính lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản và người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
5. Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 22. Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều 23. Thông báo quyết định tạm giữ
1. Việc thông báo quyết định tạm giữ người được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính biết và ghi rõ lý do vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
2. Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Điều 24. Tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, người được giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý người bị tạm giữ phải:
1. Kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính với người bị tạm giữ hành chính.
2. Kiểm tra, ghi nhận tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
3. Kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; phổ biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ; nội quy nơi tạm giữ và những quy định khác có liên quan.
4. Vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Điều 25. Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
1. Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
3. Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị tạm giữ.
4. Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
5. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 26. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính tiến hành lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân áp giải người vi phạm hành chính hoặc phân công cho người đang thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính.
2. Ngay sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ.
Trường hợp không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra quyết định trả tự do ngay cho người đó và trả lại tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các tư trang, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Họ tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao và bên nhận người có hành vi vi phạm hành chính;
b) Thời gian lập biên bản (giờ, phút, ngày, tháng, năm);
c) Địa điểm lập biên bản;
d) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người có hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm;
e) Tang vật, tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm.
4. Trường hợp có người làm chứng và có người bị thiệt hại do người có hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải ghi rõ trong biên bản:
a) Các nội dung, sự việc mà họ được chứng kiến và những thiệt hại do người có hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người làm chứng và người bị thiệt hại;
c) Nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập thành 02 bản và đọc lại cho mọi người tham gia ký biên bản cùng nghe; bên nhận giữ 01 bản, bên giao giữ 01 bản.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;
c) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
d) Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
đ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
c) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Điều 28. Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
1. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường; 0,1 kg thịt lợn; 0,5 kg rau; 01 lít nước uống được đun sôi để nguội; nước mắm, muối, chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
2. Chế độ đối với người bị tạm giữ trong các ngày lễ, Tết được thực hiện như sau:
a) Tết nguyên đán thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường;
b) Ngày lễ hoặc Tết dương lịch thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày ăn ngày thường;
c) Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn.
3. Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải mở sổ sách để theo dõi, thanh quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
1. Xử lý đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì được điều trị tại chỗ;
b) Trường hợp tình trạng bệnh cần cấp cứu thì cơ quan, đơn vị và người quản lý trực tiếp người bị tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị, đồng thời thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc;
c) Trường hợp gia đình, thân nhân, gia đình của người bị tạm giữ có đơn đề nghị đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11, điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định hủy bỏ việc tạm giữ và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa, không kịp thời đến để chăm sóc thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc người bị tạm giữ.
2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;
b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
3. Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:
a) Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
b) Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
c) Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
d) Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
đ) Lý do người tạm giữ bị chết. Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
7. Chính phủ quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
MỤC 1. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 11. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
1. Gây rối trật tự công cộng.
2. Gây thương tích cho người khác.
3. Người có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 12. Thẩm quyền tạm giữ
Những người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 13. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
1. Trường hợp có đủ căn cứ và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền phải ra ngay quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, cấp bậc, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số Chứng minh nhân dân của người bị tạm giữ; họ, tên bố, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu là người chưa thành niên); quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài); thời hạn tạm giữ; nơi tạm giữ; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật; ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ. Quyết định tạm giữ được lập thành hai bản, giao một bản cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ.
2. Trong trường hợp cần kéo dài thời gian tạm giữ thì trước khi hết hạn tạm giữ ghi trong quyết định, người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định kéo dài thời gian tạm giữ. Nội dung quyết định phải ghi rõ số quyết định, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ ra quyết định, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; họ, tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân của người bị kéo dài thời gian tạm giữ; nơi tạm giữ; lý do, thời hạn kéo dài thời gian tạm giữ; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với quyết định kéo dài thời gian tạm giữ của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật và ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định. Quyết định kéo dài thời gian tạm giữ phải được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
3. Trường hợp chưa hết thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ, nhưng căn cứ để tạm giữ người đã chấm dứt thì người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt ngay việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Quyết định phải được giao cho người đã bị tạm giữ một bản, một bản lưu hồ sơ và phải ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
Nội dung quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ số quyết định, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hay các giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu của người được chấm đứt việc bị tạm giữ; lý do chấm dứt việc tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng và ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ.
4. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ trong thời gian bao nhiêu giờ; bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào của ngày, tháng, năm ra quyết định tạm giữ.
3. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.
4. Khi hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định này, người ra quyết định tạm giữ phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ. Trường hợp người bị tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản, biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản, người đã ra quyết định tạm giữ.
Điều 15. Thông báo quyết định tạm giữ
1. Ngay sau khi ra quyết định tạm giữ, theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo bằng văn bản, điện thoại, fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết. Nếu không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
2. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc tạm giữ họ trên 6 giờ thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
3. Trường hợp người bị tạm giữ là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao (các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên Huế trở ra thông báo cho Cục Lãnh sự, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại thông báo cho Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Điều 16. Tiếp nhận người bị tạm giữ
1. Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người có trách nhiệm quản lý người bị tạm giữ phải kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ với người bị tạm giữ; kiểm tra tư trang, đồ vật của người bị tạm giữ được phép mang theo; vào sổ theo dõi tạm giữ theo quy định; phổ biến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, nội quy nơi tạm giữ và những quy định khác có liên quan để họ chấp hành.
2. Trường hợp người bị tạm giữ không tự giác chấp hành các quy định về tạm giữ thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ để buộc họ phải chấp hành.
Điều 17. Hồ sơ tạm giữ
1. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạm giữ người vi phạm hành chính phải có hồ sơ, sổ sách theo dõi việc quản lý người vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Mọi vấn đề có liên quan đến việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi đầy đủ vào hồ sơ tạm giữ người vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Được biết lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc tạm giữ;
d) Được bảo đảm tiêu chuẩn ăn uống quy định tại Điều 22 Nghị định này;
đ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ;
b) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;
c) Khai báo thành khẩn những hành vi vi phạm pháp luật của mình và của những người khác có liên quan;
d) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, điện thoại di động, văn hóa phẩm độc hại, rượu bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Điều 19. Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy định chung. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ hình sự, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường hoặc sàn nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
2. Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Hình thức, quy mô của nơi tạm giữ người vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện, lưu lượng người bị tạm giữ, yêu cầu thực tế của việc tạm giữ người vi phạm hành chính trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể để bố trí, thiết kế, xây dựng cho phù hợp.
3. Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính.
Điều 20. Quản lý người bị tạm giữ
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ, bảo vệ nơi tạm giữ có trách nhiệm:
1. Thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ, nếu thấy người bị tạm giữ có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường, cũng như phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc những vi phạm của người khác, thì phải có trách nhiệm báo cáo ngay với người ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trường hợp phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó. Nếu người bị tạm giữ có thương tích hoặc tình trạng sức khỏe không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ, đồng thời, phải báo cáo ngay với người ra quyết định tạm giữ biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang, tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào sổ theo dõi tạm giữ và phải có chữ ký của người bị tạm giữ. Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì phải lập biên bản giao nhận riêng, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức và tình trạng đồ vật, cũng như những vấn đề khác có liên quan. Biên bản phải được lập thành hai bản, phải có chữ ký của người bị tạm giữ, người nhận giữ tài sản và giao cho người bị tạm giữ một bản. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tài sản đã ký gửi. Nếu người nhận giữ tư trang, tài sản làm mất mát, hư hỏng phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân dẫn giải người vi phạm đó đến hoặc phân công cho người đang thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản giao, nhận.
2. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm; trường hợp có người làm chứng, người bị thiệt hại thì phải ghi rõ nội dung sự việc mà họ được làm chứng, những thiệt hại do người có hành vi vi phạm gây ra; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và của người có hành vi vi phạm, người bị thiệt hại, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm. Trường hợp người vi phạm, người bị thiệt hại, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải lập thành hai bản và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên giao mỗi bên giữ một bản.
3. Ngay sau khi hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, ngăn chặn và đã lập biên bản về hành vi vi phạm hoặc sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ.
Trường hợp không đủ căn cứ hoặc không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì phải trả tự do ngay cho người đó và trả lại toàn bộ phương tiện, tài sản, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các phương tiện, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Điều 22. Chế độ ăn uống của người bị tạm giữ
1. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự đảm bảo được, thì cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg gạo tẻ thường, 0,1 kg thịt lợn loại thường, 0,5 kg rau xanh, 01 lít nước uống được đun sôi để nguội, nước mắm, muối, chất đốt phù hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương trong từng thời điểm.
2. Trường hợp bị tạm giữ trong các ngày Tết Nguyên đán hoặc tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ không bảo đảm và theo chỉ định của bác sĩ, thì người bị tạm giữ được ăn thêm nhưng mức ăn (bao gồm cả ăn thêm) không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường; bị tạm giữ trong ngày lễ hoặc ngày Tết dương lịch, thì người bị tạm giữ được ăn thêm, nhưng không quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Cơ quan nơi tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn.
3. Cơ quan, đơn vị có chức năng tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải mở sổ sách để theo dõi, thanh, quyết toán chế độ ăn uống của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trường hợp người bị tạm giữ bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
1. Người đang bị tạm giữ mà bị bệnh, được điều trị tại chỗ; trường hợp bệnh nặng hoặc phải cấp cứu thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế và báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để chăm sóc; trường hợp thân nhân, gia đình của họ có đơn đề nghị xin đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không thật cần thiết phải tiếp tục tạm giữ thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định chấm dứt việc tạm giữ trước thời hạn và cho họ về gia đình để chữa bệnh; trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc gia đình, thân nhân của họ ở xa không kịp đến để chăm sóc, thì cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ họ trực tiếp đảm nhiệm việc chăm sóc.
2. Trường hợp người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ, thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, thông báo cho gia đình, thân nhân của người chết biết. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
3. Gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết. Trường hợp người chết không có gia đình, thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước đảm nhiệm theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
6. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
7. Chính phủ quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Chương IV ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 30. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền mà không phải do trở ngại khách quan hoặc trường hợp bất khả kháng thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa vào hoặc đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 124 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ quy định tại Điều 31 Nghị định này thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực hiện theo quy định tại các Điều 25, Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
Điều 31. Thực hiện việc áp giải
Những người sau đây đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính:
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ của lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Cơ quan thanh tra, Thi hành án dân sự, Kiểm lâm, Thuế, Kiểm ngư, Quản lý thị trường, Thanh tra.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 32. Thủ tục áp giải
1. Trước khi áp giải người vi phạm, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị áp giải.
2. Trong khi áp giải, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ, người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đó.
4. Người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải giám sát, quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh giác, chủ động, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; không được tùy tiện giải quyết các yêu cầu của người bị áp giải trong khi đang tiến hành áp giải.
Điều 33. Giao, nhận người bị áp giải
1. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.
2. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm khi đến địa điểm thực hiện áp giải phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm việc, học tập và người chứng kiến.
3. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
4. Biên bản giao, nhận người bị áp giải thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Điều 34. Biên bản giao, nhận người bị áp giải
Biên bản giao, nhận người bị áp giải bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian, địa điểm lập biên bản.
2. Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp giải; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm; trường hợp có người làm chứng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng.
3. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm bị áp giải. Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính bị áp giải phải lập thành hai bản và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên giao người vi phạm bị áp giải mỗi bên giữ một bản.
Điều 35. Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
1. Trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối; người bị áp giải là người chưa thành niên có hành vi chửi bới, lăng mạ nhưng không tấn công bằng vũ lực thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp người bị áp giải có hành vi tấn công bằng vũ lực, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
2. Trường hợp người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ; trường hợp không bắt giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người vi phạm bỏ trốn; đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết. Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.
4. Trường hợp người bị áp giải bị chết bất thường thì phải đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất và báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nơi xảy ra vụ việc biết để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
5. Mọi trường hợp áp giải người vi phạm đều phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hậu cần, liên hệ trước với chính quyền địa phương nơi dẫn giải người vi phạm đến trong việc quản lý người bị áp giải. Xem nội dung VBĐiều 124. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc áp giải người vi phạm. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
...
MỤC 2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 24. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Người bị trục xuất không tự giác chấp hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc có hành vi chống đối, bỏ trốn.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 22 và Điều 23 Nghị định này.
Điều 25. Thẩm quyền thực hiện việc áp giải
Những người có thẩm quyền sau đây đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính:
1. Chiến sĩ Công an nhân dân.
2. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng.
3. Cảnh sát viên Cảnh sát biển.
4. Công chức Hải quan.
5. Kiểm lâm viên.
6. Công chức Thuế.
7. Kiểm soát viên thị trường.
8. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
9. Chấp hành viên thi hành án dân sự.
Điều 26. Thủ tục thực hiện việc áp giải
1. Trước khi áp giải, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị áp giải.
2. Trong khi áp giải phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ, cán bộ đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đó.
3. Cán bộ áp giải phải giám sát, quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh giác, chủ động, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; không được tùy tiện giải quyết các yêu cầu của người bị áp giải trong khi đang tiến hành áp giải.
Điều 27. Giao, nhận người bị áp giải
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khi đến địa điểm thực hiện áp giải phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm việc, học tập và người chứng kiến.
3. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
Điều 28. Lập biên bản áp giải
Biên bản áp giải người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này phải bao gồm các nội dung sau:
1. Ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản.
2. Họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm bị áp giải; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc áp giải người vi phạm; trường hợp có người làm chứng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng.
3. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận áp giải và của người có hành vi vi phạm bị áp giải, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm bị áp giải. Trường hợp người vi phạm bị áp giải, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính bị áp giải phải lập thành hai bản và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên giao người vi phạm bị áp giải mỗi bên giữ một bản.
Điều 29. Xử lý một số tình huống trong khi áp giải
1. Trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối thì cán bộ áp giải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp cần thiết cán bộ áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.
2. Trường hợp người vi phạm bỏ trốn thì người thi hành quyết định áp giải phải lập biên bản có chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản. Xem nội dung VBĐiều 124. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc áp giải người vi phạm. Điều được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Kinh phí thực hiện
...
Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
...
Điều 5. Xử lý người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
...
Điều 6. Chế độ ở đối với người lưu trú
...
Điều 7. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
...
Điều 8. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người
...
Điều 9. Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
...
Điều 10. Chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú
...
Điều 11. Quản lý tài sản của người lưu trú
...
Điều 12. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
...
Điều 13. Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
...
Điều 14. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
...
Điều 15. Giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt, tro cốt người lưu trú hoặc con của người lưu trú
...
Điều 16. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
...
Điều 17. Giải quyết trường hợp đề nghị thay đổi nơi lưu trú đối với người lưu trú
...
Điều 18. Giải quyết các vấn đề người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án
Đối với trường hợp người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
...
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 Đơn xin thăm gặp người lưu trú
...
Mẫu số 02 Đơn xin gặp thân nhân tại phòng riêng
...
Mẫu số 03 Đơn xin nhận tử thi, hài cốt, tro cốt
...
Mẫu số 04 Đơn xin thay đổi nơi lưu trú
...
Mẫu số 05 Đơn đề nghị cho người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
...
MỤC 3. QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
Điều 30. Quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trưởng phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất trong những trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp quản lý:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu;
d) Bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Người bị trục xuất phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...);
b) Không có nơi thường trú, tạm trú;
c) Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
4. Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 31. Chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú
1. Chế độ ở:
a) Được bố trí buồng ở tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu 3 m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh, khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
2. Chế độ ăn, mặc:
a) Tiêu chuẩn ăn của mỗi người trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,1 kg muối; 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú. Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần, áo bằng vải thường.
3. Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông tin liên lạc, quản lý tài sản:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú. Mỗi phòng ở được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xem truyền hình, nghe đài do cơ sở lưu trú quy định;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú. Cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả;
c) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có tiền mặt hoặc đồ vật có giá trị, phải gửi vào lưu ký của cơ sở lưu trú và được nhận lại trước khi xuất cảnh. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm cấp sổ lưu ký hoặc phiếu theo dõi tiền lưu ký để người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại các cơ sở lưu trú sử dụng phục vụ sinh hoạt thay tiền mặt.
4. Chế độ thăm gặp:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ;
c) Việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định;
d) Khi được phép thăm gặp, người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú.
Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
5. Chế độ khám, chữa bệnh:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú bị bệnh được khám và điều trị tại phòng khám của cơ sở lưu trú. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì Cục Quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị; đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết;
b) Trường hợp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có thai đến thời gian sinh con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế địa phương để sinh con;
c) Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện, phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng để quản lý người lưu trú trong thời gian điều trị hoặc sinh con tại bệnh viện.
6. Chế độ đối với trẻ em là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú:
Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh và chi phí an táng được thực hiện như đối với người lưu trú. Ngày 01 tháng 6, Tết Trung thu được hưởng mức ăn gấp 2 lần ngày thường; nếu ốm đau được thực hiện chế độ khám, chữa bệnh, nếu chết được cấp chi phí an táng như người lưu trú.
Điều 32. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trường hợp người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức là đối tác phía Việt Nam (nếu có); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết.
2. Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước mà người đó là công dân chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất chịu trách nhiệm thực hiện.
Điều 33. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất chống đối, bỏ trốn, không chấp hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Áp giải đến chỗ ở được chỉ định, cơ sở lưu trú để quản lý, giám sát hoặc buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Kinh phí thực hiện
...
Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
...
Điều 5. Xử lý người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
...
Điều 6. Chế độ ở đối với người lưu trú
...
Điều 7. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
...
Điều 8. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người
...
Điều 9. Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
...
Điều 10. Chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú
...
Điều 11. Quản lý tài sản của người lưu trú
...
Điều 12. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
...
Điều 13. Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
...
Điều 14. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
...
Điều 15. Giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt, tro cốt người lưu trú hoặc con của người lưu trú
...
Điều 16. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
...
Điều 17. Giải quyết trường hợp đề nghị thay đổi nơi lưu trú đối với người lưu trú
...
Điều 18. Giải quyết các vấn đề người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án
Đối với trường hợp người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
...
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 Đơn xin thăm gặp người lưu trú
...
Mẫu số 02 Đơn xin gặp thân nhân tại phòng riêng
...
Mẫu số 03 Đơn xin nhận tử thi, hài cốt, tro cốt
...
Mẫu số 04 Đơn xin thay đổi nơi lưu trú
...
Mẫu số 05 Đơn đề nghị cho người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
...
MỤC 3. QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
Điều 30. Quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trưởng phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất trong những trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp quản lý:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu;
d) Bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Người bị trục xuất phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...);
b) Không có nơi thường trú, tạm trú;
c) Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
4. Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 31. Chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú
1. Chế độ ở:
a) Được bố trí buồng ở tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu 3 m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh, khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
2. Chế độ ăn, mặc:
a) Tiêu chuẩn ăn của mỗi người trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,1 kg muối; 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú. Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần, áo bằng vải thường.
3. Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông tin liên lạc, quản lý tài sản:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú. Mỗi phòng ở được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xem truyền hình, nghe đài do cơ sở lưu trú quy định;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú. Cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả;
c) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có tiền mặt hoặc đồ vật có giá trị, phải gửi vào lưu ký của cơ sở lưu trú và được nhận lại trước khi xuất cảnh. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm cấp sổ lưu ký hoặc phiếu theo dõi tiền lưu ký để người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại các cơ sở lưu trú sử dụng phục vụ sinh hoạt thay tiền mặt.
4. Chế độ thăm gặp:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ;
c) Việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định;
d) Khi được phép thăm gặp, người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú.
Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
5. Chế độ khám, chữa bệnh:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú bị bệnh được khám và điều trị tại phòng khám của cơ sở lưu trú. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì Cục Quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị; đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết;
b) Trường hợp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có thai đến thời gian sinh con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế địa phương để sinh con;
c) Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện, phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng để quản lý người lưu trú trong thời gian điều trị hoặc sinh con tại bệnh viện.
6. Chế độ đối với trẻ em là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú:
Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh và chi phí an táng được thực hiện như đối với người lưu trú. Ngày 01 tháng 6, Tết Trung thu được hưởng mức ăn gấp 2 lần ngày thường; nếu ốm đau được thực hiện chế độ khám, chữa bệnh, nếu chết được cấp chi phí an táng như người lưu trú.
Điều 32. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trường hợp người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức là đối tác phía Việt Nam (nếu có); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết.
2. Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước mà người đó là công dân chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất chịu trách nhiệm thực hiện.
Điều 33. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất chống đối, bỏ trốn, không chấp hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Áp giải đến chỗ ở được chỉ định, cơ sở lưu trú để quản lý, giám sát hoặc buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Kinh phí thực hiện
...
Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
...
Điều 5. Xử lý người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
...
Điều 6. Chế độ ở đối với người lưu trú
...
Điều 7. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
...
Điều 8. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người
...
Điều 9. Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
...
Điều 10. Chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú
...
Điều 11. Quản lý tài sản của người lưu trú
...
Điều 12. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
...
Điều 13. Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
...
Điều 14. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
...
Điều 15. Giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt, tro cốt người lưu trú hoặc con của người lưu trú
...
Điều 16. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
...
Điều 17. Giải quyết trường hợp đề nghị thay đổi nơi lưu trú đối với người lưu trú
...
Điều 18. Giải quyết các vấn đề người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án
Đối với trường hợp người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
...
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 Đơn xin thăm gặp người lưu trú
...
Mẫu số 02 Đơn xin gặp thân nhân tại phòng riêng
...
Mẫu số 03 Đơn xin nhận tử thi, hài cốt, tro cốt
...
Mẫu số 04 Đơn xin thay đổi nơi lưu trú
...
Mẫu số 05 Đơn đề nghị cho người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
...
MỤC 3. QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
Điều 30. Quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trưởng phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất trong những trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp quản lý:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu;
d) Bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Người bị trục xuất phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...);
b) Không có nơi thường trú, tạm trú;
c) Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
4. Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 31. Chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú
1. Chế độ ở:
a) Được bố trí buồng ở tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu 3 m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh, khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
2. Chế độ ăn, mặc:
a) Tiêu chuẩn ăn của mỗi người trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,1 kg muối; 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú. Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần, áo bằng vải thường.
3. Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông tin liên lạc, quản lý tài sản:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú. Mỗi phòng ở được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xem truyền hình, nghe đài do cơ sở lưu trú quy định;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú. Cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả;
c) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có tiền mặt hoặc đồ vật có giá trị, phải gửi vào lưu ký của cơ sở lưu trú và được nhận lại trước khi xuất cảnh. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm cấp sổ lưu ký hoặc phiếu theo dõi tiền lưu ký để người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại các cơ sở lưu trú sử dụng phục vụ sinh hoạt thay tiền mặt.
4. Chế độ thăm gặp:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ;
c) Việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định;
d) Khi được phép thăm gặp, người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú.
Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
5. Chế độ khám, chữa bệnh:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú bị bệnh được khám và điều trị tại phòng khám của cơ sở lưu trú. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì Cục Quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị; đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết;
b) Trường hợp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có thai đến thời gian sinh con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế địa phương để sinh con;
c) Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện, phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng để quản lý người lưu trú trong thời gian điều trị hoặc sinh con tại bệnh viện.
6. Chế độ đối với trẻ em là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú:
Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh và chi phí an táng được thực hiện như đối với người lưu trú. Ngày 01 tháng 6, Tết Trung thu được hưởng mức ăn gấp 2 lần ngày thường; nếu ốm đau được thực hiện chế độ khám, chữa bệnh, nếu chết được cấp chi phí an táng như người lưu trú.
Điều 32. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trường hợp người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức là đối tác phía Việt Nam (nếu có); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết.
2. Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước mà người đó là công dân chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất chịu trách nhiệm thực hiện.
Điều 33. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất chống đối, bỏ trốn, không chấp hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Áp giải đến chỗ ở được chỉ định, cơ sở lưu trú để quản lý, giám sát hoặc buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Kinh phí thực hiện
...
Chương II TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LƯU TRÚ
Điều 4. Tổ chức quản lý người lưu trú
...
Điều 5. Xử lý người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú
...
Điều 6. Chế độ ở đối với người lưu trú
...
Điều 7. Chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú
...
Điều 8. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người
...
Điều 9. Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
...
Điều 10. Chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú
...
Điều 11. Quản lý tài sản của người lưu trú
...
Điều 12. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
...
Điều 13. Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
...
Điều 14. Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
...
Điều 15. Giải quyết cho nhận tử thi, hài cốt, tro cốt người lưu trú hoặc con của người lưu trú
...
Điều 16. Giải quyết trường hợp người lưu trú bỏ trốn
...
Điều 17. Giải quyết trường hợp đề nghị thay đổi nơi lưu trú đối với người lưu trú
...
Điều 18. Giải quyết các vấn đề người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án
Đối với trường hợp người lưu trú không có khả năng bồi thường, nộp các khoản tiền, tài sản theo quyết định của Tòa án thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
...
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 Đơn xin thăm gặp người lưu trú
...
Mẫu số 02 Đơn xin gặp thân nhân tại phòng riêng
...
Mẫu số 03 Đơn xin nhận tử thi, hài cốt, tro cốt
...
Mẫu số 04 Đơn xin thay đổi nơi lưu trú
...
Mẫu số 05 Đơn đề nghị cho người lưu trú được thay đổi nơi lưu trú Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
...
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 15. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
...
Chương 3. TẠM GIỮ, ÁP GIẢI NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
...
MỤC 3. QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
Điều 30. Quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trưởng phòng quản lý xuất, nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất trong những trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Biện pháp quản lý:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu;
d) Bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Người bị trục xuất phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...);
b) Không có nơi thường trú, tạm trú;
c) Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
g) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
4. Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 31. Chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú
1. Chế độ ở:
a) Được bố trí buồng ở tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu 3 m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh, khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
2. Chế độ ăn, mặc:
a) Tiêu chuẩn ăn của mỗi người trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,1 kg muối; 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú. Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần, áo bằng vải thường.
3. Chế độ sinh hoạt thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông tin liên lạc, quản lý tài sản:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh trong khuôn viên của cơ sở lưu trú. Mỗi phòng ở được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu và được mượn sách, báo của cơ sở lưu trú. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, xem truyền hình, nghe đài do cơ sở lưu trú quy định;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, gửi thư cho thân nhân và cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú. Cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả;
c) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có tiền mặt hoặc đồ vật có giá trị, phải gửi vào lưu ký của cơ sở lưu trú và được nhận lại trước khi xuất cảnh. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm cấp sổ lưu ký hoặc phiếu theo dõi tiền lưu ký để người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại các cơ sở lưu trú sử dụng phục vụ sinh hoạt thay tiền mặt.
4. Chế độ thăm gặp:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ;
b) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ;
c) Việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định;
d) Khi được phép thăm gặp, người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú.
Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
5. Chế độ khám, chữa bệnh:
a) Người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú bị bệnh được khám và điều trị tại phòng khám của cơ sở lưu trú. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì Cục Quản lý xuất, nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị; đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết;
b) Trường hợp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú có thai đến thời gian sinh con, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa họ đến cơ sở y tế địa phương để sinh con;
c) Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện, phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ sở lưu trú đóng để quản lý người lưu trú trong thời gian điều trị hoặc sinh con tại bệnh viện.
6. Chế độ đối với trẻ em là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú:
Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh và chi phí an táng được thực hiện như đối với người lưu trú. Ngày 01 tháng 6, Tết Trung thu được hưởng mức ăn gấp 2 lần ngày thường; nếu ốm đau được thực hiện chế độ khám, chữa bệnh, nếu chết được cấp chi phí an táng như người lưu trú.
Điều 32. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trường hợp người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức là đối tác phía Việt Nam (nếu có); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết để phối hợp giải quyết.
2. Việc đưa thi thể người nước ngoài bị chết trong thời gian làm thủ tục trục xuất về nước và các chi phí cho việc mai táng, đưa thi thể về nước do thân nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước mà người đó là công dân chịu trách nhiệm.
3. Trong trường hợp không thực hiện được theo các cách đó thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất chịu trách nhiệm thực hiện.
Điều 33. Giải quyết trường hợp người bị trục xuất chống đối, bỏ trốn, không chấp hành quyết định xử phạt trục xuất
1. Áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Áp giải đến chỗ ở được chỉ định, cơ sở lưu trú để quản lý, giám sát hoặc buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 130. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 65/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/06/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13,14,15 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này. Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:
1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
2. Bãi bỏ Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:
1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
2. Bãi bỏ Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Xem nội dung VBĐiều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 43 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 43. Trình tự xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu thành phần hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trả lại cơ quan đã lập hồ sơ để bổ sung theo Mẫu số 33 Phụ lục II Nghị định này; thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Tòa án nhân dân cùng cấp. Văn bản nêu rõ tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị áp dụng biện pháp này sẽ phải thi hành theo Mẫu số 34 Phụ lục II Nghị định này;
b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị phải được đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Trường hợp Tòa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tòa án, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan lập hồ sơ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 33. Văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 34. Văn bản đề nghị xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 104. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 13. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 9 Nghị định này với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Văn bản đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Tòa án nhân dân cùng cấp. Văn bản nêu rõ tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị áp dụng biện pháp này sẽ phải thi hành.
3. Trường hợp Tòa án có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung trong hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Xem nội dung VBĐiều 104. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
...
5. Điểm b khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.” Xem nội dung VBĐiều 104. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 43 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 14. Giao cho tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm các điều kiện:
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: diện tích tối thiểu 10 m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: diện tích tối thiểu 8 m2 và bằng hoặc lớn hơn 4 m2/người điều trị; trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ;
b) Về nhân sự phải có tối thiểu 04 người gồm: phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
2. Tổ chức xã hội có trách nhiệm quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 131 của Luật xử lý vi phạm hành chính và hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện theo quy định của Bộ Y tế.
3. Tổ chức xã hội tham gia quản lý tại Khoản 2 Điều này được hỗ trợ kinh phí trong quá trình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm: hỗ trợ trực tiếp cho người của tổ chức xã hội được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện; hỗ trợ tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh thông thường và các chi phí sinh hoạt khác cho người nghiện.
4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 131. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Đối tượng vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lý; trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý. Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trường hợp cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ trước khi đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định tạm giữ người đó theo thủ tục hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thời gian tạm giữ được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
Chế độ ăn của người bị tạm giữ được hưởng như chế độ ăn của học sinh, trại viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được dự toán trong ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
2. Người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành hoặc có hành vi chống đối thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục đưa người phải chấp hành quyết định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 28 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Chương 3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 15. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
…
Điều 16. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
…
Điều 17. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
...
Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Điều 19. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Điều 20. Tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
...
Điều 21. Giải quyết trường hợp học viên chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
…
Điều 22. Quản lý học viên
…
Điều 23. Chế độ cai nghiện, chăm sóc sức khỏe
…
Điều 24. Chế độ ăn, mặc và sinh hoạt
…
Điều 25. Chế độ học văn hóa
…
Điều 26. Chế độ học nghề
…
Điều 27. Chế độ lao động
…
Điều 28. Chế độ thăm, gặp thân nhân
…
Điều 29. Giải quyết chế độ chịu tang
…
Điều 30. Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
…
Điều 31. Hết hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Điều 32. Khen thưởng, kỷ luật Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi các Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP).
...
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
...
6. Khoản 1, khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Định mức tiền ăn hàng tháng của học viên là 0,8 mức lương cơ sở. Ngày lễ, Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường.
2. Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơ sở.”
7. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 24 như sau:
“3a. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cao hơn định mức tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
8. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Chế độ lao động
1. Lao động trị liệu đối với học viên tại cơ sở cai nghiện nhằm mục đích trị liệu, giúp học viên nhận thức được giá trị của lao động, rèn luyện tay nghề và phục hồi kỹ năng lao động đã bị suy giảm do nghiện ma túy.
2. Học viên được nghỉ lao động trị liệu trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian lao động trị liệu của học viên không quá 04 giờ/ngày. Không tổ chức lao động trị liệu cho học viên trong thời gian cắt cơn giải độc.
3. Học viên tham gia lao động trị liệu được phân công công việc phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và giới tính.
4. Học viên có nhu cầu và tự nguyện lao động để có thu nhập thì cơ sở cai nghiện tổ chức cho học viên lao động, việc tổ chức lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
5. Học viên tham gia lao động trị liệu, lao động tự nguyện được hưởng thành quả lao động phù hợp với kết quả lao động của họ.” Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi các Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/10/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 17. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.
2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
...
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 7. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc chưa thi hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm đối tượng bỏ trốn; nếu đối tượng có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
4. Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp, giúp các cơ quan nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.
Khi phát hiện đối tượng có quyết định truy tìm, mọi người có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc đưa ngay đối tượng đến cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để đưa đối tượng đến cơ quan Công an cấp huyện.
5. Khi nhận đối tượng, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai của người đó, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết để đến nhận đối tượng.
Khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận, đưa người đó về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Khi giao, nhận đối tượng phải lập biên bản. Việc đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật về áp giải người theo thủ tục hành chính.
6. Đối với người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng chưa chấp hành mà bỏ trốn, nếu khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng đóng trụ sở chính xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Đối với học sinh đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bỏ trốn, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng đóng trụ sở chính xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
...
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 57 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 57. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.
2. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để xác định thời điểm các điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn.
3. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định gồm:
a) Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ theo Mẫu số 42a, 42b Phụ lục II Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này.
5. Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định:
a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hoãn, miễn theo quy định tại Khoản 4 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, giải quyết theo quy định;
b) Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 42a. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 42b. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi Xem nội dung VBĐiều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được hướng dẫn bởi Chương III Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính Xem nội dung VBĐiều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Hoãn, miễn chấp hành đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 18. Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
a) Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
b) Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 và Điều 28 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
- Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
- Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.
3. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.
4. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Học sinh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
...
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin hoãn chấp hành quyết định nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định;
c) Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
- Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
- Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.
3. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
4. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên bị ốm nặng mà được đưa về gia đình thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
c) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 57 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được hướng dẫn bởi Chương III Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Hoãn, miễn chấp hành đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 và Điều 28 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 58 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
d) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đang cai nghiện bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 43 Phụ lục II Nghị định này;
b) Danh sách người đang chấp hành được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo Mẫu số 44 Phụ lục II Nghị định này;
c) Các tài liệu chứng minh người người đang chấp hành quyết định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Định kỳ 03 tháng hoặc khi có đối tượng quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ, danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị, danh sách đối tượng được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được niêm yết, thông báo công khai đối với toàn thể người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ít nhất 05 ngày làm việc;
c) Sau thời hạn niêm yết, thông báo công khai, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét, giải quyết.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 43. Đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 44. Danh sách đối tượng được đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Hồ sơ, thủ tục đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Khoản 2,3,4,5 Điều 15 và Khoản 2,3,4,5 Điều 29 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 15. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
...
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, nếu có đủ điều kiện giảm thời hạn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
b) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định đối với từng học sinh;
c) Danh sách học sinh được đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
d) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Văn bản xác nhận về việc lập công (nếu có).
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Học sinh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét tạm đình chỉ chấp hành quyết định;
b) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Đơn xin bảo lãnh của gia đình học sinh nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
d) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng của học sinh.
4. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Người đang được hoãn; người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng hoặc người đại diện hợp pháp của người đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì phải gửi hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào hường giáo dưỡng;
c) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Một trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng; văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai; văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
5. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn; học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh; học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mang thai thì học sinh đó hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng phải có đơn gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
b) Đơn xin miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng của học sinh nêu rõ lý do, đối với trường hợp học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Một trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng bệnh hiểm nghèo; văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai; văn bản xác nhận của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
...
Điều 29. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên đã chấp hành một nửa thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu có đủ điều kiện giảm thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
b) Văn bản của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định đối với từng trại viên;
c) Danh sách trại viên được đề nghị xem xét giảm thời hạn chấp hành quyết định;
d) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Văn bản xác nhận về việc lập công (nếu có).
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét tạm đình chỉ chấp hành quyết định;
b) Đơn xin bảo lãnh của gia đình trại viên nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng của trại viên.
4. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người đang được hoãn; người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của người đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì phải gửi hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nêu rõ lý do, có xác nhận của chính quyền địa phương;
b) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
d) Một trong các văn bản sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng; văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai; văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc có tiến bộ rõ rệt, lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
5. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên đã chấp hành một nửa thời hạn; trại viên đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh; trại viên mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mang thai thì trại viên đó hoặc người đại diện hợp pháp của trại viên đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc phải có đơn gửi Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
b) Đơn xin miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên nêu rõ lý do; đối với trường hợp trại viên đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương;
c) Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
đ) Một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng bệnh hiểm nghèo; văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai; văn bản xác nhận của Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc tiến bộ rõ rệt, lập công; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động. Xem nội dung VBĐiều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được hướng dẫn bởi Chương III Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính Xem nội dung VBĐiều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 19. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
Học viên có tiến bộ rõ rệt là người nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện tại cơ sở, tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của cơ sở và được Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Hội đồng) công nhận.
Học viên lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên;
2. Học viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai trong thời gian chấp hành quyết định thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc ốm nặng có xác nhận của bệnh viện mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời gian chấp hành quyết định; sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
4. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có học viên thuộc diện được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị và tổ chức họp Hội đồng xem xét đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
5. Căn cứ danh sách học viên được đề xuất, Hội đồng xem xét, biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể và kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
6. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được Biên bản họp của Hội đồng, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở xem xét quyết định.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Danh sách học viên được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
c) Biên bản họp Hội đồng;
d) Kết quả nhận xét, đánh giá hàng tháng của tổ, đội và bản thành tích của từng học viên được đề nghị;
đ) Giấy xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe đối với các trường hợp ốm nặng, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai.
7. Trong thời gian chờ Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, nếu người được đề nghị có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng và làm văn bản đề nghị đưa người đó ra khỏi danh sách xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn phần thời gian còn lại gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhận hồ sơ. Trường hợp đã có quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn phần thời gian còn lại nhưng chưa thi hành thì đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét hủy quyết định. Xem nội dung VBĐiều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Hồ sơ, thủ tục đề nghị hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 13 và 28 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
- Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
- Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.
3. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng
Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.
4. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
Học sinh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
...
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện hoãn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin hoãn chấp hành quyết định nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định hoãn chấp hành quyết định;
c) Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang ốm nặng của người phải chấp hành quyết định hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận về gia đình của người phải chấp hành quyết định đang có khó khăn đặc biệt.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ thấy đủ điều kiện miễn chấp hành quyết định thì làm đơn gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định để đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin miễn chấp hành quyết định nêu rõ lý do;
b) Công văn đề nghị Tòa án nhân dân xem xét, quyết định miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của bệnh viện cấp huyện trở lên chứng nhận về tình trạng đang mắc bệnh hiểm nghèo của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tình trạng không còn nghiện ma túy của người phải chấp hành quyết định;
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận về việc có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc có giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên về việc lập công;
- Văn bản của cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động;
- Văn bản của bệnh viện chứng nhận về tình trạng đang mang thai.
3. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên đã chấp hành một nửa thời hạn nếu có đủ điều kiện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
4. Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Trại viên bị ốm nặng mà được đưa về gia đình thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
4. Đối tượng ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo mà không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành quyết định hoặc được miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 2 Điều này thì được đưa về cơ sở y tế tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để điều trị. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 58 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hồ sơ, thủ tục đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Khoản 2,3,4,5 Điều 15 và Khoản 2,3,4,5 Điều 29 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại được hướng dẫn bởi Chương III Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 13 và 28 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 59 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 59. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 45. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 115. Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 11. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Khi có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, trong đó phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên, lý do và thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tham gia tố tụng. Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ tên, chức vụ của người ký quyết định.
3. Cơ quan có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm đưa học sinh, trại viên đi và trả lại theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định hoặc khi không còn yêu cầu. Người đến nhận, trả lại học sinh, trại viên phải có Giấy giới thiệu kèm theo Chứng minh Công an nhân dân. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm thời đưa học sinh. Trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì trước 03 ngày khi hết thời hạn tạm thời đưa ra phải có văn bản đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia hạn tạm thời đưa ra.
5. Thời gian tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được quá thời hạn chấp hành quyết định. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm thời đưa ra thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 115. Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó. Tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 20. Tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là các cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau: họ tên học viên, lý do và thời gian đưa học viên ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa đối tượng đi và đưa đối tượng trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận học viên phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn. Xem nội dung VBĐiều 115. Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 10. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Khi có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, trong đó phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên, lý do và thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Căn cứ vào văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tham gia tố tụng. Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ tên, chức vụ của người ký quyết định.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm đưa học sinh, trại viên đi và trả lại họ theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định hoặc khi không còn yêu cầu. Khi giao, nhận phải lập biên bản.
3. Thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 115. Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 59 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Tạm thời đưa học viên ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được hướng dẫn bởi Điều 62,63 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 42,43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
2. Khi học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh đó.
Trường hợp đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
3. Đối với học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi có trường giáo dưỡng.
4. Đối với học sinh dưới 16 tuổi đã chấp hành xong quyết định và học sinh bị ốm đau, bệnh tật đến ngày ra trường mà không có thân nhân đến đón thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh về cư trú. Thân nhân học sinh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận.
5. Học sinh đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và 01 bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ từ Quỹ hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được trường giáo dưỡng cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
6. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, học sinh đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư trú.
Điều 43. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi trại viên đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho trại viên đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên đó.
3. Trường hợp trại viên chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
4. Trại viên đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ từ Quỹ hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, trại viên đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư trú. Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết hạn chấp hành quyết định đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 31. Hết hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Học viên đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Giấy chứng nhận được lập thành 04 bản, 01 bản cho học viên đó, 01 gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên đó cư trú và 01 bản lưu tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Học viên không xác định được nơi cư trú và không còn khả năng lao động thì sau khi hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để chăm sóc.
3. Quyền và nghĩa vụ của học viên sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Được cấp chứng chỉ, bằng cấp học văn hóa, học nghề (nếu có);
b) Học viên là thân nhân của người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe để trở về nơi cư trú;
c) Phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị, công cụ lao động và bảo hộ lao động đã mượn, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được hướng dẫn bởi Điều 62,63 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 42,43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hết hạn chấp hành quyết định đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được hướng dẫn bởi Điều 62,63 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 42,43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
2. Khi học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh đó.
Trường hợp đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
3. Đối với học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi có trường giáo dưỡng.
4. Đối với học sinh dưới 16 tuổi đã chấp hành xong quyết định và học sinh bị ốm đau, bệnh tật đến ngày ra trường mà không có thân nhân đến đón thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh về cư trú. Thân nhân học sinh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận.
5. Học sinh đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và 01 bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ từ Quỹ hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được trường giáo dưỡng cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
6. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, học sinh đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư trú.
Điều 43. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi trại viên đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho trại viên đó và gửi bản sao cho Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Công an cấp huyện nơi về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc thân nhân của trại viên đó.
3. Trường hợp trại viên chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi về cư trú.
4. Trại viên đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, chứng chỉ học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có); được nhận hỗ trợ từ Quỹ hòa nhập cộng đồng; phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày về địa phương, trại viên đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi về cư trú. Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết hạn chấp hành quyết định đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 31. Hết hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Học viên đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Giấy chứng nhận được lập thành 04 bản, 01 bản cho học viên đó, 01 gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên đó cư trú và 01 bản lưu tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Học viên không xác định được nơi cư trú và không còn khả năng lao động thì sau khi hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để chăm sóc.
3. Quyền và nghĩa vụ của học viên sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Được cấp chứng chỉ, bằng cấp học văn hóa, học nghề (nếu có);
b) Học viên là thân nhân của người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe để trở về nơi cư trú;
c) Phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị, công cụ lao động và bảo hộ lao động đã mượn, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động thì sau khi hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được hướng dẫn bởi Điều 62,63 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 42,43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hết hạn chấp hành quyết định đối với người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 166/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/12/2013 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế
...
Điều 5. Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan
...
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
...
Điều 7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế
...
Chương 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
MỤC 1. KHẤU TRỪ MỘT PHẦN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP
Điều 8. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
...
Điều 9. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
...
Điều 10. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
...
Điều 11. Tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
...
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị khấu trừ
...
MỤC 2. KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI KHOẢN
Điều 13. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
...
Điều 14. Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế
...
Điều 15. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
...
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản
...
Điều 17. Thủ tục thu tiền khấu trừ
...
MỤC 3. KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ
Điều 18. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
...
Điều 19. Những tài sản không được kê biên
...
Điều 20. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
...
Điều 21. Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
...
Điều 22. Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
...
Điều 23. Biên bản kê biên tài sản
...
Điều 24. Giao bảo quản tài sản kê biên
...
Điều 25. Định giá tài sản kê biên
...
Điều 26. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
...
Điều 27. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
...
MỤC 4. THU TIỀN, TÀI SẢN KHÁC CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH DO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KHÁC ĐANG GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SAU KHI VI PHẠM CỐ TÌNH TẨU TÁN TÀI SẢN
Điều 28. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
Điều 29. Xác minh thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ
...
Điều 30. Trách nhiệm của bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
...
Điều 31. Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
Điều 32. Tổ chức thi hành cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
MỤC 5. BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 33. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Điều 34. Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Điều 35. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Chương 3. BẢO ĐẢM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ
Điều 36. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
...
Điều 37. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành
...
Điều 38. Cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
...
Chương 4. CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ
Điều 39. Xác định chi phí cưỡng chế
...
Điều 40. Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế
...
Điều 41. Thanh toán chi phí cưỡng chế
...
Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Hiệu lực thi hành
...
Điều 43. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 6. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành quyết định hoặc chống đối thì cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xem nội dung VBĐiều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 166/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/12/2013 Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 166/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/12/2013 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế
...
Điều 5. Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan
...
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
...
Điều 7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế
...
Chương 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
MỤC 1. KHẤU TRỪ MỘT PHẦN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP
Điều 8. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
...
Điều 9. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
...
Điều 10. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
...
Điều 11. Tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
...
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị khấu trừ
...
MỤC 2. KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI KHOẢN
Điều 13. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
...
Điều 14. Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế
...
Điều 15. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
...
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản
...
Điều 17. Thủ tục thu tiền khấu trừ
...
MỤC 3. KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ
Điều 18. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
...
Điều 19. Những tài sản không được kê biên
...
Điều 20. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
...
Điều 21. Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
...
Điều 22. Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
...
Điều 23. Biên bản kê biên tài sản
...
Điều 24. Giao bảo quản tài sản kê biên
...
Điều 25. Định giá tài sản kê biên
...
Điều 26. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
...
Điều 27. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
...
MỤC 4. THU TIỀN, TÀI SẢN KHÁC CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH DO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KHÁC ĐANG GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN, TỔ CHỨC SAU KHI VI PHẠM CỐ TÌNH TẨU TÁN TÀI SẢN
Điều 28. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
Điều 29. Xác minh thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ
...
Điều 30. Trách nhiệm của bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
...
Điều 31. Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
Điều 32. Tổ chức thi hành cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
...
MỤC 5. BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 33. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Điều 34. Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Điều 35. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
...
Chương 3. BẢO ĐẢM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ
Điều 36. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
...
Điều 37. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành
...
Điều 38. Cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
...
Chương 4. CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ
Điều 39. Xác định chi phí cưỡng chế
...
Điều 40. Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế
...
Điều 41. Thanh toán chi phí cưỡng chế
...
Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Hiệu lực thi hành
...
Điều 43. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 6. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
Người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành quyết định hoặc chống đối thì cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xem nội dung VBĐiều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 166/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/12/2013 Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 8. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ được chuyển cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển cho Trưởng công an cấp huyện để chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy quyết định đó. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó, có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân để xem xét, ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó;
b) Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định đối với người đó. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó, có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân để xem xét, ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trường hợp người chưa chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước đó thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với học sinh, trại viên và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhận học sinh, trại viên;
d) Thời gian tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) không được quá thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này.
3. Trường hợp có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc được Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải bàn giao người và hồ sơ kèm theo một trong các quyết định trên cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) trước đó để tiếp tục thi hành quyết định.
4. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm đình chỉ thì trước 07 ngày khi hết thời hạn tạm đình chỉ, phải có văn bản đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
5. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù, kể cả trường hợp được hưởng án treo thì được miễn chấp hành quyết định hoặc phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo bản sao Bản án cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ, Ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú và gia đình của người đó. Xem nội dung VBĐiều 117. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính
Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 02/2014/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
b) Trường hợp đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó, đồng thời chuyển hồ sơ và người đó cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa họ vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Trường hợp có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đưa đối tượng trở lại để họ tiếp tục chấp hành quyết định. Khi tiếp nhận trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà mình đã ban hành.
3. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do mình ban hành. Xem nội dung VBĐiều 117. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính
Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 02/2014/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trường hợp người chưa chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước đó thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với học sinh, trại viên và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhận học sinh, trại viên;
d) Thời gian tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) không được quá thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đúng ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định này.
3. Trường hợp có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc được Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải bàn giao người và hồ sơ kèm theo một trong các quyết định trên cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) trước đó để tiếp tục thi hành quyết định.
4. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có yêu cầu gia hạn tạm đình chỉ thì trước 07 ngày khi hết thời hạn tạm đình chỉ, phải có văn bản đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
5. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù, kể cả trường hợp được hưởng án treo thì được miễn chấp hành quyết định hoặc phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo bản sao Bản án cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ, Ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú và gia đình của người đó. Xem nội dung VBĐiều 117. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính
Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 02/2014/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
b) Trường hợp đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó, đồng thời chuyển hồ sơ và người đó cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa họ vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Trường hợp có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đưa đối tượng trở lại để họ tiếp tục chấp hành quyết định. Khi tiếp nhận trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà mình đã ban hành.
3. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do mình ban hành. Xem nội dung VBĐiều 117. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính
Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 02/2014/NĐ-CP (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định. Xem nội dung VBĐiều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:
a) Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
b) Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.
2. Sau khi kiểm tra tính pháp lý theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện chuyển lại toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
a) Các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Xem nội dung VBĐiều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều 92 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính,
...
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều 92 được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/07/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Chương V CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
...
Mục 4. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 54. Đưa người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc)
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy không chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan Công an cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa người phải chấp hành đến cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ sở cai nghiện không còn khả năng tiếp nhận đối tượng thì thời hạn được phép kéo dài không quá 03 tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định biết và nêu rõ lý do.
Điều 55. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự để thực hiện việc tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Khi tiếp nhận, cơ sở phải kiểm tra, đối chiếu người với hồ sơ tiếp nhận, giấy tờ tùy thân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe và lập biên bản giao, nhận giữa cơ quan Công an cấp huyện và cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biên bản giao, nhận ghi rõ tình trạng sức khỏe; số lượng tài liệu, hồ sơ; tư trang, đồ dùng cá nhân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 40 Phụ lục II Nghị định này.
3. Hồ sơ tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi của Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Bản sao lý lịch tóm tắt của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan lập hồ sơ cung cấp.
4. Đối với người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự tiếp nhận phù hợp độ tuổi, giới tính của trẻ em.
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 57. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.
2. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để xác định thời điểm các điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn.
3. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định gồm:
a) Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ theo Mẫu số 42a, 42b Phụ lục II Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này.
5. Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định:
a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hoãn, miễn theo quy định tại Khoản 4 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, giải quyết theo quy định;
b) Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
d) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đang cai nghiện bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 43 Phụ lục II Nghị định này;
b) Danh sách người đang chấp hành được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo Mẫu số 44 Phụ lục II Nghị định này;
c) Các tài liệu chứng minh người người đang chấp hành quyết định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Định kỳ 03 tháng hoặc khi có đối tượng quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ, danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị, danh sách đối tượng được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được niêm yết, thông báo công khai đối với toàn thể người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ít nhất 05 ngày làm việc;
c) Sau thời hạn niêm yết, thông báo công khai, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét, giải quyết.
Điều 59. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
Điều 60. Lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục đối với người bị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, người cai nghiện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
2. Thủ tục lập hồ sơ đề nghị đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Điều 61. Giải quyết trường hợp người cai nghiện chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết. Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng. Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 40. Biên bản giao, nhận hồ sơ, người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
...
Mẫu số 42a. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 42b. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi
...
Mẫu số 43. Đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 44. Danh sách đối tượng được đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 45. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
e) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
2. Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Chương V CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
...
Mục 4. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 54. Đưa người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc)
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy không chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan Công an cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa người phải chấp hành đến cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ sở cai nghiện không còn khả năng tiếp nhận đối tượng thì thời hạn được phép kéo dài không quá 03 tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định biết và nêu rõ lý do.
Điều 55. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự để thực hiện việc tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Khi tiếp nhận, cơ sở phải kiểm tra, đối chiếu người với hồ sơ tiếp nhận, giấy tờ tùy thân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe và lập biên bản giao, nhận giữa cơ quan Công an cấp huyện và cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biên bản giao, nhận ghi rõ tình trạng sức khỏe; số lượng tài liệu, hồ sơ; tư trang, đồ dùng cá nhân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 40 Phụ lục II Nghị định này.
3. Hồ sơ tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi của Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Bản sao lý lịch tóm tắt của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan lập hồ sơ cung cấp.
4. Đối với người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự tiếp nhận phù hợp độ tuổi, giới tính của trẻ em.
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 57. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.
2. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để xác định thời điểm các điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn.
3. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định gồm:
a) Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ theo Mẫu số 42a, 42b Phụ lục II Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này.
5. Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định:
a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hoãn, miễn theo quy định tại Khoản 4 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, giải quyết theo quy định;
b) Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
d) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đang cai nghiện bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 43 Phụ lục II Nghị định này;
b) Danh sách người đang chấp hành được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo Mẫu số 44 Phụ lục II Nghị định này;
c) Các tài liệu chứng minh người người đang chấp hành quyết định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Định kỳ 03 tháng hoặc khi có đối tượng quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ, danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị, danh sách đối tượng được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được niêm yết, thông báo công khai đối với toàn thể người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ít nhất 05 ngày làm việc;
c) Sau thời hạn niêm yết, thông báo công khai, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét, giải quyết.
Điều 59. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
Điều 60. Lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục đối với người bị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, người cai nghiện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
2. Thủ tục lập hồ sơ đề nghị đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Điều 61. Giải quyết trường hợp người cai nghiện chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết. Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng. Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 40. Biên bản giao, nhận hồ sơ, người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
...
Mẫu số 42a. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 42b. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi
...
Mẫu số 43. Đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 44. Danh sách đối tượng được đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 45. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
e) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
2. Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Chương V CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC
...
Mục 4. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Điều 54. Đưa người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc)
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy không chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan Công an cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa người phải chấp hành đến cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp do sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì thời hạn được tính lại kể từ thời điểm sự kiện bất khả kháng chấm dứt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cơ sở cai nghiện không còn khả năng tiếp nhận đối tượng thì thời hạn được phép kéo dài không quá 03 tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định biết và nêu rõ lý do.
Điều 55. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự để thực hiện việc tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Khi tiếp nhận, cơ sở phải kiểm tra, đối chiếu người với hồ sơ tiếp nhận, giấy tờ tùy thân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe và lập biên bản giao, nhận giữa cơ quan Công an cấp huyện và cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biên bản giao, nhận ghi rõ tình trạng sức khỏe; số lượng tài liệu, hồ sơ; tư trang, đồ dùng cá nhân của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 40 Phụ lục II Nghị định này.
3. Hồ sơ tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi của Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Bản sao lý lịch tóm tắt của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan lập hồ sơ cung cấp.
4. Đối với người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở phải bố trí địa điểm, trang thiết bị, nhân sự tiếp nhận phù hợp độ tuổi, giới tính của trẻ em.
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 57. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận trên cơ sở ý kiến đề nghị của Công an cấp xã.
2. Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để xác định thời điểm các điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn.
3. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó tự nguyện cai nghiện, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không nghiện ma túy;
c) Phụ nữ đang mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định gồm:
a) Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ theo Mẫu số 42a, 42b Phụ lục II Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều này.
5. Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định:
a) Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện của Tòa án nhân dân cấp huyện, người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chấp hành quyết định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hoãn, miễn theo quy định tại Khoản 4 Điều này đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, giải quyết theo quy định;
b) Người phải chấp hành quyết định hoặc cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp phải gửi 01 bộ bản sao hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định cho cơ quan Công an cấp huyện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Điều 58. Đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Điều kiện giảm thời hạn cai nghiện bắt buộc:
a) Giảm thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở;
b) Giảm thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với người đã chấp hành một nửa thời gian cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện, lập công, có ít nhất 03 tháng gần nhất được xếp loại từ khá trở lên theo quy chế quản lý, đánh giá kết quả học tập, cai nghiện tại cơ sở.
2. Điều kiện tạm đình chỉ thi hành quyết định:
Người ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp người ốm nặng sau khi sức khỏe phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành.
3. Điều kiện miễn chấp hành phần thời gian thi hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc:
a) Người trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nếu người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công;
b) Người mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài từ 06 tháng trở lên;
c) Phụ nữ mang thai;
d) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đang cai nghiện bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 43 Phụ lục II Nghị định này;
b) Danh sách người đang chấp hành được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo Mẫu số 44 Phụ lục II Nghị định này;
c) Các tài liệu chứng minh người người đang chấp hành quyết định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này.
5. Trình tự thực hiện:
a) Định kỳ 03 tháng hoặc khi có đối tượng quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ, danh sách đối tượng đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Hồ sơ đề nghị, danh sách đối tượng được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được niêm yết, thông báo công khai đối với toàn thể người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ít nhất 05 ngày làm việc;
c) Sau thời hạn niêm yết, thông báo công khai, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở để xem xét, giải quyết.
Điều 59. Tạm thời đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định theo Mẫu số 45 Phụ lục II Nghị định này và đưa ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
Yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải thể hiện bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi đưa người đang chấp hành quyết định ra khỏi cơ sở. Văn bản yêu cầu phải có các nội dung sau: họ tên người cai nghiện, lý do và thời gian đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở.
2. Cơ quan có yêu cầu đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu trách nhiệm đưa người cai nghiện đi và đưa người cai nghiện trở lại cơ sở đúng thời hạn đã ghi trong quyết định tạm đình chỉ đưa người cai nghiện ra khỏi cơ sở. Khi giao, nhận người cai nghiện phải lập biên bản theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp cần gia hạn thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc về việc gia hạn.
Điều 60. Lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục đối với người bị áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, người cai nghiện có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở.
2. Thủ tục lập hồ sơ đề nghị đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Điều 61. Giải quyết trường hợp người cai nghiện chết trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời gian đang chấp hành quyết định, nếu người cai nghiện bị chết thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở, cơ quan y tế gần nhất và thân nhân người cai nghiện ma túy để lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết. Việc lập biên bản phải có người cai nghiện làm chứng.
Trong trường hợp người cai nghiện chết không có thân nhân hoặc sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân của người cai nghiện chết không có mặt thì lập biên bản có sự chứng kiến của 02 người cai nghiện.
2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo ngay cho thân nhân người cai nghiện chết biết để mai táng. Trường hợp không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do Nhà nước bảo đảm; mức hỗ trợ chi phí mai táng tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 62. Hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi biết ngày người cai nghiện hết thời hạn chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 46 Phụ lục II Nghị định này và gửi bản sao cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú, đại diện gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột), người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không có gia đình đến đón thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm đưa về bàn giao tại gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú theo Mẫu số 47 Phụ lục II Nghị định này.
4. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở cai nghiện bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 63. Thủ tục chuyển người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội
1. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở đối với các đối tượng sau:
a) Người sau cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không rõ cha, mẹ, không có nơi nương tựa hoặc không xác định được nơi cư trú;
b) Người sau cai nghiện ốm yếu không có khả năng lao động, không xác định được nơi cư trú.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đưa người chấp hành xong biện pháp cai nghiện bắt buộc vào cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trợ xã hội.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 40. Biên bản giao, nhận hồ sơ, người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
...
Mẫu số 42a. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 42b. Đơn đề nghị hoãn/miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi
...
Mẫu số 43. Đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 44. Danh sách đối tượng được đề nghị (giảm thời hạn/tạm đình chỉ/miễn thi hành) quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 45. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 46. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
Mẫu số 47. Biên bản giao, nhận người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
e) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
2. Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 110. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thi hành như sau:
a) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Chương 2. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, HỌC TẬP, SINH HOẠT, LAO ĐỘNG, PHÒNG BỆNH, KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ CHẾ ĐỘ KHÁC ĐỔI VỚI HỌC SINH, TRẠI VIÊN
...
MỤC 3. HẾT THỜI HẠN CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC; TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Điều 41. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
2. Khi học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho người đó và gửi bản sao cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trường hợp đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ.
3. Đối với học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở.
4. Đối với học sinh dưới 16 tuổi đã chấp hành xong quyết định và người ốm đau, bệnh tật đến ngày ra trường mà không có thân nhân đến đón thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa họ về tận gia đình hoặc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ. Thân nhân người đã chấp hành xong quyết định hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận người đó.
5. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được trường giáo dưỡng cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
6. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người thân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi người được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho người đó và gửi bản sao cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người thân của người đó.
Trường hợp chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ.
3. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
4. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 43. Tái hòa nhập cộng đồng
1. Hai tháng trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.
Bộ Công an hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí thu được do kết quả lao động của học sinh, trại viên theo quy định tại Nghị định này để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.
Bộ Công an, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng.
Điều 44. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng
1. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
a) Thông tin, truyền thông giáo dục nhằm định hướng, khuyến khích, động viên việc giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ sự định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử với người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng;
b) Người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 7, Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung theo dõi, giáo dục, giúp đỡ bao gồm: Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận; phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong quyết định; tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, cấp Chứng minh nhân dân, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; theo dõi người chấp hành xong quyết định; hướng dẫn chấp hành pháp luật, nghĩa vụ công dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, dạy nghề, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người chấp hành xong quyết định ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm;
c) Người chấp hành xong quyết định được quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm, lao động, sản xuất, kinh doanh;
d) Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong quyết định vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
a) Việc tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người chưa thành niên chấp hành xong quyết định được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
...
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Chương 2. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, HỌC TẬP, SINH HOẠT, LAO ĐỘNG, PHÒNG BỆNH, KHÁM, CHỮA BỆNH VÀ CHẾ ĐỘ KHÁC ĐỔI VỚI HỌC SINH, TRẠI VIÊN
...
MỤC 3. HẾT THỜI HẠN CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC; TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
Điều 41. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết ngày học sinh ra trường.
2. Khi học sinh đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cho người đó và gửi bản sao cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trường hợp đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ.
3. Đối với học sinh dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định mà không rõ cha, mẹ, nơi cư trú hoặc không có nơi nương tựa thì được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở.
4. Đối với học sinh dưới 16 tuổi đã chấp hành xong quyết định và người ốm đau, bệnh tật đến ngày ra trường mà không có thân nhân đến đón thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa họ về tận gia đình hoặc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ. Thân nhân người đã chấp hành xong quyết định hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận người đó.
5. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được trường giáo dưỡng cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
6. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người thân của trại viên biết ngày trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Khi người được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc cho người đó và gửi bản sao cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ và cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người thân của người đó.
Trường hợp chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập hồ sơ.
3. Người đã chấp hành xong quyết định được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề (nếu có); được cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường và một bộ quần áo thường (nếu họ không có) và phải trả lại chiếu, chăn, màn và vật dụng, trang thiết bị dùng cho việc học tập, lao động, sinh hoạt đã được cơ sở giáo dục bắt buộc cho mượn; nếu làm mất thì phải bồi thường.
4. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày về địa phương, người đã chấp hành xong quyết định phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cùng cấp nơi mình cư trú.
Điều 43. Tái hòa nhập cộng đồng
1. Hai tháng trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.
Bộ Công an hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí thu được do kết quả lao động của học sinh, trại viên theo quy định tại Nghị định này để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.
Bộ Công an, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng.
Điều 44. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng
1. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
a) Thông tin, truyền thông giáo dục nhằm định hướng, khuyến khích, động viên việc giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ sự định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử với người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng;
b) Người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 7, Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung theo dõi, giáo dục, giúp đỡ bao gồm: Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận; phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong quyết định; tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, cấp Chứng minh nhân dân, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; theo dõi người chấp hành xong quyết định; hướng dẫn chấp hành pháp luật, nghĩa vụ công dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật; hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn, tổ chức học tập, dạy nghề, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người chấp hành xong quyết định ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm;
c) Người chấp hành xong quyết định được quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm, lao động, sản xuất, kinh doanh;
d) Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong quyết định vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng
a) Việc tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người chưa thành niên chấp hành xong quyết định được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Xem nội dung VBĐiều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
...
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xác định số lợi bất hợp pháp có được trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hướng dẫn bởi Thông tư 65/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
...
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
...
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
...
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
...
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác
...
Điều 8. Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
...
Điều 9. Hiệu lực thi hành Xem nội dung VBĐiều 37. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Xác định số lợi bất hợp pháp quy định tại Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 149/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/11/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2023) Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây viết tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP); hướng dẫn việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước (NSNN).
2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
3. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm:
1. Tiền.
2. Giấy tờ có giá.
3. Tài sản và vật có giá.
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá. Cụ thể:
a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã thực hiện được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;
b) Đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự;
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được.
3. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá.
4. Ngoài hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa hoặc dịch vụ khác: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trái phiếu
b) Hối phiếu
c) Tín phiếu
d) Kỳ phiếu
đ) Séc
e) Công trái
g) Các loại chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.
h) Các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.
3. Số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tổng giá trị theo mệnh giá của từng loại giấy tờ có giá cùng mệnh giá, theo công thức sau:
Tổng giá trị = giá trị theo mệnh giá1 x số lượng1 + giá trị theo mệnh giá2 x số lượng2 + … + giá trị theo mệnh gián x số lượngn
Trong đó:
a) Số lượng1 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ nhất;
b) Số lượng2 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ hai;
c) Số lượngn là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ n.
4. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giấy tờ có giá đã tiêu hủy, số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tiêu hủy.
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là tài sản, vật có giá
1. Số lợi bất hợp pháp bằng tài sản hoặc vật có giá là tài sản hoặc vật có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 163, Điều 174, Điều 175 và Điều 181 Bộ Luật dân sự.
3. Vật có giá quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180 Bộ Luật dân sự.
4. Trường hợp tài sản hoặc vật có giá không phải hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản, vật có giá cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản, vật có giá (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản, vật có giá ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp tài sản hoặc vật có giá là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng hoặc tiêu thụ trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Điều 8. Xử lý số lợi bất hợp pháp trong trường hợp sung vào NSNN
Việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá tại Thông tư này để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014. Trường hợp có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ ngày Thông tư này có hiệu lực, việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./ Xem nội dung VBĐiều 37. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Xác định số lợi bất hợp pháp có được trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hướng dẫn bởi Thông tư 65/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Xác định số lợi bất hợp pháp quy định tại Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 149/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/11/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2023) Xác định số lợi bất hợp pháp có được trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hướng dẫn bởi Thông tư 65/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết khoản 2, Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
...
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
...
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
...
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
...
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác
...
Điều 8. Xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
...
Điều 9. Hiệu lực thi hành Xem nội dung VBĐiều 37. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Xác định số lợi bất hợp pháp quy định tại Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 149/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/11/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2023) Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây viết tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP); hướng dẫn việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước (NSNN).
2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
3. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm:
1. Tiền.
2. Giấy tờ có giá.
3. Tài sản và vật có giá.
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá. Cụ thể:
a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã thực hiện được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;
b) Đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự;
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được.
3. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá.
4. Ngoài hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa hoặc dịch vụ khác: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trái phiếu
b) Hối phiếu
c) Tín phiếu
d) Kỳ phiếu
đ) Séc
e) Công trái
g) Các loại chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.
h) Các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.
3. Số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tổng giá trị theo mệnh giá của từng loại giấy tờ có giá cùng mệnh giá, theo công thức sau:
Tổng giá trị = giá trị theo mệnh giá1 x số lượng1 + giá trị theo mệnh giá2 x số lượng2 + … + giá trị theo mệnh gián x số lượngn
Trong đó:
a) Số lượng1 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ nhất;
b) Số lượng2 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ hai;
c) Số lượngn là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ n.
4. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giấy tờ có giá đã tiêu hủy, số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tiêu hủy.
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là tài sản, vật có giá
1. Số lợi bất hợp pháp bằng tài sản hoặc vật có giá là tài sản hoặc vật có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 163, Điều 174, Điều 175 và Điều 181 Bộ Luật dân sự.
3. Vật có giá quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180 Bộ Luật dân sự.
4. Trường hợp tài sản hoặc vật có giá không phải hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản, vật có giá cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản, vật có giá (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản, vật có giá ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp tài sản hoặc vật có giá là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng hoặc tiêu thụ trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Điều 8. Xử lý số lợi bất hợp pháp trong trường hợp sung vào NSNN
Việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá tại Thông tư này để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014. Trường hợp có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ ngày Thông tư này có hiệu lực, việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./ Xem nội dung VBĐiều 37. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Xác định số lợi bất hợp pháp có được trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hướng dẫn bởi Thông tư 65/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Xác định số lợi bất hợp pháp quy định tại Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 149/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/11/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2023) Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí đầu tư, mua sắm, thuê, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; mua sắm vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Chương II DANH MỤC VÀ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ
Điều 6. Danh mục và tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 7. Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 8. Thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 9. Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 10. Lập, quản lý hồ sơ và báo cáo việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 11. Bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và xử lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị
...
Điều 12. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 13. Yêu cầu, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 14. Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 15. Xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Chương III QUY TRÌNH THU THẬP, SỬ DỤNG DỮ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT DO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CUNG CẤP
Điều 16. Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
...
Điều 17. Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật
...
Điều 18. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu
...
Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu
...
Điều 20. Tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu
...
Điều 21. Xác minh dữ liệu và kết luận vụ việc
...
Điều 22. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
...
Điều 24. Quy định chuyển tiếp
...
Điều 25. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
...
DANH MỤC I PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
...
DANH MỤC II PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
...
DANH MỤC III PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
...
DANH MỤC IV PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG HÀNG HẢI
...
DANH MỤC V PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
...
DANH MỤC VI PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
...
DANH MỤC VII PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
...
DANH MỤC VIII PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
...
DANH MỤC IX PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
...
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 60 Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
...
Điều 60. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính
1. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bổ sung cụm từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 1;
b) Bổ sung từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 2.
2. Bổ sung điểm k vào sau điểm i khoản 1 Điều 6 như sau:
“k) Danh mục X: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản”.
3. Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 2 Điều 9 như sau:
“m) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 2 Điều 12 như sau:
“i) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng các Chi cục: Kiểm lâm, Kiểm lâm vùng, Kiểm ngư vùng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Kiểm ngư, Lâm nghiệp, Thủy sản; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
5. Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 18 như sau:
“9. Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về thủy sản:
a) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản;
b) Kiểm ngư, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển”.
6. Bổ sung Danh mục X vào sau Danh mục IX thuộc Phụ lục kèm theo Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
...
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. Quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường được hướng dẫn bởi Nghị định 165/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường,
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Chương 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ
Điều 4. Mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 5. Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 6. Lập, quản lý hồ sơ và báo cáo việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 7. Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 8. Điều chuyển, thu hồi, thanh lý, tiêu hủy phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 9. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 10. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Điều 11. Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
...
Điều 13. Quy định chuyển tiếp
...
Điều 14. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
...
PHỤ LỤC DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Xem nội dung VBĐiều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.
...
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 135/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Điều 60 Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/05/2024 Quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường được hướng dẫn bởi Nghị định 165/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ...
...
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian ...
...
Điều 7. Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ...
...
Điều 8. Giải quyết trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo ...
...
Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 10. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
...
Điều 11. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu ...
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào ...
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC ...
Mục 1. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
Điều 14. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
...
Điều 15. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành ...
...
Điều 16. Chế độ quản lý học sinh
...
Điều 17. Chế độ ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
...
Điều 18. Chế độ ở của học sinh
...
Điều 19. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
...
Điều 20. Chế độ học văn hóa, học nghề và lao động của học sinh
...
Điều 21. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
...
Điều 22. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
...
Điều 23. Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh
...
Điều 24. Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
Điều 25. Giải quyết trường hợp học sinh chết
...
Điều 26. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
...
Mục 2. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRẠI ...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 29. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành ...
...
Điều 30. Chế độ quản lý trại viên
...
Điều 31. Chế độ ăn đối với trại viên
...
Điều 32. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
...
Điều 33. Chế độ ở của trại viên
...
Điều 34. Chế độ chăm sóc y tế đối với trại viên
...
Điều 35. Chế độ học tập, sinh hoạt của trại viên
...
Điều 36. Chế độ lao động, học nghề của trại viên
...
Điều 37. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 38. Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với trại viên
...
Điều 39. Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của trại viên
...
Điều 40. Giải quyết trường hợp trại viên chết
...
Điều 41. Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
...
Mục 3. HẾT THỜI HẠN CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC; TÁI HÒA NHẬP ...
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
Điều 43. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 44. Chuẩn bị công tác tái hòa nhập cộng đồng
...
Điều 45. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng
...
Chương III ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Điều 46. Đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 47. Công bố quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 48. Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 50. Hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO ...
Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Y tế
...
Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
...
Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
...
Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
...
Điều 57. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 58. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở ...
...
Điều 59. Hiệu lực thi hành
...
Điều 60. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 61. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT ...
Mẫu đề nghị số 01 ĐỀ NGHỊ Kiểm tra hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(5)... ...
...
Mẫu đề nghị số 02 ĐỀ NGHỊ Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(5) ........................*
...
Mẫu đề nghị số 03 ĐỀ NGHỊ Giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào ...
...
Mẫu đề nghị số 04 ĐỀ NGHỊ Tạm đình chỉ(5) quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(6) . ...
...
Mẫu đề nghị số 05 ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại(5) ............................. ...
...
Mẫu đề nghị số 06 ĐỀ NGHỊ Gia hạn tạm đình chỉ (5) quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa ...
...
Mẫu đề nghị số 07 ĐỀ NGHỊ Tạm thời đưa(5) .................................... ra khỏi(6) .......... ...
...
Mẫu đề nghị số 08 ĐỀ NGHỊ Gia hạn tạm thời đưa(5)……………………… ra khỏi(6)………………………..*
...
Mẫu đề nghị số 09 ĐỀ NGHỊ Hủy quyết định(5) ………………… chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành ...
...
Mẫu quyết định số 01 QUYẾT ĐỊNH Giao quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa ...
...
Mẫu quyết định số 02 QUYẾT ĐỊNH Quyết định hủy quyết định giao quản lý người bị đề nghị áp dụng biện ...
...
Mẫu quyết định số 03 QUYẾT ĐỊNH Đình chỉ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào ...
...
Mẫu quyết định số 04 QUYẾT ĐỊNH Tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)…………………………….
...
Mẫu quyết định số 05 QUYẾT ĐỊNH Gia hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)………………….
...
Mẫu quyết định số 06 QUYẾT ĐỊNH Hủy Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)………………….
...
Mẫu quyết định số 07 QUYẾT ĐỊNH Hủy Quyết định gia hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5).. ...
...
Mẫu quyết định số 08 QUYẾT ĐỊNH Về việc khen thưởng(5) ………………………….
...
Mẫu quyết định số 09 QUYẾT ĐỊNH Về việc kỷ luật(5) ……………..
...
Mẫu quyết định số 10 QUYẾT ĐỊNH TRUY TÌM
...
Mẫu quyết định số 11 QUYẾT ĐỊNH Điều chuyển(5)……………………………..
...
Mẫu quyết định số 12 QUYẾT ĐỊNH Tạm thời đưa(5) …………………………… ra khỏi(6).............................
...
Mẫu quyết định số 13 QUYẾT ĐỊNH Gia hạn tạm thời đưa(5) …………………………… ra khỏi(6)……………………….*
...
Mẫu quyết định số 14 QUYẾT ĐỊNH Về việc giải quyết cho(5) ……………………..về gia đình *
...
Mẫu thông báo số 01 THÔNG BÁO Về việc hoàn thành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ...
...
Mẫu thông báo số 02 THÔNG BÁO Về việc tiếp nhận người có quyết định đưa vào(5) …………………*
...
Mẫu thông báo số 03 THÔNG BÁO Về việc đình chỉ Quyết định truy tìm
...
Mẫu thông báo số 04 THÔNG BÁO Về việc đến chấp hành quyết định đưa vào(5) ……………….*
...
Mẫu thông báo số 05 THÔNG BÁO Về việc người được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh không phải đến chấp hành ...
...
Mẫu thông báo số 06 THÔNG BÁO Về việc(5)…………………..…. chết*
...
Mẫu thông báo số 07 THÔNG BÁO Về việc (5) ……………………… điều trị tại bệnh viện*
...
Mẫu thông báo số 08 THÔNG BÁO Về việc(5) ………………….chuẩn bị chấp hành xong quyết định đưa vào(6)……………… ...
...
Mẫu biên bản số 01 BIÊN BẢN Về việc đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành ...
...
Mẫu biên bản số 02 BIÊN BẢN Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) ………….. ...
...
Mẫu biên bản số 03 BIÊN BẢN Về tình trạng sức khỏe người phải chấp hành quyết định đưa vào(1)………….. ...
..
Mẫu biên bản số 04 BIÊN BẢN Giao, nhận(1)……………………………..………….. *
...
Mẫu biên bản số 05 BIÊN BẢN Về việc(1) ……………..……………….bỏ trốn*
...
Mẫu biên bản số 06 BIÊN BẢN Giữ người có quyết định truy tìm*
...
Mẫu biên bản số 07 BIÊN BẢN Về việc vi phạm nội quy ……………..(1)
...
Mẫu biên bản số 08 BIÊN BẢN Về việc giao nhận(1)……….. được về gia đình*
...
Mẫu biên bản số 09 BIÊN BẢN Về việc(1) ……………………chết*
...
Mẫu biên bản số 10 BIÊN BẢN Về việc bàn giao thi thể(1) …………………….*
...
Mẫu biên bản số 11 BIÊN BẢN Về việc mai táng(1) …………………*
...
Mẫu biên bản số 12 BIÊN BẢN Về việc bốc mộ, bàn giao hài cốt*
...
Mẫu đơn số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) …… ...
...
Mẫu đơn số 02 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) …… ...
...
Mẫu đơn số 03 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý ...
...
Mẫu giấy chứng nhận GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ CHẤP HÀNH XONG QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO(5)……………….. *
...
Mẫu bản tóm tắt lý lịch BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT Xem nội dung VBĐiều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng. Chế độ áp dụng đối với học sinh tại trường giáo dưỡng được hướng dẫn từ Điều 14 đến Điều 25 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 14. Chế độ quản lý học sinh
...
Điều 15. Chế độ ăn của học sinh
...
Điều 16. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
...
Điều 17. Chỗ ở của học sinh
...
Điều 18. Chế độ học tập, sinh hoạt của học sinh
...
Điều 19. Chế độ lao động của học sinh
...
Điều 20. Quản lý và sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
...
Điều 21. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
...
Điều 22. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh
...
Điều 23. Giải quyết trường hợp học sinh bị chết
...
Điều 24. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của học sinh
...
Điều 25. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác Xem nội dung VBĐiều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chế độ áp dụng đối với học sinh tại trường giáo dưỡng được hướng dẫn từ Điều 14 đến Điều 25 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng đối với trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn từ Điều 29 đến Điều 40 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 29. Chế độ quản lý trại viên
...
Điều 30. Chế độ ăn của trại viên
...
Điều 31. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
...
Điều 32. Chỗ ở của trại viên
...
Điều 33. Chế độ học tập, sinh hoạt của trại viên
...
Điều 34. Chế độ lao động của trại viên
...
Điều 35. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 36. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với trại viên
...
Điều 37. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho trại viên
...
Điều 38. Giải quyết trường hợp trại viên bị chết
...
Điều 39. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của trại viên
...
Điều 40. Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác Xem nội dung VBĐiều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Chế độ áp dụng đối với trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn từ Điều 29 đến Điều 40 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng đối với trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn từ Điều 29 đến Điều 40 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 29. Chế độ quản lý trại viên
...
Điều 30. Chế độ ăn của trại viên
...
Điều 31. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
...
Điều 32. Chỗ ở của trại viên
...
Điều 33. Chế độ học tập, sinh hoạt của trại viên
...
Điều 34. Chế độ lao động của trại viên
...
Điều 35. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 36. Chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm đối với trại viên
...
Điều 37. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho trại viên
...
Điều 38. Giải quyết trường hợp trại viên bị chết
...
Điều 39. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của trại viên
...
Điều 40. Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc có trường hợp cấp thiết khác Xem nội dung VBĐiều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Chế độ áp dụng đối với trại viên tại cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn từ Điều 29 đến Điều 40 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 7. Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương II XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ DUY TRÌ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 8. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 10. Trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 11. Đính chính, bổ sung, hiệu chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 12. Lưu dữ liệu điện tử về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 13. Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 14. Quản lý tài Khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 15. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Mục 2. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 16. Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 17. Kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác
...
Điều 18. Kết nối, tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương III TRÁCH NHIỆM TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 21. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân trong cung cấp, cập nhật thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
...
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
...
Điều 26. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 17. Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Nghị định 20/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2016 Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 6. Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 7. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 8. Hủy bỏ, ban hành mới quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 9. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 10. Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
...
Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 12. Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ, XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 13. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 14. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 15. Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 16. Xác định độ tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 17. Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 18. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện
...
Điều 19. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 20. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
...
Điều 21. Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 22. Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 23. Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
Điều 24. Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 25. Ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 26. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 27. Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 28. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương III THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Mục 1. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 29. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 30. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 31. Nội dung và hình thức giáo dục
...
Điều 32. Cam kết của người được giáo dục
...
Điều 33. Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 34. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
...
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
...
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 37. Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 38. Việc vắng mặt của người được giáo dục tại nơi cư trú và người được giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội
...
Điều 39. Việc thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục
...
Điều 40. Xử lý đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 41. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 42. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Điều 43. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
Mục 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH
Điều 44. Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 46. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
...
Điều 47. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 48. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 49. Trách nhiệm của các bộ có liên quan
...
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 51. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm
...
Điều 52. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở cấp xã
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
...
Điều 54. Hiệu lực thi hành
...
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 và 3 Điều 10 như sau:
...
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 11 như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
...
6. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13 như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:
...
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
...
10. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 18 như sau:
...
11. Sửa đổi điểm g khoản 5 Điều 18 như sau:
...
12. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 29 như sau:
...
14. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 29 như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
...
16. Bổ sung Điều 35a vào sau Điều 35 như sau:
...
17. Sửa đổi Điều 37 như sau:
...
18. Bổ sung các điểm k1, k2 và k3 vào sau điểm k khoản 1 Điều 38 như sau:
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:
...
Điều 2. Điều khoản thi hành
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
...
MĐN01 Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐN02 Đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MĐ01 Đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MĐ02 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ03 Đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ04 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MĐ05 Đơn xin phép thay đổi nơi cư trú (người chưa thành niên đang chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
...
MTB01 Thông báo về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB02 Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTB03 Thông báo về việc chuyển hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tiếp tục thi hành
...
MTB04 Thông báo kết quả xác minh đối với người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBC01 Báo cáo kết quả giám sát giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC02 Báo cáo của người được giáo dục về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBC03 Báo cáo kết quả kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK01 Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MCK02 Bản cam kết của cha mẹ hoặc người giám hộ về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MKH01 Kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MKH02 Kế hoạch quản lý, giám sát người chưa thành niên chấp hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MBB01 Biên bản họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MBB02 Biên bản họp góp ý đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ01 Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ02 Quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ03 Quyết định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ04 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ05 Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MQĐ06 Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ07 Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MQĐ08 Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MTT01 Bản tường trình của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MTTLL01 Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn/biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình
...
MGCN01 Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
MGTT01 Giấy triệu tập
...
MSTD01 Sổ theo dõi sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 56/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
...
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
8. Người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.
Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
...
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
8. Người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.
Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
...
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
8. Người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.
Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
...
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
8. Người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.
Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.” Xem nội dung VBĐiều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 6,7 Điều 5 và Khoản 8 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
...
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
...
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
...
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
13. Bổ sung Điều 6e vào sau Điều 6đ như sau:
“Điều 6e. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc
Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc theo quy định tại các Điều 66, 77, 125 và 128 Luật xử lý vi phạm hành chính là cấp trên trực tiếp trong quan hệ hành chính đối với người đang giải quyết vụ việc.” Xem nội dung VBĐiều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
...
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc được hướng dẫn bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
...
21. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau
“Điều 11a. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.
3. Thời hạn, thủ tục, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 8 và 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi xác định được giá trị tang vật, phương tiện để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước, người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp về việc trả lại tang vật, phương tiện, trừ trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ; giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ Căn cước công dân của chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
b) Yêu cầu chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp ủy quyền hợp pháp đến nhận lại tang vật, phương tiện và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phải được giao cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mỗi người 01 bản.
6. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
7. Trường hợp đã quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều này, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày làm việc, trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.” Xem nội dung VBĐiều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm thuộc trường hợp bị tịch thu được hướng dẫn bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2017 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 5. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 4 Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 4. Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm. Xem nội dung VBĐiều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 4 Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 22 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Điều 22. Quyết định và thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành thì thời hiệu thi hành được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt. Xem nội dung VBĐiều 108. Thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt. Thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 22 Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 10. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm; nếu người đó có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
4. Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.
Khi phát hiện người có quyết định truy tìm, phải báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất hoặc đưa ngay người đó đến cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để đưa đến cơ quan Công an cấp huyện nơi gần nhất.
5. Khi giao, nhận người có quyết định truy tìm, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết và cử người đến nhận. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy tìm chưa đến kịp thì cơ quan Công an phải ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quản lý tại nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.
6. Khi đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo quy định của pháp luật.
7. Tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân địa phương liên quan để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng. Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 17. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.
2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
...
Điều 56. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng theo Mẫu số 41 Phụ lục II Nghị định này.
2. Người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn nhưng không tự nguyện chấp hành việc trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
...
Mẫu số 41. Quyết định truy tìm người đã có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 10. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa thi hành quyết định mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.
2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.
3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm; nếu người đó có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.
4. Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.
Khi phát hiện người có quyết định truy tìm, phải báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất hoặc đưa ngay người đó đến cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để đưa đến cơ quan Công an cấp huyện nơi gần nhất.
5. Khi giao, nhận người có quyết định truy tìm, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết và cử người đến nhận. Trường hợp cơ quan ra quyết định truy tìm chưa đến kịp thì cơ quan Công an phải ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 122 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quản lý tại nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc.
6. Khi đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện áp giải theo quy định của pháp luật.
7. Tùy từng trường hợp cụ thể, quyết định truy tìm được gửi cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân địa phương liên quan để phục vụ cho việc truy tìm và bắt giữ đối tượng. Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
...
Điều 17. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn
1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.
2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xem nội dung VBĐiều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi lập hồ sơ ra quyết định truy tìm đối tượng.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
3. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nếu có đủ điều kiện thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
c) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);
e) Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
2. Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 100. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 99 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 99 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc,
...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi đưa người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục (nếu có);
c) Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);
đ) Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Tài liệu cần thiết khác liên quan đến nhân thân của người phải chấp hành quyết định và để phục vụ cho việc quản lý, giáo dục người đó (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ, Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác của người đó và lập biên bản giao, nhận, ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khoẻ hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác liên quan đến việc giao, nhận. Xem nội dung VBĐiều 102. Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 02/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2014 (VB hết hiệu lực: 01/01/2022) Nội dung này được hướng dẫn bởi Chương II, Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Chương II QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 4. Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.
2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó.
Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước này nhưng liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước khác, để bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện và thống nhất của quy định về xử phạt vi phạm hành chính, thì có thể quy định dẫn chiếu hành vi vi phạm đã được quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác, đồng thời phân định thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh có thẩm quyền xử phạt của lĩnh vực này.
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính có các yếu tố, đặc điểm riêng liên quan đến lĩnh vực, địa điểm vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm và các yếu tố, điều kiện khách quan làm thay đổi tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính không điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước đó có thể quy định chế tài xử phạt cao hơn hoặc thấp hơn đối với hành vi vi phạm đó.
3. Hình thức xử phạt, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;
b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức phạt.
4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:
a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;
b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra;
c) Phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.
6. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì phải quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.
5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.
6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.
Điều 6. Quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
3. Trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau tham gia xử phạt, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng đó đối với từng điều khoản cụ thể.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.
Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
5. Đối với hành vi vi phạm hành chính vừa bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó cho chức danh có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 41. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành kèm theo các Nghị định quy định cụ thể về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các biểu mẫu khác, ngoài các biểu mẫu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, để sử dụng trong ngành, lĩnh vực mình, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu, quản lý và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng các biểu mẫu ban hành theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Xem nội dung VBĐiều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 41. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
...
PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN Xem nội dung VBĐiều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung này được hướng dẫn bởi Chương II, Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.
5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.
...
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.
Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;
c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.
6. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất.
7. Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ. Xem nội dung VBĐiều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.
5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.
...
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.
Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;
c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.
6. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất.
7. Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ. Xem nội dung VBĐiều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.
2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;
b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.
5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.
...
7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.
Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;
c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.
6. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng như sau:
a) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất.
7. Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ. Xem nội dung VBĐiều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1,2,3,4,5,7,8 Điều 5 và Khoản 2 đến Khoản 7 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 8. Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng
...
2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Xem nội dung VBĐiều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
...
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Xem nội dung VBĐiều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc hoặc chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan thu tiền phạt. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:
a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 và khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;
c) Giấy nộp tiền, chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước (nếu có);
d) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);
đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm tổ chức việc in và quản lý giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
b) Cơ quan, tổ chức phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính hoặc giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính, giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt, giấy chứng nhận nộp tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Sử dụng chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt:
a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đối chiếu các thông tin ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định. Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt;
b) Trường hợp thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung biên lai phải ghi rõ số tiền đã thu và việc thu thuộc trường hợp thu tiền chậm nộp phạt;
c) Cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính có quyền từ chối nộp tiền hoặc yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nếu phát hiện biên lai thu tiền phạt hoặc chứng từ thu tiền không đúng mẫu quy định, ghi không đúng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ghi không đúng số tiền phạt, chậm nộp phạt (nếu có) và báo cho cơ quan quản lý người có thẩm quyền thu tiền phạt biết để xử lý kịp thời.
5. Quản lý biên lai thu tiền phạt:
a) Việc quản lý biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo chế độ quản lý hiện hành phù hợp với từng loại biên lai;
b) Cơ quan, tổ chức được cấp biên lai để thu tiền phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi nhập, xuất, bảo quản, lưu giữ biên lai theo chế độ kế toán hiện hành; hằng tháng, hằng quý lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; hằng năm thực hiện quyết toán biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Việc hủy biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp với từng chủng loại biên lai.
6. Chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước được phát hành và sử dụng theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính, trừ giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 3 Điều này. Xem nội dung VBĐiều 83. Quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu, nộp tiền phạt
...
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chứng từ thu, nộp tiền phạt được quản lý theo quy định của Chính phủ. Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.
Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.
2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.
Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.
2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.
Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.
2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.
Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.
2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành
1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.
Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.
2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.
3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành. Xem nội dung VBĐiều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Chương II QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ TỊCH THU, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BỊ TẠM GIỮ
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
...
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
Điều 16. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ
...
Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành Xem nội dung VBĐiều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
...
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ. Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 138/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nêu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 116. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nêu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 116. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nêu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 116. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nêu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 116. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu của tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi một trong các quyết định trên kèm theo hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng chưa chấp hành quyết định, nêu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;
c) Trường hợp sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định nêu trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định trước đó để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
3. Đối với trường hợp học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu của tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết như sau:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hủy quyết định, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định và bàn giao hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời gửi quyết định cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để nhận người;
c) Trường hợp nếu sau đó mà có một trong các quyết định: quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can hoặc Tòa án nhân dân tuyên không có tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo hồ sơ và một trong các quyết định trên cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hủy quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định trước đó để tiếp tục thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó. Xem nội dung VBĐiều 116. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn đối tượng đã chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; 1,5 ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính bằng 01 ngày chấp hành hình phạt tù. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu TNHS được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Khi nhận được quyết định hoãn thì Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thi hành. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức thi hành.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp không thể tự đến trình diện được thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có trách nhiệm đến trình báo.
3. Khi hết thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện theo quy định sau:
a) Khi hết thời hạn hoãn, người được hoãn phải tự giác đến Công an cấp huyện để đưa đi chấp hành quyết định;
b) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, trại viên, học sinh phải tự giác đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tiếp tục chấp hành quyết định;
c) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà không tự giác đến Công an cấp huyện, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc tổ chức áp giải. Việc áp giải thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ mà sức khỏe chưa được phục hồi hoặc gia đình vẫn còn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thì người được hoãn, trại viên, học sinh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có đơn đề nghị gia hạn hoãn, tạm đình chỉ kèm theo Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng ốm nặng, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gửi Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định để gia hạn hoãn chấp hành quyết định; đối với trường hợp tạm đình chỉ thì gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ xem xét, quyết định gia hạn tạm đình chỉ.
4. Trường hợp người được hoãn, học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người được hoãn chết thì gia đình của người đó phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định hoãn và cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị;
b) Trường hợp học sinh, trại viên được tạm đình chỉ chết thì gia đình của học sinh, trại viên phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh, trại viên về cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định tạm đình chỉ, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao cho cán bộ cấp xã giám sát quản lý, giáo dục người được hoãn, tạm đình chỉ trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ. Định kỳ hằng tháng Ủy ban nhân dân cấp xã phải trao đổi bằng văn bản cho Công an cấp huyện nơi đề nghị hoãn thi hành, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành về tình hình chấp hành pháp luật của người được hoãn, tạm đình chỉ.
6. Trong thời gian được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú phải thông báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nơi người đó chấp hành kèm theo tài liệu có liên quan đến việc bỏ trốn (nếu có) đế đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ để tiếp tục đưa đi thi hành. Xem nội dung VBĐiều 113. Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
2. Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà người đó tiếp tục có hành vi vi phạm đã bị xử lý hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người đó tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Tòa án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định, cơ quan Công an phải tổ chức áp giải đối tượng. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 5. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ...
...
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian ...
...
Điều 7. Quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc ...
...
Điều 8. Giải quyết trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo ...
...
Điều 9. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 10. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc bỏ trốn
...
Điều 11. Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu ...
...
Điều 12. Thi hành, quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào ...
...
Chương II THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC ...
Mục 1. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
Điều 14. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào trường giáo dưỡng
...
Điều 15. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành ...
...
Điều 16. Chế độ quản lý học sinh
...
Điều 17. Chế độ ăn, mặc và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
...
Điều 18. Chế độ ở của học sinh
...
Điều 19. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
...
Điều 20. Chế độ học văn hóa, học nghề và lao động của học sinh
...
Điều 21. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của trường giáo dưỡng
...
Điều 22. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
...
Điều 23. Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh
...
Điều 24. Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
Điều 25. Giải quyết trường hợp học sinh chết
...
Điều 26. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
...
Mục 2. THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ, THI HÀNH; CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRẠI ...
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đưa người đã có quyết định vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 29. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định hoãn, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành ...
...
Điều 30. Chế độ quản lý trại viên
...
Điều 31. Chế độ ăn đối với trại viên
...
Điều 32. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của trại viên
...
Điều 33. Chế độ ở của trại viên
...
Điều 34. Chế độ chăm sóc y tế đối với trại viên
...
Điều 35. Chế độ học tập, sinh hoạt của trại viên
...
Điều 36. Chế độ lao động, học nghề của trại viên
...
Điều 37. Quản lý, sử dụng kết quả lao động của cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 38. Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với trại viên
...
Điều 39. Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của trại viên
...
Điều 40. Giải quyết trường hợp trại viên chết
...
Điều 41. Giải quyết trường hợp trại viên có việc tang của thân nhân hoặc trường hợp khó khăn đặc biệt
...
Mục 3. HẾT THỜI HẠN CHẤP HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC; TÁI HÒA NHẬP ...
Điều 42. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
Điều 43. Hết thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
Điều 44. Chuẩn bị công tác tái hòa nhập cộng đồng
...
Điều 45. Biện pháp tái hòa nhập cộng đồng
...
Chương III ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Điều 46. Đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 47. Công bố quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 48. Thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Điều 50. Hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO ...
Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Y tế
...
Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
...
Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
...
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
...
Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
...
Điều 57. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 58. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở ...
...
Điều 59. Hiệu lực thi hành
...
Điều 60. Điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 61. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT ...
Mẫu đề nghị số 01 ĐỀ NGHỊ Kiểm tra hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(5)... ...
...
Mẫu đề nghị số 02 ĐỀ NGHỊ Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(5) ........................*
...
Mẫu đề nghị số 03 ĐỀ NGHỊ Giảm thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào ...
...
Mẫu đề nghị số 04 ĐỀ NGHỊ Tạm đình chỉ(5) quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(6) . ...
...
Mẫu đề nghị số 05 ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại(5) ............................. ...
...
Mẫu đề nghị số 06 ĐỀ NGHỊ Gia hạn tạm đình chỉ (5) quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa ...
...
Mẫu đề nghị số 07 ĐỀ NGHỊ Tạm thời đưa(5) .................................... ra khỏi(6) .......... ...
...
Mẫu đề nghị số 08 ĐỀ NGHỊ Gia hạn tạm thời đưa(5)……………………… ra khỏi(6)………………………..*
...
Mẫu đề nghị số 09 ĐỀ NGHỊ Hủy quyết định(5) ………………… chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành ...
...
Mẫu quyết định số 01 QUYẾT ĐỊNH Giao quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa ...
...
Mẫu quyết định số 02 QUYẾT ĐỊNH Quyết định hủy quyết định giao quản lý người bị đề nghị áp dụng biện ...
...
Mẫu quyết định số 03 QUYẾT ĐỊNH Đình chỉ lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào ...
...
Mẫu quyết định số 04 QUYẾT ĐỊNH Tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)…………………………….
...
Mẫu quyết định số 05 QUYẾT ĐỊNH Gia hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)………………….
...
Mẫu quyết định số 06 QUYẾT ĐỊNH Hủy Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5)………………….
...
Mẫu quyết định số 07 QUYẾT ĐỊNH Hủy Quyết định gia hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào(5).. ...
...
Mẫu quyết định số 08 QUYẾT ĐỊNH Về việc khen thưởng(5) ………………………….
...
Mẫu quyết định số 09 QUYẾT ĐỊNH Về việc kỷ luật(5) ……………..
...
Mẫu quyết định số 10 QUYẾT ĐỊNH TRUY TÌM
...
Mẫu quyết định số 11 QUYẾT ĐỊNH Điều chuyển(5)……………………………..
...
Mẫu quyết định số 12 QUYẾT ĐỊNH Tạm thời đưa(5) …………………………… ra khỏi(6).............................
...
Mẫu quyết định số 13 QUYẾT ĐỊNH Gia hạn tạm thời đưa(5) …………………………… ra khỏi(6)……………………….*
...
Mẫu quyết định số 14 QUYẾT ĐỊNH Về việc giải quyết cho(5) ……………………..về gia đình *
...
Mẫu thông báo số 01 THÔNG BÁO Về việc hoàn thành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ...
...
Mẫu thông báo số 02 THÔNG BÁO Về việc tiếp nhận người có quyết định đưa vào(5) …………………*
...
Mẫu thông báo số 03 THÔNG BÁO Về việc đình chỉ Quyết định truy tìm
...
Mẫu thông báo số 04 THÔNG BÁO Về việc đến chấp hành quyết định đưa vào(5) ……………….*
...
Mẫu thông báo số 05 THÔNG BÁO Về việc người được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh không phải đến chấp hành ...
...
Mẫu thông báo số 06 THÔNG BÁO Về việc(5)…………………..…. chết*
...
Mẫu thông báo số 07 THÔNG BÁO Về việc (5) ……………………… điều trị tại bệnh viện*
...
Mẫu thông báo số 08 THÔNG BÁO Về việc(5) ………………….chuẩn bị chấp hành xong quyết định đưa vào(6)……………… ...
...
Mẫu biên bản số 01 BIÊN BẢN Về việc đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành ...
...
Mẫu biên bản số 02 BIÊN BẢN Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) ………….. ...
...
Mẫu biên bản số 03 BIÊN BẢN Về tình trạng sức khỏe người phải chấp hành quyết định đưa vào(1)………….. ...
..
Mẫu biên bản số 04 BIÊN BẢN Giao, nhận(1)……………………………..………….. *
...
Mẫu biên bản số 05 BIÊN BẢN Về việc(1) ……………..……………….bỏ trốn*
...
Mẫu biên bản số 06 BIÊN BẢN Giữ người có quyết định truy tìm*
...
Mẫu biên bản số 07 BIÊN BẢN Về việc vi phạm nội quy ……………..(1)
...
Mẫu biên bản số 08 BIÊN BẢN Về việc giao nhận(1)……….. được về gia đình*
...
Mẫu biên bản số 09 BIÊN BẢN Về việc(1) ……………………chết*
...
Mẫu biên bản số 10 BIÊN BẢN Về việc bàn giao thi thể(1) …………………….*
...
Mẫu biên bản số 11 BIÊN BẢN Về việc mai táng(1) …………………*
...
Mẫu biên bản số 12 BIÊN BẢN Về việc bốc mộ, bàn giao hài cốt*
...
Mẫu đơn số 01 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) …… ...
...
Mẫu đơn số 02 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào(1) …… ...
...
Mẫu đơn số 03 ĐƠN ĐỀ NGHỊ Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý ...
...
Mẫu giấy chứng nhận GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ CHẤP HÀNH XONG QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VÀO(5)……………….. *
...
Mẫu bản tóm tắt lý lịch BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT Xem nội dung VBĐiều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng. Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được hướng dẫn bởi Nghị định 140/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023 Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
....
Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
...
Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ đề nghị
...
Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
...
Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
...
Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 18. Thành phần phiên họp
...
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
...
Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 22. Biên bản phiên họp
...
Điều 23. Nội dung quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết định khác
...
Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
...
Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
...
Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương III TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH VIỆC HOÃN HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH; GIẢM THỜI HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC MIỄN CHẤP HÀNH PHẦN THỜI GIAN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN LẠI
Điều 27. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị hoãn hoặc miễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 28. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại
...
Điều 29. Hủy bỏ quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Chương IV KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 30. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Điều 31. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 32. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 33. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
....
Điều 34. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
...
Điều 35. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
...
Điều 36. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
Điều 37. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
...
Mục 2. KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH VI CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 38. Hành vi có thể bị khiếu nại trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
Điều 40. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
...
Điều 41. Thời hạn khiếu nại
...
Điều 42. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
...
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp Xem nội dung VBĐiều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này được hướng dẫn bởi Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.|~|Khoản 5a, 5b và 5c được bổ sung bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_a_64_1 2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.|~|Khoản 2a Điều 40 được bổ sung bởi Điểm a Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_a_13_1 3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này|~|Khoản 3a Điều 40 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_a_13_1 Điều 43a. Thẩm quyền của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.|~|Điều 43a được bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_17_1 Điều 45a. Thẩm quyền của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.|~|Điều 45a được bổ sung bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_20_1 Điều 48a. Thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước
1. Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Kiểm toán trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.|~|Điều 48a được bổ sung bởi Khoản 24 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_24_1 4a. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.|~|Khoản 4a, 4b Điều 126 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_b_65_1 11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.|~|Khoản 11 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_a_64_1 2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.|~|Khoản 2a được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_b_45_1 3. Giáo dục đưa vào cộng đồng.|~|Khoản 3 được bổ sung bởi Khoản 69 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_69_1 3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.|~|Khoản 3 được bổ sung bởi Khoản 42 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_42_1 Điều 140a. Giáo dục dựa vào cộng đồng
1. Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.|~|Điều 140a được bổ sung bởi Khoản 71 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=khoan_71_1 8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.|~|Khoản 8a được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-67-2020-QH14-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-sua-doi-373520.aspx?anchor=diem_b_5_1
Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.*
...
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.*
...
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
...
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm b Khoản 2 Điều 96 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.*
...
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.*
...
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
...
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm b Khoản 2 Điều 96 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.* Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.* Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.* Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.* Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.* Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.* Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý; Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
*Khoản 6 Điều 12 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.*
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
*Khoản 8a Điều 12 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.*
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
...
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
...
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
*Điều 77 được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.* Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
...
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
*Điều 77 được sửa đổi bởi Khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 77. Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.*
...
Điều 88. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
*Khoản 1 Điều 88 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.*
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
*Khoản 2a Điều 88 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.*
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
*Điểm c Khoản 3 Điều 88 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 45 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.* Điều 98. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
4. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
...
Điều 107. Gửi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi cho người bị áp dụng, Trưởng Công an cấp huyện và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng còn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
*Điều 107 được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 107. Gửi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người bị áp dụng, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc Cơ quan Công an cùng cấp trong trường hợp Công an cấp tỉnh, lập hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và các cơ quan hữu quan để thi hành theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, còn được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.*
...
Điều 111. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định.
Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Điều 112. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc giảm thời hạn tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quyết định tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi cho Tòa án nhân dân nơi ra quyết định, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tạm đình chỉ hoặc miễn và gia đình người đó.
...
Điều 114. Hết thời hạn chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó.
2. Khi người vi phạm đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong và gửi bản sao cho gia đình người đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, cơ quan quản lý trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
...
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.* Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều 82 bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
*Khoản 2 Điều 65 được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.* Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
...
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
...
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
...
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
...
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
...
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
*Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng, chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen (trừ nguồn gen giống vật nuôi); trồng trọt (trừ phân bón); thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đăng ký doanh nghiệp; kiểm toán nhà nước;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; chăn nuôi; phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; hoạt động hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; điện lực;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thủy lợi; sở hữu trí tuệ; báo chí;
i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; lâm nghiệp; đất đai; kinh doanh bất động sản;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền lệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; thủy sản.*
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
*Khoản 3 Điều 24 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.*
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
...
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 23. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” tại ĐIểm c Khoản 1 Điều 38 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” tại ĐIểm c Khoản 1 Điều 38 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
*Cụm từ “50.000.000 đồng” tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 bị thay thế bởi Điểm b Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “50.000.000 đồng” bằng cụm từ “100.000.000 đồng”*
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 2 Điều 39 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 3 Điều 39 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
*Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 12 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
...
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
...
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
*Khoản 3 Điều 40 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.*
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
*Khoản 4 Điều 40 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 13 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.* Điều 41. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
...
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại Điểm c Khoản 4 Điều 41 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 5 Điều 41 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 5 Điều 41 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
*Khoản 6 Điều 41 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.*
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 7 Điều 41 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 14 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 42. Thẩm quyền của Hải quan
...
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 42. Thẩm quyền của Hải quan
Thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định như sau:
...
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục, Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này;
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.* Điều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
...
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 2 Điều 43 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 Điều 43 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 4 Điều 43 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 4 Điều 43 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, lâm sản quy định tại Điều 24 của Luật này;
*Cụm từ “quản lý rừng, lâm sản” tại điểm b khoản 5 Điều 43 bị thay thế bởi Điểm c Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “quản lý rừng, lâm sản” bằng từ “lâm nghiệp”*
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
*Đoạn mở đầu Điều 44 được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được quy định như sau:*
...
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 44. Thẩm quyền của cơ quan Thuế
*Đoạn mở đầu Điều 44 được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế được quy định như sau:*
...
2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 Điều 44 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 4 Điều 44 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
...
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 2 Điều 45 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 2 Điều 45 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 3 Điều 45 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 Điều 45 bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 4 Điều 45 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 19 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 2 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:*
*Đoạn mở đầu Khoản 2 Điều 46 được bổ sung nội dung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023
Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” vào sau cụm từ “Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;”*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 2 Điều 46 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 3 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:*
*Đoạn mở đầu Khoản 3 Điều 46 được bổ sung nội dung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023
Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,” vào trước cụm từ “Cục trưởng Cục Thống kê,”*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 3 Điều 46 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 4 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền phạt có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 47. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 1 Điều 47 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 2 Điều 47 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
*Cụm từ “25.000.000 đồng” tại điểm b khoản 2 Điều 47 bị thay thế bởi Điểm d Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “25.000.000 đồng” bằng cụm từ “50.000.000 đồng”*
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 2 Điều 47 bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 48. Thẩm quyền của Toà án nhân dân
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 Điều 48 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 4 Điều 48 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
*Cụm từ “được sử dụng để” tại điểm c khoản 4 Điều 48 bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 49. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
...
2. Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 2 Điều 49 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
...
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 4 Điều 49 bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 5 Điều 49 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 25 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 50. Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
4. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
*Điều 50 bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
Điều 51. Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này. Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
*Khoản 3 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.*
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
*Khoản 4 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.*
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
*Khoản 5 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.*
*Khoản 5a, 5b và 5c Điều 125 được bổ sung bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.*
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
*Khoản 8 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.*
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
*Khoản 9 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.*
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
*Khoản 10 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.*
*Khoản 11 Điều 125 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.* Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này. Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
*Điểm a Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;*
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
*Điểm c Khoản 1 Điều 6 được bổ sung nội dung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Bổ sung cụm từ “,tổ chức” vào sau từ “cá nhân”*
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này;
*Điểm a Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này;*
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;
*Điểm b Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92 của Luật này;*
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.
*Điểm đ Khoản 2 Điều 6 được bổ sung bởi Điểm c Khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
đ) Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.* Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
...
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
*Điều 66 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.* Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
*Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ tại khoản 1 Điều 62 bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”*
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm. Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
*Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ tại khoản 1 Điều 62 bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”*
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
*Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ tại khoản 2 Điều 62 bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”*
3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
*Cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ tại khoản 3 Điều 62 bị thay thế bởi Điểm e Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “cơ quan tiến hành tố tụng” bằng cụm từ“ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”*
4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.
*Khoản 4 Điều 62 được bổ sung nội dung bởi Điểm b Khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Bổ sung cụm từ “,tổ chức” vào sau từ “cá nhân”* Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại điểm b khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 61. Giải trình
...
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
*Điều 61 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 61. Giải trình
...
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.* Điều 61. Giải trình
...
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
*Điều 61 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 61. Giải trình
...
2. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản.
...
3. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức, vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý, tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, bình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì các bên phải ký vào từng trang biên bản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.* Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
...
3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
*Cụm từ “tháo dỡ” tại điểm b khoản 1 Điều 28 bị thay thế bởi Điểm a Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “tháo dỡ” bằng từ “phá dỡ”*
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
*Khoản 1 Điều 78 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.* Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
...
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật. Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này. Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
*Khoản 1 Điều 76 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 76. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.* Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này. iều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
*Khoản 1 Điều 79 được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.*
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
*Cụm từ "Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này." tại Điều 26 bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật này.
*Cụm từ “24 giờ” tại Khoản 3 Điều 60 bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ”*
*Cụm từ “khoản 5 và khoản 9” tại khoản 3 Điều 60 bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022*
4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. “khoản 5 và khoản 9” tại khoản 3 Điều 60 Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
...
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật này.
*Cụm từ “24 giờ” tại Khoản 3 Điều 60 bị thay thế bởi Điểm đ Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “24 giờ” bằng cụm tù “48 giờ”*
*Cụm từ “khoản 5 và khoản 9” tại khoản 3 Điều 60 bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
...
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này. Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
*Khoản 2 Điều 65 được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.* Điều 75. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Điều 46. Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 2 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
2. Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:*
*Đoạn mở đầu Khoản 2 Điều 46 được bổ sung nội dung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023
Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục khác thuộc Bộ và tương đương;” vào sau cụm từ “Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;”*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 2 Điều 46 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu Khoản 3 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:*
*Đoạn mở đầu Khoản 3 Điều 46 được bổ sung nội dung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 116 Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023
Bổ sung cụm từ “Chánh Thanh tra cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh,” vào trước cụm từ “Cục trưởng Cục Thống kê,”*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
*Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 3 Điều 46 bị thay thế bởi Điểm k Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”*
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
*Đoạn mở đầu khoản 4 Điều 46 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền phạt có quyền:*
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.* Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại điểm d khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. tại điểm d khoản 2 Điều 94 Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm b Khoản 2 Điều 96 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.* Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
5. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
7. Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.* Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
*Điều 92 được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.* Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
*Khoản 3 Điều 99 được sửa đổi bởi Khoản 52 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.* Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
*Khoản 3 Điều 99 được sửa đổi bởi Khoản 52 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.* Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.
*Khoản 3 Điều 101 được sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.*
...
Điều 118. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối tượng này.
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi quy định tại đoạn 1 khoản này trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của Trưởng phòng Tư pháp về tính pháp lý của hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định của pháp luật.
*Khoản 3 Điều 118 được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo quy định của Luật này.* Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.
*Khoản 3 Điều 101 được sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.*
...
Điều 118. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp người nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện việc cai nghiện cho đối tượng này.
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi quy định tại đoạn 1 khoản này trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của Trưởng phòng Tư pháp về tính pháp lý của hồ sơ trước khi xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Toà án nhân dân nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định của pháp luật.
*Khoản 3 Điều 118 được sửa đổi bởi Khoản 60 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi, đối tượng đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng có hành vi vi phạm trên cơ sở hồ sơ hiện có và biên bản về hành vi vi phạm mới gửi Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo quy định của Luật này.* Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm b Khoản 2 Điều 96 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 96 được sửa đổi bởi Khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm b Khoản 2 Điều 96 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.
*Điều 103 được sửa đổi bởi Khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan. Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.* Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.
*Điều 103 được sửa đổi bởi Khoản 56 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan. Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
d) Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
đ) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.* Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
*Khoản 1 Điều 94 được sửa đổi bởi Khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
*Cụm từ “bệnh viện” tại Điểm d Khoản 2 Điều 94 bị thay thế bởi Điểm g Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Thay từ “bệnh viện” bằng cụm từ “cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên”*
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
*Khoản 1 Điều 122 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.* Điều 132. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn
...
2. Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở. Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
...
3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
*Khoản 1 Điều 79 được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.*
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
*Điều 66 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.* Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
*Điều 66 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.* Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
*Cụm từ “Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.” tại Điều 26 bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 74 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này. Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều 82 bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 33. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Điều 33. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
... Điều 33. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
...
Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều 82 bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Khoản 5a, 5b và 5c được bổ sung bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử. Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
*Khoản 8 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.* Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
*Điều 82 bị bãi bỏ bởi Khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022* Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
*Khoản 3 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.*
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
*Khoản 4 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.*
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
*Khoản 5 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.*
*Khoản 5a, 5b và 5c Điều 125 được bổ sung bởi Điểm a Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.*
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
*Khoản 8 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.*
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
*Khoản 9 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.*
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
*Khoản 10 Điều 125 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.*
*Khoản 11 Điều 125 được bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.* Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
*Điều 123 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.* Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
*Điều 123 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.* Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
*Điều 123 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.* Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
*Điều 123 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.* Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
*Điều 123 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
h) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.* Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
*Điểm d Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;*
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
*Điều 90 được sửa đổi bởi Khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
Điều 90. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.*
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|