BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8735/BNN-QLCL
V/v tăng cường phát triển chuỗi cung cấp
nông lâm thủy sản an toàn
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 11 năm 2019
|
Kính
gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương.
Triển khai Đề án “Xây dựng
và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên
phạm vi toàn quốc” (Quyết định số 3073/ QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013); Kế
hoạch triển khai Đề án (Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 4/3/2014) và “Hướng
dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” (Quyết định số
3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016), trong thời gian qua các địa phương đã có
nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện như: ban hành đề án/chương trình/kế
hoạch triển khai tại địa phương; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn
cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi nâng cấp, cải thiện nhà xưởng, trang
thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (VietGap, HACCP...); thiết lập
liên kết chuỗi; kết nối tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng... Theo thông tin các
địa phương cung cấp, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đã triển khai xây dựng và phát triển 1478 chuỗi; 1462 sản phẩm và 3267 địa điểm
bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi.
Tuy nhiên, các con số nêu trên
chưa phản ánh hết thực tế liên kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy
sản an toàn tại các địa phương: thống kê chưa đầy đủ, đặc biệt là các chuỗi do
các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh, phân phối là chủ sở hữu và quản
lý toàn bộ chuỗi; chưa có đủ thông tin về sản lượng sản phẩm chủ lực, rủi ro
cao được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Theo mục tiêu đề ra ở giai đoạn
2016-2020 của Đề án (ban hành theo Quyết định số 3073/ QĐ-BNN-QLCL), mỗi
tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 50% sản lượng nông lâm thủy sản
chủ lực, có mức độ rủi ro cao, đang có nhiều bức xúc về an toàn thực phẩm được
kiểm soát theo chuỗi.
Nhằm đánh giá mức độ hoàn
thành; xác định các tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
khắc phục, đẩy nhanh tiến độ phát triển về số lượng và quy mô chuỗi nhằm đạt
mục tiêu đặt ra của Đề án vào năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:
1. Đánh giá thực trạng việc xây
dựng và phát triển chuỗi thực phẩm an toàn của địa phương đến nay và xây dựng,
triển khai ngay kế hoạch, giải pháp phát triển chuỗi cung cấp nông lâm thủy sản
an toàn năm 2020 nhằm đạt được mục tiêu đề ra (theo mẫu tại phụ lục kèm theo).
Đây là 1 phụ lục kèm theo báo cáo tổng kết năm về công tác quản lý chất lượng
vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm gửi về Cục Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thủy sản trước ngày 10/12/2019.
2. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra
của Đề án, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ưu tiên
nguồn lực triển khai một số nội dung sau đây:
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành và tổ chức thực thi các chính sách đặc thù tại địa phương hỗ
trợ phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn trên cơ sở
các chính sách đã được ban hành tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018
về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông
thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số
01/QĐ-TTg ngày 01/1/2018 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
b) Tuyên truyền, vận động các
đối tượng động lực (doanh nghiệp, HTX/Tổ hợp tác, cơ sở kinh doanh, phân phối)
chủ động liên kết, hỗ trợ các tác nhân còn lại liên kết tạo các chuỗi cung ứng
nông sản, thủy sản an toàn.
c) Hỗ trợ các cơ sở tham gia
chuỗi trong triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm như GAP, HACCP, ISO 22000...; xác nhận sản phẩm được
kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi; hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn
gốc, tem nhãn nhận diện; xây dựng thương hiệu, tổ chức kết nối cung cầu, quảng
bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm được xác nhận an toàn thực phẩm theo
chuỗi...
d) Tăng cường giám sát kiểm
tra, thanh tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm,
gian lận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.
Đề nghị các Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn lưu ý tổ chức triển khai./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan thuộc Bộ (để p/h);
- Lưu: VT, CL2.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ LỤC
THỰC
TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY
SẢN AN TOÀN
1. THỰC TRẠNG
1.1. Công tác chỉ đạo, điều
hành triển khai Đề án
- Việc ban hành cơ chế, chính
sách, kế hoạch/văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai Đề án.
- Tổ chức tuyên truyền, vận
động hộ nông dân/ trang trại/ hợp tác xã/tổ hợp tác, doanh nghiệp liên kết tạo
các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn
cách thức tổ chức lại sản xuất, kiến thức an toàn thực phẩm, áp dụng các quy
trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất
được nguồn gốc như GAP, HACCP, ISO 22000... cho hộ nông dân/ trang trại/ hợp
tác xã/tổ hợp tác, doanh nghiệp tham gia chuỗi.
- Đánh giá, xác nhận sản phẩm
được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
- Tổ chức kết nối cung cầu, xây
dựng thương hiệu, tem nhãn nhận diện, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản
phẩm được xác nhận an toàn theo chuỗi
- Thanh tra, kiểm tra xử lý các
vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận nguồn gốc xuất xứ tạo môi trường thuận
lợi cho phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.
1.2. Kết quả đạt được (tính
đến hết năm 2019)
- Số sản phẩm rủi ro cao, bức
xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi: ......... sản phẩm
- Tỷ lệ sản lượng sản phẩm rủi
ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi đạt: ...........
% tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao sản
xuất tiêu thụ tại địa phương.
- Số lượng chuỗi: ..........
chuỗi.
Trong đó:
+ Do doanh nghiệp/ hợp tác xã/
cơ sở kinh doanh, phân phối sở hữu, quản lý toàn bộ chuỗi chiếm ......... %?
+ Do liên kết giữa các chủ thể
trong chuỗi chiếm ..... %?
+ Số chuỗi được xác nhận: .....
chuỗi
+ Số điểm bán sản phẩm: ......
điểm.
(Kết quả chi tiết tại biểu dưới
đây)
TT
|
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất ban đầu
|
Tên, địa chỉ cơ sở thu mua sơ chế, chế biến, giết mổ, chế
biến bảo quản, vận chuyển
|
Tên, địa chỉ nơi bán sản phẩm
|
Loại sản phẩm
|
Đã được cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
|
1.
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
1.3. Tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân
2. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM, GIẢI
PHÁP TRIỂN KHAI NĂM 2020
2.1. Mục tiêu đến cuối năm
2020 (kết thúc đề án)
- Số sản phẩm rủi ro cao, bức
xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi: ......... sản phẩm
- Tỷ lệ sản lượng sản phẩm rủi
ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi đạt: ...........
% tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản
chủ lực, có mức độ rủi ro cao
sản xuất tiêu thụ tại địa phương.
- Số lượng chuỗi: ..........
chuỗi.
Trong đó:
+ Do doanh nghiệp/ hợp tác xã/
cơ sở kinh doanh, phân phối sở hữu, quản lý toàn bộ chuỗi chiếm ......... %?
+ Do liên kết giữa các chủ thể
trong chuỗi chiếm ..... %?
+ Số chuỗi được xác nhận: .....
chuỗi
+ Số điểm bán sản phẩm: ......
điểm.
2.2. Kế hoạch trung hạn,
giải pháp triển khai
- Việc hoàn thiện cơ chế, chính
sách, kế hoạch/văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai Đề án.
- Tiếp tục tổ chức tuyên
truyền, vận động hộ nông dân/ trang trại/ hợp tác xã/tổ hợp tác, doanh nghiệp
liên kết tạo các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.
- Tiếp tục tổ chức đào tạo, tập
huấn cách thức tổ chức lại sản xuất, kiến thức an toàn thực phẩm, áp dụng các
quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và truy
xuất được nguồn gốc như GAP, HACCP, ISO 22000... cho hộ nông dân/ trang trại/
hợp tác xã/tổ hợp tác, doanh nghiệp tham gia chuỗi.
- Tiếp tục đánh giá, xác nhận
sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
- Tiếp tục tổ chức kết nối cung
cầu, xây dựng thương hiệu, tem nhãn nhận diện, quảng bá, xúc tiến thương mại
các sản phẩm được xác nhận an toàn theo chuỗi
- Thanh tra, kiểm tra xử lý các
vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận nguồn gốc xuất xứ tạo môi trường thuận
lợi cho phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn.