Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 65/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 09/01/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 65/TCHQ-GSQL

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 1996

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG HỢP HẢI QUAN SỐ 65/TCHQ-GSQL NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 1996 VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH LÀM THỦ TỤC ĐỐI VỚI HÀNG CHUYỂN TIẾP VÀ QUẢN LÝ CÁC ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA NGOÀI CỬA KHẨU

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Theo báo cáo của các đoàn kiểm tra, thanh tra của Tổng cục, thời gian qua, tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, việc thực hiện các Quy chế, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Tổng cục về công tác giám sát, quản lý hàng hoá nhập khẩu chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất, nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu chưa triệt để, thiếu nhất quán, có một số quy định thực hiện không đúng. Cụ thể là:

- Hàng nhập khẩu của một số chủ hàng sau khi đã được phép chuyển tiếp, không đưa về đúng địa điểm quy định đã được ghi cụ thể trong đơn xin chuyển tiếp và phiếu chuyển tiếp để kiểm tra.

- Một số cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ đi áp tải hàng chuyển tiếp nhưng không đi cùng chuyến xe chở hàng mà đi bằng loại phương tiện khác về trước.

- Một số trường hợp hàng chuyển tiếp chưa hoàn chỉnh thủ tục hải quan nhưng trên đường vận chuyển về địa điểm kiểm tra, chủ hàng đỡ hàng xuống dọc đường để tiêu thụ.

- Nhiều Hải quan tỉnh, thành phố cử cán bộ, nhân viên đến kiểm tra hàng hoá nhập khẩu tại một địa phương mà ở địa phương đó cũng có tổ chức Hải quan, nhưng không thông báo thời gian làm thủ tục, địa điểm kiểm hoá cho Hải quan tỉnh, thành phố sở tại biết trước.

- Một số Cục Hải quản tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục hàng nhập khẩu chuyển tiếp cho các chủ hàng có trụ sở đóng tại địa phương khác mà ở tại địa phương đó cũng có tổ chức Hải quan.

- Có nhiều trường hợp Hải quan cửa khẩu cảng kiểm tra phát hiện hàng chuyển tiếp có vi phạm và chuyển giao cho Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp xử lý, nhưng sau khi xử lý, Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp không thông bao kết quả xử lý cho Hải quan nơi kiểm tra phát hiện được biết.

- Tại một số đơn vị Hải quan cửa khẩu cảng, chủ hàng đến làm thủ tục chuyển tiếp hàng phải qua nhiều bộ phận làm việc ở cách xa nhau (bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển tiếp: Lãnh đạo Hải quan cửa khẩu ký, đóng dấu; Đội hoặc phòng điều tra chống buôn lậu tại khu vực cảng hoặc tại trụ sở Hải quan tỉnh, thành phố - Hải quan kho): Một lô hàng chuyển tiếp phải qua 3 lần kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ. (Một lần tại Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp; một lần tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hàng chuyển tiếp của Hải quan cửa khẩu cảng; một lần tại đội hoặc phòng điều tra chống buôn lậu). Mỗi lô hàng chuyển tiếp chủ hàng phải nộp cho Hải quan 3 bộ hồ sơ (1 bộ hồ sơ gốc cho Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp; 1 bộ photo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại cửa khẩu cảng; 1 bộ photo cho phòng tái kiểm, 1 bộ photo cho đội hoặc phòng điều tra chống buôn lậu); có trường hợp sau 2 - 3 ngày, chủ hàng mới đưa được hàng ra khỏi cổng cảng...

- Khi Hải quan kiểm tra, đối chiếu chi tiết hàng tại cửa khẩu cảng, có nhiều người không có nhiệm vụ đứng xung quanh xem kiểm tra hàng nên có nhiều trường hợp chủ hàng đã bị mất hàng.

- Do không có biện pháp xử lý nghiêm khắc, cương quyết đối với các trường hợp vi phạm các quy định về hàng chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra hàng xuất nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu nên tình hình vi phạm ngày càng tăng và có nhiều trường hợp tái phạm.

- Không có kế hoạch, biện pháp cụ thể để theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong quá trình hoạt động của các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu.

Để chấn chỉnh những trường hợp nêu trên, Tổng cục yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ từng vấn đề liên quan để có ý kiến đề xuất phù hợp gửi Tổng cục kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc thay đổi các văn bản chỉ đạo hiện hành không còn phù hợp; đồng thời trước mắt, có biện pháp tổ chức, chỉ đạo cụ thể, cương quyết để thực hiện có hiệu quả một số điểm dưới đây:

I- THỦ TỤC HẢI QUAN VỀ HÀNG CHUYỂN TIẾP TẠI CỬA KHẨU CẢNG

1. Kiểm tra toàn bộ hồ sơ hàng nhập khẩu chuyển tiếp.

- Tính hợp lệ theo quy định chung về một bộ hồ sơ hàng nhập khẩu chuyển tiếp do Hải quan nơi kết thúc thủ tục lô hàng xin chuyển tiếp chịu trách nhiệm.

- Sự phù hợp giữa bộ hồ sơ do Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp xuất trình Hải quan cửa khẩu cảng với bộ hồ sơ (Manifest, B/L) do thuyền trưởng nộp Hải quan cửa khẩu cảng khi tàu cập cảng là trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu cảng.

- Những lô hàng chuyển tiếp thuộc diện phải kiểm tra đối chiếu chi tiết tại cửa khẩu cảng hoặc trên đường vận chuyển về địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu theo kết quả điều tra trước đó của lực lượng điều tra chống buôn lậu và các lực lượng khác có liên quan là trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền thuộc lực lượng điều tra chống buôn lậu Cục Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu cảng.

Trên cơ sở trách nhiệm của từng bộ phận quy định trên để khi kiểm tra bộ hồ sơ, chỉ kiểm tra những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của bộ phận mình là chính, tránh tính trạng bộ phận nào cũng đi sâu kiểm tra tính hợp lệ về bộ hồ sơ của một lô hàng nhập khẩu theo quy định chung. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt (có dấu hiệu móc ngoặc để gian lận thương mại qua bộ hồ sơ, giả mạo chứng từ hoặc phát hiện có các dấu hiệu buôn lậu, trốn thuế khác) thì bắt buộc phải kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ một cách chi tiết.

2. Hồ sơ, giấy tờ phải nộp và xuất trình Hải quan cửa khẩu cảng:

- Bộ hồ sơ theo quy định chung đối với lô hàng nhập khẩu (bản chính): xuất trình.

- Bộ hồ sơ photo về lô hàng nhập khẩu theo quy định chung: nộp (sau khi đã đối chiếu với bộ hồ sơ gốc chủ hàng đã xuất trình trước đó).

- Phiếu chuyển tiếp: Nộp.

- Đơn xin chuyển tiếp: Nộp.

- Quyết định cử cán bộ hải quan áp tải (nếu có): Nộp.

Chủ hàng chỉ nộp một bộ hồ sơ photo từ bộ hồ sơ gốc của lô hàng nhập khẩu chuyển tiếp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ hàng chuyển tiếp của Hải quan cửa khẩu cảng, các bộ phận còn lại tại cửa khẩu cảng không được bắt buộc chủ hàng phải nộp cho mỗi bộ phận một bộ hồ sơ photo như một số nơi lâu nay đã làm.

Chủ các lô hàng chuyển tiếp có trụ sở đóng tại những tỉnh, thành phố có tổ chức Hải quan nhưng không đến Hải quan tỉnh, thành phố đó để đăng ký tờ khai và làm thủ tục chuyển tiếp hàng mà lại đến Hải quan một tỉnh, thành phố khác làm thủ tục Hải quan cửa khẩu không tiếp nhận bộ hồ sơ của những chủ hàng đó.

3. Bố trí lực lượng làm thủ tục hàng chuyển tiếp tại cảng:

- Trừ Hải quan kho hàng và Hải quan cổng cảng, các bộ phận còn lại được giao nhiệm vụ làm thủ tục hàng nhập khẩu chuyển tiếp tại các cửa khẩu cảng phải tập trung vào một địa điểm hoặc một khu vực thành một dây chuyển làm việc liên hoàn, không được tách ra từng bộ phận riêng biệt, cách xa nhau.

- Tuỳ theo lượng hàng hoá xin chuyển tiếp tại từng thời điểm trong ngày để bố trí, điều động người làm việc phù hợp. Chấm dứt tình trạng phải đồn công việc sang ngày hôm sau do bố trí lực lượng làm việc không phù hợp hoặc thiếu người làm việc.

- Khi hình thành được dây chuyền làm việc liên hoàn, sau 15 phút Hải quan phải làm xong thủ tục cho một lô hàng để chủ hàng chuyển sang làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho cảng.

- Những lô hàng được cấp có thẩm quyền quyết định không kiểm tra, đối chiếu chi tiết tại cửa khẩu cảng thì cho chuyển ngay về Hải quan địa phương khác hoàn thành thủ tục theo quy định; những lô hàng được cấp có thẩm quyền quyết định phải kiểm tra đối chiếu chi tiết tại cửa khẩu cảng thì bố trí lực lượng cho tiến hành kiểm tra ngay. Lực lượng kiểm tra bao gồm: Hải quan cửa khẩu cảng, Hải quan nơi có hàng xin chuyển tiếp (nếu có), chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng, lực lượng điều tra chống buôn lậu. Tuỳ theo tính chất phức tạp của từng lô hàng, từng vụ việc, lãnh đạo Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu chỉ đạo việc bố trí số lượng người kiểm tra cho phù hợp; đồng thời nếu xét thấy cần thiết có thể điều động thêm lực lượng của các bộ phận khác cùng tham gia kiểm tra.

- Sau khi kiểm tra, dù có phát hiện được hay không phát hiện được các hành vi vi phạm, đều phải lập biên bản theo quy định hiện hành. Trong biên bản lưu ý ghi rõ thêm quá trình kiểm tra có xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hoá của chủ hàng hay không; thời gian bắt đầu kiểm tra và thời gian kết thúc kiểm tra.

- Trưởng hải quan cửa khẩu cảng chịu trách nhiệm làm việc cụ thể với lãnh đạo của cơ quan cảng và các ngành chức năng trong khu vực cảng về các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và hàng hoá khi hải quan kiểm tra. Chấm dứt ngay tình trạng những người không có nhiệm vụ đứng xem hải quan kiểm tra và hàng hoá bị mất trong khi kiểm tra.

II- ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ NGOÀI KHU VỰC CỬA KHẨU.

1. Cục hải quan các tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục toàn bộ những địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu từ khi được cấp giấy phép cho thành lập đến nay (ghi rõ tên, địa chỉ của từng địa điểm kiểm tra), theo những yêu cầu sau:

- Số lượng địa điểm của từng chủ hàng (phân tích rõ của các cơ quan trung ương, của địa phương và của các địa phương khác).

- Số lần đã vi phạm (vi phạm các quy định hiện hành về địa điểm kiểm tra; vi phạm về việc lợi dụng địa điểm kiểm tra để gian lận số lượng và trọng lượng hàng, chủng loại hàng, phẩm cấp hàng, loại hình xuất nhập nhằm trốn lậu thuế; nhập hàng cấm; chứa chấp, tiêu thụ hàng chuyển tiếp trái phép... ) của từng địa điểm kiểm tra.

- Địa điểm kiểm tra của những chủ hàng không có giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài.

- Những địa điểm kiểm tra không đầy đủ điều kiện khác theo các quy định hiện hành.

- Kiến nghị của lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về địa điểm kiểm tra tại địa phương mình và toàn ngành sau khi các "cảng khô" trên cả nước đi vào hoạt động.

2. Đơn xin thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất, nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu của các chủ hàng thuộc các tỉnh, thành phố khác, từ nay phải được chính quyền địa phương sở tại phê duyệt đồng ý. Sau khi chính quyền địa phương đồng ý thì hải quan mới xem xét cấp giấy phép theo quy định hiện hành.

3. Kiểm tra hàng chuyển tiếp tại các địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu:

- Hàng nhập khẩu chuyển tiếp về Cục hải quan các tỉnh, thành phố khác hoàn thành thủ tục phải được tiến hành kiểm tra đúng quy trình hiện hành và đúng địa điểm kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền của Cục hải quan hai địa phương phê duyệt trong bộ hồ sơ kèm theo lô hàng (đơn xin chuyển tiếp của chủ hàng và phiếu chuyển tiếp).

- Trước khi ghi kết quả kiểm hoá vào tờ khai phải ghi rõ tên, địa chỉ của địa điểm kiểm tra; sau khi kiểm hoá, các cán bộ kiểm hoá phải tự ký, ghi rõ họ tên (cấm ký thay hoặc ký hộ cho nhau).

- Quá trình vận chuyển hàng chuyển tiếp từ cửa khẩu cảng đến địa điểm kiểm tra, không được dỡ hàng xuống dọc đường. Trường hợp phải dỡ hàng dọc đường do sự cố hỏng xe hoặc tai nạn giao thông, phải có đầy đủ các chứng từ chứng nhận hợp lệ theo quy định của cơ quan chuyên ngành giải quyết, xử lý các trường hợp tai nạn giao thông.

- Lực lượng tái kiểm, thanh tra, điều tra chống buôn lậu của Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi cho phép chuyển tiếp hàng đi (nơi có cửa khẩu cảng), chịu trách nhiệm theo dõi, điều tra, kiểm tra, lập hồ sơ vi phạm để xử lý đối với bất cứ lô hàng chuyển tiếp nào, tại bất cứ đâu khi phát hiện có vi phạm các quy định tại văn bản này và các quy định liên quan khác hoặc khi có quyết định của cấp có thẩm quyền (kể cả những trường hợp vi phạm có lực lượng hải quan tỉnh khác áp tải theo hàng).

- Niêm phong cặp chì, tình trạng bao bì hàng hoá khi đã được chở đến địa điểm kiểm tra phải bảo đảm nguyên trạng như ban đầu tại cửa khẩu cảng; trước khi kiểm tra đối chiếu chi tiết hàng nếu phát hiện niêm phong cặp chì, tình trạng bao bì hàng hoá khác thường, phải lập biên bản chứng nhận và yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển, chủ hàng và người áp tải (nếu có) cùng ký biên bản.

- Hàng hoá tuy đã kiểm hoá nhưng chưa kết thúc thủ tục theo quy định thì chủ hàng chưa được phép đưa hàng ra khỏi địa điểm kiểm tra. Bộ phận tính thuế, phúc tập hồ sơ, tờ khai chịu trách nhiệm phát hiện những hiện tượng bất hợp lý, mâu thuẫn để báo cáo kịp thời với lãnh đạo có biện pháp xem xét và bố trí lực lượng khác kiểm tra lại lô hàng.

III- XỬ LÝ MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG CHUYỂN TIẾP VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU NGOÀI KHU VỰC CỬA KHẨU.

1. Những trường hợp chủ các lô hàng chuyển tiếp và cán bộ hải quan áp tải thông đồng hoặc cán bộ áp tải hải quan làm ngơ, cố tình vi phạm nguyên tắc áp tải để tạo điều kiện cho chủ hàng dỡ hàng xuống dọc đường tiêu thụ hoặc cho hàng vào những địa điểm không đúng quy định để kiểm hoá dẫn đến thất thu thuế thì những cán bộ đó phải được hoàn chỉnh hồ sơ nhanh chóng để đưa ra xử lý. Trong khi chờ hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý, tạm thời ra quyết định đình chủ công tác, đồng thời tiến hành ngay những việc cần thiết nhằm làm rõ những người có liên quan (nếu có) để có những hình thức kỷ luật thích đáng. Trường hợp gây hậu quả lớn, nghiêm trọng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất, nhập khẩu ngoài khu vực cửa khẩu nào bị vi phạm và vi phạm ở bất cứ hành vi nào cũng đều bị lập biên bản thu hồi Quyết định công nhận địa điểm kiểm tra.

3. Những chủ hàng nào có hàng chuyển tiếp đã bị lập biên bản vi phạm dù một lần, tại bất cứ đâu cũng đều bị hải quan cửa khẩu trong cả nước xem xét từ chối làm thủ tục chuyển tiếp các lô hàng tiếp theo.

IV- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO.

1. Trong tháng 02 năm 1996, Cục hải quan các tỉnh, thành phố phải hoàn thành gấp những quy định tại điểm 1, mục II và niêm yết công khai điểm 1 - 2 - 3, mục III của văn bản này.

2. Từ ngày 1/2/1996, hàng tuần, Cục hải quan các tỉnh, thành phố có cửa khẩu làm thủ tục cho hàng chuyển tiếp đến hải quan các tỉnh khác phải tổng hợp báo cáo Tổng cục (Cục Giám sát - Quản lý) theo nội dung sau:

- Số và ngày, tháng đăng ký tờ khai; nơi đăng ký tờ khai; tên các chủ hàng và địa chỉ; số lượng container, kiện và trọng lượng; tên và loại hàng; loại hình xuất nhập khẩu; tên địa chỉ địa điểm kiểm tra hàng ngoài khu vực cửa khẩu; số lượng kiện, container đã kiểm tra tại cửa khẩu và kết quả; số lượng container, kiện đã kiểm tra tại các nơi khác và kết quả; số vụ và nội dung vi phạm tại cảng và tại các nơi khác; số vận đơn; số hoặc ký hiệu container, kiện.

- Tình hình chung:

+ Kết quả xử lý vi phạm (báo cáo cụ thể từng vụ).

+ ý kiến của các chủ hàng và các ngành chức năng có liên quan (nếu có).

+ ý kiến can thiệp của các cấp trong và ngoài ngành trong quá trình hải quan cửa khẩu và các địa điểm kiểm tra làm thủ tục (ghi rõ nội dung can thiệp, họ tên, chức danh - nếu có).

+ Tình hình khác.

- Kiến nghị của lãnh đạo Cục hải quan tỉnh, thành phố.

3. Những chủ hàng có hàng chuyển tiếp bị vi phạm, yêu cầu báo cáo cụ thể về Tổng cục (Cục Giám sát - Quản lý) để Tổng cục thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố khác xem xét không cho làm thủ tục chuyển tiếp đối với các lô hàng tiếp theo.

Sau khi nhận được văn bản này, Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Giám sát - quản lý phối hợp với các Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc cơ quan Tổng cục để tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung văn bản này.

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn về việc chấn chỉnh làm thủ tục đối với hàng chuyển tiếp và quản lý các địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.397

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.27.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!