Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2365/LĐTBXH-CSLĐVL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Đại Đồng
Ngày ban hành: 19/07/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2365/LĐTBXH-CSLĐVL
V/v: CV hướng dẫn nghiệp vụ

Hà nội, ngày 19 tháng 7 năm 2000

Kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được nhiều thư hỏi về chế độ đối với người lao động trong trường hợp giải thể doanh nghiệp và một số vấn đề khác. Để thống nhất trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ đối với người lao động, đề nghị các Sở lưu ý với một số điểm sau đây:

I - VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:

Nguyên tắc chung là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức giải thể vào giai đoạn nào thì áp dụng các văn bản có hiệu lực của giai đoạn đó để giải quyết chế độ đối với người lao động.

1. Giai đoạn trước năm 1975: Chế độ đối với người lao động khi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức bị giải thể thực hiện theo quy định tại những văn bản chính sau đây:

- Quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh;

- Quyết định số 330/HĐBT ngày 01/9/1990 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 315/HĐBT;

- Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước;

- Quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989 về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh;

- Thông tư liên Bộ số 49/TT-LB ngày 25/10/1989 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn việc cấp phát và sử dụng kinh phí hỗ trợ đơn vị kinh tế quốc doanh sắp xếp lại lao động;

- Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 21/10/1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động theo quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng;

- Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 21/10/1989 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ thôi việc và chế độ tạm ngừng việc theo Quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989;

- Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB ngày 5/3/1991 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn việc giải quyết chính sách đối với người lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh;

- Thông tư liên Bộ số 05/TT-LB ngày 11/4/1991 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với người lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

2. Giai đoạn từ 1995 đến nay thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

- Giải thể doanh nghiệp theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao độngđiểm 4 mục III Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 198/CP thì người lao động hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động;

- Giải thể một bộ phận doanh nghiệp theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động; khoản 5 Điều 23 Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm người lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động.

- Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc giải thể doanh nghiệp còn phải thực hiện theo Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp Nhà nước và thông tư số 25-TC/TCDN ngày 15/5/1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

- Khi giải thể, doanh nghiệp tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động và thanh toán các chế độ đối với người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 42, Điều 43 Bộ luật Lao động; đồng thời ghi nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các văn bản hướng dẫn để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội mà không phụ thuộc vào việc sau khi giải thể đã nhận hay chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp. Bộ luật Lao động không quy định trường hợp chuyển giao hợp đồng lao động cho doanh nghiệp khác.

II - VỀ THỜI GIAN ĐỂ TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC:

1. Đối với bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành: thời gian phục vụ quân đội được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công an xuất ngũ và Thông tư liên Bộ số 448/TT-LB ngày 28/3/1994 của liên Bộ quốc phòng - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn chế độ đối với “Quân nhân xuất ngũ chuyển sang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp”.

2. Đối với người lao động đã có thời gian trước đó làm việc cho khu vực Nhà nước mà chưa nhận được trợ cấp thôi việc: thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. Riêng đối với trường hợp “... đơn vị cũ giải thể hoặc thực sự khó khăn về tài chính thì khoản trợ cấp thôi việc do ngân sách Nhà nước chi trả”. Việc hướng dẫn nguồn chi trả từ ngân sách Nhà nước thuộc chức năng cơ quan tài chính, vì vậy đề nghị các Sở trao đổi, bàn bạc với Sở Tài chính - Vật giá địa phương hoặc Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.

III - MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:

Để hạn chế và chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật lao động phổ biến hiện nay trên nhiều địa bàn về giao kết hợp đồng lao động, đề nghị đồng chí giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo thanh tra Sở tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật hợp đồng lao động theo những nội dung sau:

1. Khi phát sinh một quan hệ lao động, hai bên phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc thỏa thuận và phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

2. Việc giao kết loại hợp đồng lao động phải tuân theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật Lao động, Điều 3 Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và điểm 2 mục II Thông tư số 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 198/CP, cụ thể như sau:

- Khi thỏa thuận giao kết loại hợp đồng lao động phải căn cứ vào tính chất công việc phải thực hiện trong hợp đồng lao động;

- Hợp đồng lao động giao kết bằng miệng chỉ được áp dụng đối với công việc có tính chất tạm thời dưới 3 tháng và công việc giúp việc gia đình. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng miệng phải tuân theo những quy định của pháp luật lao động;

- Việc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản phải tuân theo bản hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành và thống nhất quản lý.

3. Việc thỏa thuận các nội dung trong bản hợp đồng lao động: phải tuân theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động; Điều 2 Nghị định số 198/CP. Trường hợp giao kết sai loại hợp đồng lao động; sai hoặc thiếu một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động, Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì thanh tra lao động có quyền buộc hoặc hủy bỏ các nội dung đó (khoản 2, khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động).

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý. Đề nghị các Đồng chí giám đốc Sở chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.

TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG
VÀ VIỆC LÀM




Nguyễn Đại Đồng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2365/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 19/07/2000 về hướng dẫn nghiệp vụ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.831

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!