BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3945/LĐTBXH-LĐTL
V/v: giải đáp một số quy định của Bộ Luật Lao động

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea
(Lô 13, Khu Công Nghiệp Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được công văn số 123/2015/CV-NS ngày 07/8/2015 của quý Công ty đề nghị hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động. Sau khi xem xét, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Thời gian làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Như vậy, trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà có thời gian không tham gia bảo hiểm thất nghiệp do nghỉ ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ thai sản từ đủ 01 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian nêu trên.

2. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội (2006, 2014) thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (từ ngày 01/01/2018 là hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Về việc chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì việc tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện theo tháng, không quy định tham gia theo ngày. Tại Khoản 3 Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Theo Khoản 3 Điều 186 của Bộ luật Lao động thì đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Đối chiếu với trường hợp nêu tại mục 3 công văn số 9876/BTC-TCDN nêu trên thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Vì vậy, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, về trình tự, thủ tục và thời điểm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đề nghị Công ty trao đi với cơ quan bảo hiểm xã hội đ được hướng dẫn.

4. Về tiền lương tính trả tiền làm thêm giờ, tiền nghỉ lễ, nghỉ phép

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 của Bộ luật Lao động thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đ thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tin lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Vì vậy, tiền lương làm căn cứ để trả các chế độ cho người lao động như làm thêm giờ, tiền nghỉ phép, nghỉ lễ là tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Căn cứ vào quy định nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Korea đối chiếu với từng trường hợp cụ thể để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Phạm Minh Huân (để b/c);
- Lưu VT, Vụ LĐTL.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Hoàng Minh Hào

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 3945/LDTBXH-LDTL
Re: guidance on the Labor Code  

Hanoi, September 30, 2015

 

To: Vina Korea Co., Ltd
(Lot 13, Khai Quang industrial park, Khai Quang ward, Vinh Yen city, Vinh Phuc city)

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has been received Official Dispatch No. 123/2015/CV-NS of Vina Korea Co., Ltd dated August 7, 2015 on request for guidance on a number of provisions of the Labor Code. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provide guidance as follows:

1. The working time serving as the basis for determining severance pay for employees

Pursuant to Clause 3 Article 14 of Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government, the working time serving as the basis for determining severance pay is total of actual working time minus (-) the period of unemployment insurance payment as prescribed by law, and the working time for which severance pay is offered by the employer. The actual working time includes paid leaves under the provisions of the Law on Social Insurance. The period of unemployment insurance payment includes: the period over which the employee has paid unemployment insurance premiums in accordance with the law, and the corresponding period over which unemployment insurance premiums are paid by the employer. Working time serving as the basis for severance pay shall be expressed as full years. The period of 1 month to under 6 months shall be rounded up to ½ year; the period of 6 months and longer shall be rounded up to 01 year.

Therefore, in case an employee terminates the labor contract and has a period of at least 01 month in which he/she has not paid unemployment insurance because of his/her sickness or maternity, the company must pay severance pay to the employee for this period.

2. Unemployment insurance in the probation period

Pursuant to Law on Social insurance (2006, 2014), it is compulsory for employees working under indefinite-term labor contracts and definite-term labor contracts of at least 03 months (at least 01 month from January 1, 2018) to have social insurance.

Pursuant to Article 26 and Article 27 of the Labor Code, an employer and an employee may reach an agreement on the probation, the rights and obligations of both parties during the probation period. If an agreement on the probation is reached, both parties may enter into a probation contract. A probation contract must have the contents specified at Points a, b, c, d, dd, g and h, Clause 1, Article 23 of this Code, none of them require social insurance and health insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Social insurance and health insurance premiums paid for employees together with their wages

According to law on social insurance, the social insurance premiums shall be paid monthly, not daily. Pursuant to Clause 3 Article 85 of the Law on Social insurance 2014, employees who neither work nor receive wages for 14 working days or more in a month are not required to pay social insurance premiums in that month.

Pursuant to Clause 3 Article 186 of the Labor Code, if an employee is not compulsory to have social insurance, health insurance and unemployment insurance, the employer shall simultaneously pay to the employee a wage and an amount equivalent to premium of compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance, and annual leave payment in accordance with regulations.

According to the case mentioned in Section 3 of Official Dispatch No. 9876/BTC-TCDN, the employee shall be compulsory to have social insurance, compulsory health insurance, and compulsory unemployment insurance. Consequently, the employee must pay premiums of social insurance, health insurance, and unemployment insurance for employees as prescribed. Procedures and time of payment of social insurance and health insurance shall be prescribed by social security agency.

4. Wages for overtime work, public holidays and annual leaves

Pursuant to Clause 1 Article 90 of the Labor Code, wage is a monetary amount which is paid by an employer to an employee to do a job as agreed by both parties. Wage includes a wage amount which is based on the work or position, wage allowance(s) and other additional payments. Accordingly, the wage amount according to the work, position, wage allowance(s) and other additional payments shall serve as the basis for payment of work overtime, annual leaves, and public holidays.

Vina Korea Co., Co., Ltd must apply aforesaid regulations on a case-by-case basis./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 3945/LDTBXH-LDTL dated September 30, 2015, guidance on the Labor Code
Official number: 3945/LDTBXH-LDTL Legislation Type: Official Dispatch
Organization: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Signer: Hoang Minh Hao
Issued Date: 30/09/2015 Effective Date: Premium
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 3945/LDTBXH-LDTL dated September 30, 2015, guidance on the Labor Code

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: info@ThuVienPhapLuat.vn

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status