DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Yếu tố lỗi trong chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Pháp luật hôn nhân hiện hành đã có những quy định mới đối với vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, ttheo đó quy định về yếu tố lỗi là một trong những căn cứ để chia tài sản ít hơn đối với bên gây ra lỗi, vậy quy định này được áp dụng trên thực tế như thế nào, có đem lại hiệu quả hay không, bài viết dưới đây sẽ phân tích một cách cụ thể hơn về quy định mới này. 

Theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

" Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng."

Đây là một quy định mới so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, được xem là một quy định mang tính tích cực nhằm bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho các bên trong quan hệ pháp luật này, đông thời cũng là một quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng, hiện tại xuất hiện một số vấn đề cần xem xét, nhìn nhận lại.

Tác giả sử dụng dẫn chứng là một tranh chấp trên thực tế tại tỉnh Thái Bình, bản án 12/2019/HNGĐ-PT ngày 29/03/2019 về việc tranh chấp chia tài sản sau ly hôn của TAND tỉnh Thái Bình. Nội dung được tóm tắt như sau: đương sự n án sơ thẩm tòa án chia đôi khối tài sản, mỗi người được hưởng 50% giá trị khối ttranh chấp ly hôn, chia tài  sản, và ở bảài sản, tương ứng là 172.462.500 đồng. Không chấp nhận quyết định của tòa án cấp sơ thẩm nguyên đơn kháng cáo, một trong những lý do bị đơn kháng cáo là Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét yếu tố lỗi khi chia tài sản (lỗi của nguyên đơn dẫn đến ly hôn). Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, tiến hành xem xét yếu tố lỗi của bị đơn và chia lại tài sản, kết quả bị đơn bị chia ít hơn 2.462.500 đồng so với giá trị tài sản được hưởng nếu không xem xét yếu tố lỗi. 

Có hai vấn đề cần bàn, thứ nhất việc xem xét yếu tố lỗi có được hội đồng xét xử chú trọng hay chỉ áp dụng theo nguyên tắc bất di bất dịch là tài sản của vợ chồng được chia đôi, khi mà tòa án cấp phúc thẩm xem xét  yếu tố lỗi chứ không phải tòa án cấp sơ thẩm, tòa án cấp sơ thẩm không tính đến lỗi của nguyên đơn trong việc dẫn đến ly hôn. Chỉ khi quyền lợi bị xâm hại, bị đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại yếu tố lỗi mà bản án sơ thẩm không xem xét.

Thứ hai, việc xác định mức độ lỗi như vậy là phù hợp hay chưa, cần lưu ý rằng, bản thân nguyên đơn thừa nhận lỗi của mình và lỗi này là nguyên nhân chính dẫn tới việc ly hôn nhưng tòa án chỉ xác định mức độ lỗi không quá nghiêm trọng thông qua việc xác định giá trị tài sản do gây ra lỗi rất nhỏ, rõ ràng việc xác định tài sản được chia là nhiều hay ít là phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của tòa án xét xử mà không có bất kỳ một căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Việc xác định mức độ lỗi của TAND tỉnh Thái Bình nói chung có thể dưới góc độ lý luận được xem là tuân thủ quy định  pháp luật, nhưng về mặt thực tiễn liệu có phù hợp, việc xác định như vậy cũng không bị xem là vi phạm pháp luật vì hiện tại chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về căn cứ xác định mức độ lỗi trên thực tế. Bên cạnh đó, từ trường hợp trên có thể thấy thực tiễn việc xác định yếu tố lỗi để làm căn cứ chia tài sản ít hơn rất khó áp dụng một cách đồng nhất trên cả nước, trường hợp trên là do bản thân nguyên đơn thừa nhận lỗi của mình.

Vậy câu hỏi đặt ra nếu bên có lỗi không thừa nhận lỗi của mình mà bên bị vi phạm không thể chứng minh được lỗi thì quyền lợi của họ có được đảm bảo hay không? Tòa án có xem xét đến yếu tố lỗi khi đương sự không chứng minh được?

  •  2952
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…