DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xe không gắn gương chiếu hậu sẽ bị phạt bao nhiêu

Gương chiếu hậu là một phần của xe cơ giới được gắn ở hai bên phần đầu xe và có tác dụng để người lái nhìn được góc khuất phía sau. Tác dụng của gương chiếu hậu là cực kỳ quan trọng vì có thể giúp người điều khiển xe cơ giới quan sát tầm nhìn phía sau tránh xảy ra tai nạn cho người đang tiến tới.
 
xe-khong-gan-guong-chieu-hau-se-bi-phat-bao-nhieu
 
Tuy nhiên, không ít bộ phận người tham gia giao thông lại có hành vi tháo gỡ gương chiếu hậu, đa phần là đối với xe máy vì một lý do nào đó. Hành vi này sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường, vậy xe không gắn gương chiếu hậu sẽ bị phạt bao nhiêu?
 
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
 
Hiện nay, phương tiện giao thông đường bộ có rất nhiều loại xe và trong số đó được quy định khác nhau về kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn. Vì vậy, người tham gia giao thông cần phân biệt được các phương tiện sau đây:
 
(1) Phương tiện giao thông đường bộ:
 
- Xe cơ giới gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
 
-  Xe thô sơ gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự, quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
 
(2) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
 
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
 
Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật thuật thì phương tiện xe cơ giới đủ điều kiện tham gia giao thông thì theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 xe cơ giới phải đáp ứng được:
 
Thứ nhất: Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
 
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
 
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
 
- Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
 
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
 
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
 
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
 
- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.
 
- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
 
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
 
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
 
Thứ hai: Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định Mục (Thứ nhất).
 
Thứ ba: Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và đúng niên hạn của xe theo quy định của Chính phủ.
 
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Qua đó, để người điều khiển xe cơ giới được phép lưu thông trên đường thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trong đó, quy định dù là loại phương xe cơ giới nào thì cũng cần phải có gương chiếu hậu và không được thay đổi cấu thành của xe, vì vậy người dân cần lưu phải sử dụng gương chiếu hậu cho xe của mình.
 
Mức phạt tiền đối với xe không có gương chiếu hậu
 
- Đối với phương tiện xe ô tô:
 
Phạt 300.000 đồng - 400.000 đồng: không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế, (điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
 
- Đối với phương tiện xe gắn máy:
 
Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng, (Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
 
Như vậy, theo quy định trên thì xe cơ giới (ô tô, gắn máy) phải bắt buộc có gương chiếu hậu, tuy nhiên xe gắn máy chỉ cần gắn bên trái là đủ điều kiện. Trường hợp vi phạm quy định trên thì xe ô tô có thể bị phạt đến 400.000 đồng và xe gắn máy phạt tới 200.000 đồng cho mỗi trường hợp vi phạm.
  •  743
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…