DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thuế thu nhập cá nhân đối với phụ cấp thâm niên nghề

Trường hợp giáo viên trực tiếp giảng dạy tại Đà bắc -Hoà bình có phụ cấp thâm niên nghề là 37 % vậy 37% phụ cấp này có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?

Điểm b11, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định sau:

"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

...

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

...

b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế."

Phụ cấp thâm niên ngành nhà giáo là phụ cấp đặc thù ngành nghề nên khoản phụ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế, không tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần này.

Cách tính mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định tại Điều 3,  Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo:

"Điều 3. Mức phụ cấp

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%."

Trường hợp phụ cấp thâm niên nghề 37% của cao hơn mức phụ cấp theo cách tính nêu tại Điều 3, Nghị định 54/2011/NĐ-CP  thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế, sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần vượt này.

  •  15137
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…