DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục hòa giải trong ly hôn có bắt buộc?

Hòa giải ly hôn là một thủ tục không kém phần quan trọng vì nó đang ở giai đoạn tiền ly hôn và nhờ vào việc hòa giải nếu vợ chồng có thể hàn gắn thì có thể giảm thiểu các phát sinh pháp lý nếu thực hiện ly hôn tại tòa.
 
Trong trường hợp đơn ly hôn của vợ chồng được Tòa án thụ lý nhưng lại không muốn thực hiện thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian và tiền bạc có được hay không?
 
thu-tuc-hoa-giai-trong-ly-hon-co-bat-buoc
 
1. Thủ tục hòa giải ly hôn là gì?
 
Hòa giải ly hôn là một phương thức hòa giải trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là về vấn đề hôn nhân và gia đình. Qua đó, giải quyết xung đột giữa vợ chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba có thể là người của cơ sở hòa giải hoặc Tòa án.
 
Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích cụm từ hòa giải ly hôn là khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
 
Như vậy, hòa giải ly hôn là việc Tòa án đứng ra làm bên thứ ba thuyết phục vợ chồng hàn gắn lại tình cảm và rút đơn ly hôn để tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức.
 
2. Các trường hợp thực hiện hòa giải trong ly hôn
 
Hiện nay, có 02 phương thức hòa giải trong ly hôn được pháp luật quy định là hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Theo đó, vợ chồng có thể tự do lựa chọn hình thức hòa giải với nhau khi cả 2 thuận tình ly hôn.
 
(1) Hòa giải ở cơ sở
 
Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
 
Vì vậy, hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau. Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chỉ được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu.
 
(2) Hòa giải tại Tòa án 
 
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
 
Bên cạnh đó, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
 
Đối với hòa giải tại Tòa án thì thủ tục này bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các bên không thể bỏ qua giai đoạn này mà tiến đến giải quyết ly hôn và các vấn đề có liên quan.
 
3. Các trường hợp không thực hiện hòa giải ly hôn
 
Khi rơi vào trường hợp vợ chồng có một bên đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nhưng sẽ giới hạn số lần hòa giải cho cả hai từ 2 - 3 lần tùy theo tình huống. Tuy nhiên, sau thời gian này mà không dẫn đến kết quả hàn gắn thì Tòa sẽ chuyển sang giải quyết thủ tục ly hôn.
 
Ngoài ra, theo Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định một số trường hợp khác mà các bên không được tiến hành thủ tục hòa giải bao gồm:
 
* Vụ án dân sự không được hòa giải:
 
Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
 
* Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
 
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
 
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
 
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
 
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
 
Như vậy, khi giải quyết hòa giải trong ly hôn mà vợ chồng muốn bỏ qua thủ tục này để tiến tới giải quyết ly hôn thì chỉ có thể thực hiện tại cơ sở hòa giải. Còn trong trường hợp hòa giải tại Tòa án thì đây là thủ tục bắt buộc vì vậy các bên ly hôn không thể cắt giảm thủ tục này.
  •  2032
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…