09 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2018
Bắt đầu từ ngày 01/11/2018, nhiều chính sách nổi bật trên các lĩnh vực giáo dục, lao động, doanh nghiệp, xử phạt hành chính,… có hiệu lực. Dân luật sẽ điểm qua 09 chính sách mới sau đây: 1. Bắt buộc dùng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ ngày 01/11/2018 Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh theo Khoản 6 Điều 12 của Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. 2. Tổ chức tín dụng phải giữ bí mật, thông tin khách hàng Quy định này là điểm mới của Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Nghị định này nêu rõ, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó. 3. Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng Đây là nội dung hoàn toàn mới được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, ngoài việc duy trì các điều kiện cấp phép như quy định hiện hành tại Nghị định 26, Nghị định 130 đã bổ sung thêm điều kiện cấp phép như sau: - Về tài chính: DN phải nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ trong trường hợp cấp lại giấy phép; - Về nhân sự: phải có bằng ĐH trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin/CNTT/điện tử viễn thông; - Về kỹ thuật: có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phụ vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số. Ngày 15/11/2018 nghị định 130 chính thức có hiệu lực 4. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng Đây là nội dung mới của Nghị định 141/2018/NĐ-CP ( có hiệu lực ngày 25/11/2018)sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Mức xử phạt được quy định như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; - Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; - Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; - Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; - […]. Ngoài ra, trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên. 5. Tiến tới tổ chức học 02 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông Đây là nội dung mới được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh thực hiện: - Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; - Bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 02 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; - Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý. Ngày có hiệu lực: 15/11/2018. 6. Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Nội dung này được quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Các điều kiện này bao gồm: - Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định; có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; - Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; - Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; - Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm; có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em. Ngoài ra, còn phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị tối thiểu và tài liệu giảng dạy. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngày 20/11/2018 nghị định chính thức có hiệu lực. 7. Bổ sung quy định về miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư. (có hiệu lực từ 25/11/2018) Theo đó, người thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Người đã bị xử lý hình sự hoặc xử lý kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; tước học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật hoặc đã bị thu hồi quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật thì không được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư. 8. Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động Đây là quy định mới của Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Theo quy định trên, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày có hiệu lực: 01/11/2018. 9. Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh Đây là điểm mới nhằm hạn chế ảnh hưởng, tác động thuốc là trên màn ảnh quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL quy định việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh Quy định không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau đây: - Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này; - Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá; - Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ngày 15/11/2018 thông tư có hiệu lực áp dụng. Trên đây là 09 chính sách nỗi bật có hiệu lực trong tháng 11/2018. Mọi người quan tâm có thể tìm hiểu thêm các chính sách quan trọng khác tại Thư viện pháp luật.
08 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
>>> 07 Nghị định nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 >>> 9 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và văn bản hướng dẫn Điều chỉnh những nội dung mang tính thực tiễn phục vụ nhu cầu với từng đối tượng cụ thể, từ ngày 01/07/2018 này các chính sách liên quan đến giao thông, hạ tầng; sản phẩm tiêu dùng; các hoạt động vay tín dụng;... có hiệu lực. Dưới đây là 08 Thông tư nổi bật: 1. Ban hành 21 biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước Được ban hành tại Thông tư 04/2018/TT-BTP. Trong đó: - 16 biểu mẫu trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm có, bao gồm: Văn bản yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc bổ sung hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường; Quyết định cử người giải quyết bồi thường; Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường; Báo cáo xác minh thiệt hại; Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường; Quyết định giải quyết bồi thường; Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định hoãn giải quyết bồi thường; Quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường; Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường; - 02 biểu mẫu về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bao gồm: Thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự và Biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự; - 01 biểu mẫu về việc chi trả tiền bồi thường là Thông báo về việc chi trả tiền bồi thường; - 02 biểu mẫu về việc hoàn trả bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả và Quyết định hoàn trả 2. 09 quy chuẩn kỹ thuật được ban hành đối với sản phẩm sửa tươi nguyên liệu Đó là: - Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa - Giới hạn về số lượng tế bào soma - Số lượng vi khuẩn - Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1) - Kim loại nặng - Dư lượng thuốc thú y - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển - Phương pháp thử Quy chuẩn được ban hành cụ thể tại Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu. Thông tư còn đưa ra các quy chuẩn về quản lý; cụ thể các chỉ tiêu, giới hạn có trong sữa tươi nguyên liệu 3. Công khai thông tin về mức thu tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng cho người sử dụng Là nội dung được bổ sung tại Thông tư 27/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng, của khách hàng vay, của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng,… cũng được sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tế. 4. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, quy định theo thứ tự ưu tiên như sau: - Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi. - Thương binh, bệnh binh. - Người khuyết tật. - Phụ nữ có thai. - Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. - Người già từ đủ 60 tuổi trở lên. - Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định. Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách. 5. Hướng dẫn đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước * Đối với tiêu chí đặt hàng: có đề tài đặt hàng và đối tượng nhận đặt hàng * Quy cách xuất bản phẩm đặt hàng: Đối với từng loại sách (trắng dne, in màu, sách ảnh) có quy cách khác nhau * Phương thức thưc hiện đặt hàng xuất bản phẩm: + Đối với bản thảo (bản mẫu), thực hiện theo phương thức đặt hàng; giá đặt hàng do cơ quan đặt hàng quyết định + Đối với công đoạn in và phát hành xuất bản phẩm, thực hiện phương thức đấu thầu theo quy định của pháp luật, trên cơ sở giá do cơ quan đặt hàng phê duyệt. Căn cứ theo Thông tư 07/2018/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước. 6. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu chạy Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định như sau: + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khám sức khỏe cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Giấy KSK tuyển dụng và nội dung KSK tuyển dụng cho nhân viên đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018. + Sổ/Giấy KSK định kỳ và nội dung KSK định kỳ cho nhân viên đường sắt theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt Được Thông tư 23/2018/TT-BGTVT đưa ra nguyên tắc giải quyết như sau: - Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời; - Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn; - Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này; - Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt; - Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng; - Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt. 8. Áp dụng can thiệp sớm để xử lý trong giám sát ngân hàng Là nội dung được bổ sung tại Thông tư 04/2018/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục.
07 Nghị định nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
>>> 08 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 >>> 9 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và văn bản hướng dẫn Tháng 7 này với hàng loạt các chính sách có hiệu lực liên quan đến các lĩnh vực về tiền lương; xuất, nhập khẩu; các chính sách về người khuyết tật; mức xử lý sai phạm với người thi hành công vụ;... Sau đây, mình sẽ điểm qua các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. 1. Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2018. Là nội dung được quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng. Đây là cơ sở để tính mức lương trong bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác cũng như tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí. Kinh phí để thực hiện: theo chỉ đạo, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: * Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao. * Sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng giao. * Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có). * Sử dụng nguồn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở từ các nguồn: - Tiết kiệm 10% chi thường theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 và kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vụ sự nghiệp công lập. - 1 phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. - 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2018 so với năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao. * Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện. 2. Người thi hành công vụ làm sai phải bồi thường tối đa 50 tháng lương Được đưa ra tại Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong đó hướng dẫn chi tiết việc xác định mức hoàn trả tiền bồi thường của người thi hành công vụ. Theo đó mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định như sau: - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường. 3. Chế độ ưu tiên cho công chức ngành Kiểm toán Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 66/2018/NĐ-CP về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước Theo đó Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 "Phê chuẩn bảng hệ số lương Tổng Kiểm toán nhà nước; bảng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước; bảng hệ số lương của công chức Kiểm toán nhà nước; chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước; chế độ trang phục của cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước; chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước theo các phụ lục 1, 2, 3, 4, 5 và 6 kèm theo Nghị quyết". 4. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được kinh doanh vũ khí Là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được kinh doanh vũ khí khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an giao kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh vũ khí; - Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 79/2018; - Kho, nơi cất giữ, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động kinh doanh vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Người quản lý tổ chức, doanh nghiệp phải được huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh. 5. 15 sản phẩm, hàng hóa được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu Đó là: - Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng; - Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế; - Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; - Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ); - Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; - Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất); - Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài; - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; - Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; - Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật. Nội dung này được cập nhật tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 6. Miễn giảm 90% giá vé cho người hoạt động cách mạng Được quy định tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Theo đó: - Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc hóa học; - Giảm giá vé cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi. 7. Người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền tiếp cận thông tin Các biện pháp được đưa ra tại Nghị định 13/2018/NĐ-CP bao gồm: - Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật; - cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử; - Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình…; - Cơ quan cung cấp thông tin hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu…; - Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ; - Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
09 chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2018
Bắt đầu từ ngày 01/11/2018, nhiều chính sách nổi bật trên các lĩnh vực giáo dục, lao động, doanh nghiệp, xử phạt hành chính,… có hiệu lực. Dân luật sẽ điểm qua 09 chính sách mới sau đây: 1. Bắt buộc dùng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ ngày 01/11/2018 Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh theo Khoản 6 Điều 12 của Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. 2. Tổ chức tín dụng phải giữ bí mật, thông tin khách hàng Quy định này là điểm mới của Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Nghị định này nêu rõ, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó. 3. Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng Đây là nội dung hoàn toàn mới được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, ngoài việc duy trì các điều kiện cấp phép như quy định hiện hành tại Nghị định 26, Nghị định 130 đã bổ sung thêm điều kiện cấp phép như sau: - Về tài chính: DN phải nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ trong trường hợp cấp lại giấy phép; - Về nhân sự: phải có bằng ĐH trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin/CNTT/điện tử viễn thông; - Về kỹ thuật: có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phụ vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số. Ngày 15/11/2018 nghị định 130 chính thức có hiệu lực 4. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng Đây là nội dung mới của Nghị định 141/2018/NĐ-CP ( có hiệu lực ngày 25/11/2018)sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Mức xử phạt được quy định như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; - Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; - Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; - Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; - […]. Ngoài ra, trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên. 5. Tiến tới tổ chức học 02 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông Đây là nội dung mới được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh thực hiện: - Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; - Bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 02 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; - Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý. Ngày có hiệu lực: 15/11/2018. 6. Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Nội dung này được quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Các điều kiện này bao gồm: - Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định; có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; - Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; - Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; - Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm; có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em. Ngoài ra, còn phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị tối thiểu và tài liệu giảng dạy. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ngày 20/11/2018 nghị định chính thức có hiệu lực. 7. Bổ sung quy định về miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư. (có hiệu lực từ 25/11/2018) Theo đó, người thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư. Người đã bị xử lý hình sự hoặc xử lý kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; tước học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật hoặc đã bị thu hồi quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật thì không được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư. 8. Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động Đây là quy định mới của Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Theo quy định trên, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày có hiệu lực: 01/11/2018. 9. Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh Đây là điểm mới nhằm hạn chế ảnh hưởng, tác động thuốc là trên màn ảnh quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL quy định việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh Quy định không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau đây: - Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này; - Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá; - Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ngày 15/11/2018 thông tư có hiệu lực áp dụng. Trên đây là 09 chính sách nỗi bật có hiệu lực trong tháng 11/2018. Mọi người quan tâm có thể tìm hiểu thêm các chính sách quan trọng khác tại Thư viện pháp luật.
08 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
>>> 07 Nghị định nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 >>> 9 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và văn bản hướng dẫn Điều chỉnh những nội dung mang tính thực tiễn phục vụ nhu cầu với từng đối tượng cụ thể, từ ngày 01/07/2018 này các chính sách liên quan đến giao thông, hạ tầng; sản phẩm tiêu dùng; các hoạt động vay tín dụng;... có hiệu lực. Dưới đây là 08 Thông tư nổi bật: 1. Ban hành 21 biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước Được ban hành tại Thông tư 04/2018/TT-BTP. Trong đó: - 16 biểu mẫu trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại gồm có, bao gồm: Văn bản yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc bổ sung hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường; Thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường; Quyết định cử người giải quyết bồi thường; Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường; Báo cáo xác minh thiệt hại; Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường; Quyết định giải quyết bồi thường; Biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường; Quyết định hoãn giải quyết bồi thường; Quyết định tiếp tục giải quyết bồi thường; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết bồi thường; Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường; - 02 biểu mẫu về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại bao gồm: Thông báo về việc tổ chức thực hiện phục hồi danh dự và Biên bản trả lời thông báo tổ chức thực hiện phục hồi danh dự; - 01 biểu mẫu về việc chi trả tiền bồi thường là Thông báo về việc chi trả tiền bồi thường; - 02 biểu mẫu về việc hoàn trả bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả và Quyết định hoàn trả 2. 09 quy chuẩn kỹ thuật được ban hành đối với sản phẩm sửa tươi nguyên liệu Đó là: - Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa - Giới hạn về số lượng tế bào soma - Số lượng vi khuẩn - Độc tố vi nấm (Aflatoxin M1) - Kim loại nặng - Dư lượng thuốc thú y - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển - Phương pháp thử Quy chuẩn được ban hành cụ thể tại Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu. Thông tư còn đưa ra các quy chuẩn về quản lý; cụ thể các chỉ tiêu, giới hạn có trong sữa tươi nguyên liệu 3. Công khai thông tin về mức thu tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng cho người sử dụng Là nội dung được bổ sung tại Thông tư 27/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng, của khách hàng vay, của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng,… cũng được sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tế. 4. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, quy định theo thứ tự ưu tiên như sau: - Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi. - Thương binh, bệnh binh. - Người khuyết tật. - Phụ nữ có thai. - Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. - Người già từ đủ 60 tuổi trở lên. - Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định. Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách. 5. Hướng dẫn đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước * Đối với tiêu chí đặt hàng: có đề tài đặt hàng và đối tượng nhận đặt hàng * Quy cách xuất bản phẩm đặt hàng: Đối với từng loại sách (trắng dne, in màu, sách ảnh) có quy cách khác nhau * Phương thức thưc hiện đặt hàng xuất bản phẩm: + Đối với bản thảo (bản mẫu), thực hiện theo phương thức đặt hàng; giá đặt hàng do cơ quan đặt hàng quyết định + Đối với công đoạn in và phát hành xuất bản phẩm, thực hiện phương thức đấu thầu theo quy định của pháp luật, trên cơ sở giá do cơ quan đặt hàng phê duyệt. Căn cứ theo Thông tư 07/2018/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước. 6. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu chạy Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định như sau: + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khám sức khỏe cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Giấy KSK tuyển dụng và nội dung KSK tuyển dụng cho nhân viên đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018. + Sổ/Giấy KSK định kỳ và nội dung KSK định kỳ cho nhân viên đường sắt theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt Được Thông tư 23/2018/TT-BGTVT đưa ra nguyên tắc giải quyết như sau: - Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời; - Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn; - Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này; - Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt; - Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng; - Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt. 8. Áp dụng can thiệp sớm để xử lý trong giám sát ngân hàng Là nội dung được bổ sung tại Thông tư 04/2018/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục.
07 Nghị định nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
>>> 08 Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 >>> 9 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và văn bản hướng dẫn Tháng 7 này với hàng loạt các chính sách có hiệu lực liên quan đến các lĩnh vực về tiền lương; xuất, nhập khẩu; các chính sách về người khuyết tật; mức xử lý sai phạm với người thi hành công vụ;... Sau đây, mình sẽ điểm qua các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. 1. Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2018. Là nội dung được quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng. Đây là cơ sở để tính mức lương trong bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác cũng như tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí. Kinh phí để thực hiện: theo chỉ đạo, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: * Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao. * Sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng giao. * Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có). * Sử dụng nguồn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở từ các nguồn: - Tiết kiệm 10% chi thường theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 và kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vụ sự nghiệp công lập. - 1 phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. - 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2018 so với năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao. * Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện. 2. Người thi hành công vụ làm sai phải bồi thường tối đa 50 tháng lương Được đưa ra tại Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong đó hướng dẫn chi tiết việc xác định mức hoàn trả tiền bồi thường của người thi hành công vụ. Theo đó mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định như sau: - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường; - Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường. 3. Chế độ ưu tiên cho công chức ngành Kiểm toán Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 66/2018/NĐ-CP về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước Theo đó Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 "Phê chuẩn bảng hệ số lương Tổng Kiểm toán nhà nước; bảng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước; bảng hệ số lương của công chức Kiểm toán nhà nước; chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước; chế độ trang phục của cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước; chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước theo các phụ lục 1, 2, 3, 4, 5 và 6 kèm theo Nghị quyết". 4. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được kinh doanh vũ khí Là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được kinh doanh vũ khí khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an giao kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh vũ khí; - Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 79/2018; - Kho, nơi cất giữ, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động kinh doanh vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; - Người quản lý tổ chức, doanh nghiệp phải được huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh. 5. 15 sản phẩm, hàng hóa được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu Đó là: - Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng; - Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế; - Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện); - Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; - Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ); - Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu; - Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất); - Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài; - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; - Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; - Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật. Nội dung này được cập nhật tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 6. Miễn giảm 90% giá vé cho người hoạt động cách mạng Được quy định tại Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Theo đó: - Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc hóa học; - Giảm giá vé cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi. 7. Người khuyết tật được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền tiếp cận thông tin Các biện pháp được đưa ra tại Nghị định 13/2018/NĐ-CP bao gồm: - Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tật; - cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử; - Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình…; - Cơ quan cung cấp thông tin hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu…; - Lồng ghép các kiến thức, kinh nghiệm cung cấp thông tin đối với người khuyết tật trong các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ; - Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.