Tiếp nhận công chức xã luân chuyển công tác thì có sát hạch lại?
Luân chuyển công tác là một quy định bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc. Đặc biệt khi luân chuyển phải đáp ứng các tiêu chí tại nơi làm mới như sát hạch lại. Trong trường hợp luân chuyển công chức xã thì có phải sát hạch lại không? 1. Quy định tiếp nhận công chức cấp xã được thực hiện thế nào? Căn cứ Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được thực hiện như sau: - Đối tượng tiếp nhận: + Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; + Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức; + Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm); + Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác. - Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Lưu ý: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã. 2. Tiếp nhận công chức cấp xã vào làm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận công chức cấp xã vào làm thực hiện như sau: Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: - Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; - Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương; - Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. 3. Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải sát hạch lại hay không? Tại khoản 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và quy định tại khoản 2 Điều này. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau: - Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận; - Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm. Như vậy, công chức cấp xã khi luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải có đủ thời gian 05 năm công tác, khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Đã có quy định về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng
Ngày 06/7/2023 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Quy định 110-QĐ-TW năm 2023 về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng. Theo đó, việc luân chuyển cán bộ được thực hiện trong ngành Kiểm tra Đảng từ Trung ương đến cấp huyện và tương đương; từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc cùng cấp. (1) Đối tượng thực hiện luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm tra Đảng từ cấp huyện trở lên trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý gồm: - Thành viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra). - Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cấp phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh. (2) Nguyên tắc bố trí chức danh luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng - Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. - Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền có thể xem xét bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu của chức vụ được bố trí và bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. (3) Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng - Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển. - Có thời gian công tác trong ngành Kiểm tra Đảng ít nhất 3 năm và còn đủ tuổi để công tác ít nhất 10 năm tính từ thời điểm luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định. (4) Quy trình luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng Bước 1. Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng theo nhiệm kỳ, hằng năm. Bước 2. Căn cứ nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, cho chủ trương. Bước 3. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp đề xuất của các địa phương, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển. Bước 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì trao đổi với cấp ủy địa phương, đơn vị để dự kiến danh sách nhân sự, chức danh luân chuyển. Bước 5. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các bước tiếp theo, cụ thể: - Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển. - Gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp cán bộ để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển. - Xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định hoặc chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác). (5) Thời gian luân chuyển cán bộ ít nhất là 36 tháng - Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định. - Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển trong ngành Kiểm tra Đảng thực hiện theo quy định. (6) Nguyên tắc bố trí cán bộ ngành kiểm tra Đảng sau luân chuyển - Việc bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiệm vụ chính trị, tình hình đội ngũ cán bộ của ủy ban kiểm tra các địa phương, cơ quan, đơn vị. - Kết quả công tác, năng lực, sở trường của cán bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và nhận xét, đánh giá cán bộ của cấp có thẩm quyền. - Trường hợp cán bộ luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan, đơn vị nơi đến thì không còn là cán bộ luân chuyển theo quy định. Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống Ngành kiểm tra Đảng Số TT Chức vụ trước khi luân chuyển Chức vụ bố trí khi luân chuyển I LUÂN CHUYỂN GIỮA CÁC CẤP 1 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Trung ương 2 Ủy ban, cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Trung ương Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban Vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trưởng phòng Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp huyện Phó trưởng phòng Phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp huyện 3 Ủy ban kiểm tra cấp huyện Chủ nhiệm Ủy viên ủy ban kiểm tra, trưởng phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh Phó chủ nhiệm, Ủy viên ủy ban Ủy viên ủy ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh II LUÂN CHUYỂN NGANG CẤP 1 Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương của tỉnh này sang tỉnh khác 2 Trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh này sang tỉnh khác Xem thêm Quy định 110-QĐ-TW năm 2023 ngày 06/7/2023.
Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật tự nguyện từ chức
Ngày 08/9/2022, Bộ Chính trị đã ký Thông báo 20-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Theo đó, khuyến khích cán bộ bị kỷ luật tự nguyện từ chức là nội dung nổi bật tại kết luận của Bộ Chính trị về việc đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về chủ trương phân công, bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật như sau: Việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. (1) Kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ. (2) Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định. (3) Việc bố trí cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo định hướng như sau: - Cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng. - Cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau: + Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: Cán bộ là Uỷ viên Trung ương Đảng thì Bộ Chính trị xem xét, bố trí công tác phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Cán bộ ở cơ quan Trung ương và địa phương thì cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm. + Trường hợp thời gian công tác còn từ 5 năm trở lên: Cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc như quy định dưới 05 năm công tác. Cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương. (4) Giao Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn, chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Thông báo kết luận này bảo đảm đồng bộ, thống nhất; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. (5) Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương căn cứ Thông báo kết luận này cụ thể hoá và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Xem thêm Thông báo 20-TB/TW ban hành ngày 08/9/2022.
Công chức trong lĩnh vực đầu tư có thời hạn luân chuyển từ 03 đến 05 năm
Ngày 08/08/2022 Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT về việc quy định định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo Đầu tư ở địa phương. Cụ thể, Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT quy định công chức thuộc lĩnh vực đầu tư khi luân chuyển công tác phải đảm nhiệm chức vụ từ 03 đến 05 năm. Theo đó, danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm các chức vụ sau: (1) Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. (2) Thẩm định dự án. (3) Đấu thầu và quản lý đấu thầu. (4) Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn. (5) Quản lý quy hoạch. (6) Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế. (7) Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. (8) Quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT từ đủ 03 năm đến 05 năm. Qua đó, 08 nhóm danh mục thuộc lĩnh vực đầu tư có thời hạn làm việc tại vị trí mới sẽ phải công tác từ 03 năm đến 05 mới có thể luân chuyển tiếp. Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 30/09/2022.
Tiếp nhận công chức xã luân chuyển công tác thì có sát hạch lại?
Luân chuyển công tác là một quy định bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc. Đặc biệt khi luân chuyển phải đáp ứng các tiêu chí tại nơi làm mới như sát hạch lại. Trong trường hợp luân chuyển công chức xã thì có phải sát hạch lại không? 1. Quy định tiếp nhận công chức cấp xã được thực hiện thế nào? Căn cứ Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được thực hiện như sau: - Đối tượng tiếp nhận: + Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; + Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức; + Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm); + Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác. - Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Lưu ý: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã. 2. Tiếp nhận công chức cấp xã vào làm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận công chức cấp xã vào làm thực hiện như sau: Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: - Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển; - Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương; - Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. 3. Công chức lãnh đạo luân chuyển có phải sát hạch lại hay không? Tại khoản 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP khi tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và quy định tại khoản 2 Điều này. Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức và thực hiện như sau: - Trường hợp cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận; - Trường hợp cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm. Như vậy, công chức cấp xã khi luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải có đủ thời gian 05 năm công tác, khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Đã có quy định về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng
Ngày 06/7/2023 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Quy định 110-QĐ-TW năm 2023 về luân chuyển cán bộ trong ngành kiểm tra Đảng. Theo đó, việc luân chuyển cán bộ được thực hiện trong ngành Kiểm tra Đảng từ Trung ương đến cấp huyện và tương đương; từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc cùng cấp. (1) Đối tượng thực hiện luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm tra Đảng từ cấp huyện trở lên trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý gồm: - Thành viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra). - Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cấp phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh. (2) Nguyên tắc bố trí chức danh luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng - Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. - Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền có thể xem xét bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu của chức vụ được bố trí và bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. (3) Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng - Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển. - Có thời gian công tác trong ngành Kiểm tra Đảng ít nhất 3 năm và còn đủ tuổi để công tác ít nhất 10 năm tính từ thời điểm luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định. (4) Quy trình luân chuyển cán bộ ngành kiểm tra Đảng Bước 1. Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng theo nhiệm kỳ, hằng năm. Bước 2. Căn cứ nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, cho chủ trương. Bước 3. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp đề xuất của các địa phương, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển. Bước 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì trao đổi với cấp ủy địa phương, đơn vị để dự kiến danh sách nhân sự, chức danh luân chuyển. Bước 5. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các bước tiếp theo, cụ thể: - Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển. - Gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp cán bộ để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển. - Xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định hoặc chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác). (5) Thời gian luân chuyển cán bộ ít nhất là 36 tháng - Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định. - Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển trong ngành Kiểm tra Đảng thực hiện theo quy định. (6) Nguyên tắc bố trí cán bộ ngành kiểm tra Đảng sau luân chuyển - Việc bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiệm vụ chính trị, tình hình đội ngũ cán bộ của ủy ban kiểm tra các địa phương, cơ quan, đơn vị. - Kết quả công tác, năng lực, sở trường của cán bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và nhận xét, đánh giá cán bộ của cấp có thẩm quyền. - Trường hợp cán bộ luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan, đơn vị nơi đến thì không còn là cán bộ luân chuyển theo quy định. Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống Ngành kiểm tra Đảng Số TT Chức vụ trước khi luân chuyển Chức vụ bố trí khi luân chuyển I LUÂN CHUYỂN GIỮA CÁC CẤP 1 Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Trung ương 2 Ủy ban, cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Trung ương Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban Vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trưởng phòng Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp huyện Phó trưởng phòng Phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp huyện 3 Ủy ban kiểm tra cấp huyện Chủ nhiệm Ủy viên ủy ban kiểm tra, trưởng phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh Phó chủ nhiệm, Ủy viên ủy ban Ủy viên ủy ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc cơ quan ủy ban kiểm tra cấp tỉnh II LUÂN CHUYỂN NGANG CẤP 1 Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương của tỉnh này sang tỉnh khác 2 Trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh này sang tỉnh khác Xem thêm Quy định 110-QĐ-TW năm 2023 ngày 06/7/2023.
Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật tự nguyện từ chức
Ngày 08/9/2022, Bộ Chính trị đã ký Thông báo 20-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Theo đó, khuyến khích cán bộ bị kỷ luật tự nguyện từ chức là nội dung nổi bật tại kết luận của Bộ Chính trị về việc đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về chủ trương phân công, bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật như sau: Việc bố trí công tác đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. (1) Kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và chế độ. (2) Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định. (3) Việc bố trí cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo định hướng như sau: - Cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng. - Cán bộ có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét bố trí như sau: + Trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm: Cán bộ là Uỷ viên Trung ương Đảng thì Bộ Chính trị xem xét, bố trí công tác phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Cán bộ ở cơ quan Trung ương và địa phương thì cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức đã được bổ nhiệm. + Trường hợp thời gian công tác còn từ 5 năm trở lên: Cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác theo nguyên tắc như quy định dưới 05 năm công tác. Cán bộ sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương. (4) Giao Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn, chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Thông báo kết luận này bảo đảm đồng bộ, thống nhất; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. (5) Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương căn cứ Thông báo kết luận này cụ thể hoá và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Xem thêm Thông báo 20-TB/TW ban hành ngày 08/9/2022.
Công chức trong lĩnh vực đầu tư có thời hạn luân chuyển từ 03 đến 05 năm
Ngày 08/08/2022 Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT về việc quy định định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo Đầu tư ở địa phương. Cụ thể, Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT quy định công chức thuộc lĩnh vực đầu tư khi luân chuyển công tác phải đảm nhiệm chức vụ từ 03 đến 05 năm. Theo đó, danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi bao gồm các chức vụ sau: (1) Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. (2) Thẩm định dự án. (3) Đấu thầu và quản lý đấu thầu. (4) Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn. (5) Quản lý quy hoạch. (6) Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế. (7) Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. (8) Quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định tại Điều 2 Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT từ đủ 03 năm đến 05 năm. Qua đó, 08 nhóm danh mục thuộc lĩnh vực đầu tư có thời hạn làm việc tại vị trí mới sẽ phải công tác từ 03 năm đến 05 mới có thể luân chuyển tiếp. Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 30/09/2022.