Các mệnh giá tiền Việt Nam nào hiện đang lưu hành? Từ chối nhận tiền lẻ có trái luật?
Một số trường hợp, người dân khi trao đổi mua bán không chịu nhận tiền lẻ như 500 đồng, 1.000 đồng, vậy có đúng quy định pháp luật không? Hiện nay, các mệnh giá tiền Việt Nam nào còn đang được lưu hành? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, những loại mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành hiện nay là: Tiền giấy 1. Giấy bạc 500.000 đồng. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 2. Giấy bạc 200.000 đồng - Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 3. Giấy bạc 100.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 4. Giấy bạc 50.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 5. Giấy bạc 20.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 6. Giấy bạc 10.000 đồng - Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 7. Giấy bạc 5.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh thuỷ điện Trị An - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 8. Giấy bạc 2.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Xưởng dệt - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 9. Giấy bạc 1.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác gỗ - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 10. Giấy bạc 500 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh cảng Hải Phòng - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 11. Giấy bạc 200 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Sản xuất nông nghiệp - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 12. Giấy bạc 100 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh tháp Phổ Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Tiền kim loại 1. Đồng tiền 5.000đ - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột. 2. Đồng tiền 2.000đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2.000 đồng, hình Nhà Rông. 3. Đồng tiền 1.000đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1.000 đồng, hình Thủy đình, Đền Đô. 4. Đồng tiền 500đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. 5. Đồng tiền 200đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật không? Căn cứ tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau: - Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. - Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật. - Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành. - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành là một trong các hành vi bị cấm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả. - Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. - Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. - Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, không được quyền từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Xem bài viết liên quan tại: Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật?
Có được mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để phục vụ cho giảng dạy không?
Tùy loại thuốc mà pháp luật có quy định riêng. Vậy để mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cần phải đáp ứng điều kiện gì? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề này. Quy định về buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được phép lưu hành tại Việt Nam Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất là thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định. Việc buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được phép lưu hành tại Việt Nam phải tuân theo Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT: - Cơ sở buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật về thú y. - Cơ sở buôn bán thuốc thú y chỉ được phép bán lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho người sử dụng có đơn thuốc theo quy định tại Thông tư này và cơ sở buôn bán thuốc thú y khác có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y được cấp bởi Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. - Cơ sở buôn bán phải lưu trữ hồ sơ buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy hoặc điện tử bao gồm: + Các tài liệu quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 4 Thông tư này; + Hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; + Đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất lưu tại cơ sở sau khi bán; Biên bản nhận thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này. Như vậy, cơ sở buôn bán thuốc thú y chỉ được phép bán lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho người sử dụng có đơn thuốc theo quy định tại Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT. Nếu cơ sở mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để phục vụ cho giảng dạy chứ không để khám, chữa bệnh cho động vật thì theo quan điểm của tác giả là không thực hiện được. Trường hợp này cơ sở có thể liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn thêm. Về nguyên tắc, nội dung kê đơn, trách nhiệm của người sử dụng thuốc thú y như thế nào có thể xem thêm các quy định dưới đây: Căn cứ Điều 13 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT: Nguyên tắc kê đơn thuốc thú y - Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ các loại thuốc thú y được quy định tại Điều 14 Thông tư này. - Việc kê đơn thuốc thú y phải dựa trên kết quả khám bệnh hoặc chẩn đoán hoặc xét nghiệm bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này; bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp với mức độ bệnh. - Người kê đơn chỉ được kê đơn đối với các loại thuốc thú y được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Căn cứ Khoản 20 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT về Kê đơn thuốc thú y - Đơn thuốc thú y được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật; 01 bản gửi cho cơ sở nuôi động vật; 01 bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc thú y. Trường hợp đơn thuốc được kê và bán bởi chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, đơn thuốc được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ sở người kê đơn; 01 bản gửi cho cơ sở nuôi động vật. - Kê đơn thuốc với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định tại các Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Thông tư này. - Cơ sở, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật phải gửi danh sách số đăng ký chứng chỉ hành nghề của người kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất của cơ sở mình đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tại địa phương nơi đăng ký hoạt động. Căn cứ khoản 6 Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT về Trách nhiệm của người sử dụng thuốc thú y: - Sử dụng thuốc thú y theo đúng đơn đã được kê; trả lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất khi không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo quy định tại Thông tư này; - Ghi chép việc sử dụng thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, kháng sinh cho động vật tại cơ sở; - Thông báo kịp thời cho người kê đơn thuốc, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất khi động vật có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc; - Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT.
Thông tư 41/2023/TT-BTC: Mức đóng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm. Theo đó, kể từ ngày 01/8/2023 mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm quy định như sau: (1) Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm - Thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm/Hồ sơ: 1.600 đồng. - Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc + Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc (trừ vị thuốc cổ truyền quy định tại điểm b Mục này)/Hồ sơ: 11.000 đồng. + Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 5.500 đồng. + Thẩm định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 4.500 đồng. + Thẩm định thay đổi/bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 1.500 đồng. - Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam (trừ các trường hợp nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 72, 73, 74, 75 Nghị định 54/2017/NĐ-CP)/Mặt hàng: 1.200 đồng. - Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố tiêu chuẩn, chất lượng dược liệu/Hồ sơ: 500 đồng. (2) Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm - Thẩm định điều kiện sản xuất mỹ phẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn CGMP - ASEAN/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GMP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm tại cơ sở/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GSP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc đối với cơ sở bán buôn (GDP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 4.000 đồng. - Thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược: Cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề dược/Hồ sơ: 500 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở) + Đối với cơ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP/Cơ sở: 500 đồng. + Đối với các cơ sở tại các địa bàn còn lại/Cơ sở: 1.000 đồng. - Thẩm định công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại/Hồ sơ: 800 đồng. - Thẩm định điều kiện sản xuất mỹ phẩm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm/Cơ sở: 6.000 đồng. - Thẩm định điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (gồm cả vị thuốc cổ truyền). + Đối với cơ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP/Cơ sở: 300 đồng. + Đối với cơ sở tại các địa bàn còn lại/Cơ sở: 750 đồng. - Đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và nguyên tắc tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên đáp ứng GACP/Hồ sơ: 9.000 đồng. - Thẩm định, đánh giá đáp ứng thực hành tốt (GMP) sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam. + Thẩm định hồ sơ/Hồ sơ: 2.250 đồng. + Thẩm định và đánh giá thực tế tại cơ sở (không gồm chi phí công tác phí: Đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền ăn và tiêu vặt, bảo hiểm phí các loại theo quy định)/Cơ sở: 200 đồng - Thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS)/Mặt hàng: 500 đồng. - Thẩm định và đánh giá đáp ứng điều kiện của cơ sở thử tương đương sinh học của thuốc (đánh giá lần đầu, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu, đánh giá duy trì đáp ứng thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng/Hồ sơ: 30.000 đồng. Xem thêm Thông tư 41/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2023 thay thế Thông tư 277/2016/TT-BTC sửa đổi bởi Thông tư 114/2017/TT-BTC.
Điều kiện lưu hành thuốc? Các trường hợp thu hồi thuốc trên thị trường?
Trên các trang thông tin điện tử hoặc phương tiện thông tin đại chúng sẽ đưa tin về các trường hợp thuốc bị thu hồi. Vậy, để lưu hành trên thị trường thì thuốc phải đáp ứng những điều kiện gì? Và bị thu hồi khi nào theo quy định của pháp luật. 1. Những loại thuốc nào được lưu hành trên thị trường Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Dược 2016 thì các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm: - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 60 của Luật này; - Thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 và khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 85 của Luật này; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nhập khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành bị thu hồi theo quy định tại Điều 58 của Luật này, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại Điều 62 của Luật này. 2. Điều kiện để thuốc được lưu hành trên thị trường Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả; - Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc quy định tại Điều 61 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc. (Khoản 2 Điều 59 Luật Dược 2016) 3. Các trường hợp thuốc bị thu hồi Thuốc bị thu hồi trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật dược 2016 như sau: - Không thuộc trường hợp được phép lưu hành quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Luật này; - Giấy đăng ký lưu hành thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 58 của Luật này; - Không đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 59 của Luật này; - Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; - Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả; - Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng; - Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài. 4. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc Thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 65 Luật Dược 2016 như sau: - Bộ Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thuốc bị thu hồi bắt buộc và trường hợp thu hồi tự nguyện khi thuốc vi phạm ở mức độ 1, mức độ 2. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có kết luận thuốc thuộc trường hợp phải thu hồi và mức độ vi phạm của thuốc hoặc có kết luận về việc thu hồi thuốc tự nguyện không phù hợp với mức độ vi phạm của thuốc. - Người đứng đầu cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở pha chế, chế biến, bào chế thuốc, cơ sở nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện thuốc vi phạm ở mức độ 3 sau khi có ý kiến của Bộ Y tế. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có ý kiến của Bộ Y tế. Như vậy, thuốc muốn lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng, an toàn, bao bì… Nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phát hiện thuốc không đạt chất lượng, không được phép lưu hành.. sẽ tiền hành các thủ tục thu hồi thuốc.
Thuốc sắp hết hạn sử dụng có sử dụng được không
Thuốc hết hạn sử dụng có được tiếp tục lưu hành trên thị trường không? Các trường hợp thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc? Mức phát khi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng? Thuốc hết hạn sử dụng có được tiếp tục lưu hành trên thị trường không? Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Luật Dược 2016 quy định về Các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường, bao gồm: - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 60 của Luật Dược 2016 - Thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 và khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 85 của Luật Dược 2016 - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nhập khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành bị thu hồi theo quy định tại Điều 58 của Luật Dược 2016, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại Điều 62 của Luật Dược 2016. Như vậy, trường hợp thuốc hết hạn sử dụng sẽ không được tiếp tục lưu hành trên thị trường. Trường hợp nào thì thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ bị thu hồi? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Dược 2016 về các trường hợp thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau đây: + Không thuộc trường hợp được phép lưu hành quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Luật Dược 2016 + Giấy đăng ký lưu hành thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 58 của Luật Dược 2016 + Không đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 59 của Luật Dược 2016 + Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; + Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả; + Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng; + Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài. Như vậy, tại quy định trên đề cập đến việc các thuốc không còn được lưu hành trên thị trường sẽ bị thu hồi. Trường hợp trước hạn sử dụng thì thuốc vẫn sẽ được lưu hành, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sức khỏe người dùng thì thuốc đã sắp hết hạn sử dụng cũng nên hạn chế sử dụng và lưu thông trong thị trường. Mặt khác, theo Khoản 4, 5 Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đôi với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thì: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trừ trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 và các khoản 2, 3 và 4 Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: - Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, bên cạnh đó sẽ bị Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thủ tục lưu hành xe biển số Lào
Số lượng xe mang biển số Lào xuất hiện trên các tuyến đường giao thông của Việt Nam ngày càng tăng, khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính hợp pháp của việc lái xe biển số nước ngoài trong nước.Tuy nhiên, Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác và phát triển với Lào trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả giao thông và vận tải. Vì vậy, việc lưu hành các phương tiện mang biển số Lào tại Việt Nam được xem là hợp pháp và các thủ tục liên quan đến việc lưu thông xe này cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật. 1. Xe biển Lào có được lưu hành tại Việt Nam hay không? Căn cứ theo Thông tư 88/2014/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của hiệp định và nghị định thư thực hiện hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì về nguyên tắc xe biển Lào được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được coi là lưu hành hợp pháp thì cần phải đáp ứng một số điều kiện về phương tiện, người lái xe và giấy phép liên quan. Vì vậy, trước khi thực hiện hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào, chúng ta cần thực hiện thủ tục lưu hành xe biển lào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào hoặc Giấy phép liên vận Việt – Lào. 2. Thủ tục lưu hành xe biển Lào Tùy từng mục đích của việc lưu hành xe khi đến Việt Nam mà thủ tục lưu hành xe biển lào sẽ khác nhau. Theo đó, để được lưu hành hợp pháp, phương tiện cần có hai loại giấy phép sau: 2.1. Lưu hành thông qua Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) còn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô còn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Nộp hồ sơ và lệ phí: Nộp hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam Lệ phí theo quy định của Bộ Tài Chính 2.2. Lưu hành thông qua Giấy phép liên vận Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ Đối với phương tiện thương mại: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). Đối với phương tiện phi thương mại: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy đăng ký phương tiện, hợp đồng thuê tài sản Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào) Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác). Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sở Giao thông vận tải địa phương: đối vơi phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào: đối với phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý. 2.3 Trường hợp đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ: Giấy đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Lào Biên bản khảo sát tuyến và hợp đồng đối tác đối với những tuyến đề nghị mở mới hoặc hợp đồng đối tác đối với các tuyến đã mở giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với đối tác của Lào. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam 3. Xử phạt vi phạm khi điều khiển xe gắn biển số Lào Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gắn biển số Lào mà chưa thực hiện các thủ tục lưu hành xe biển lào theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng: + Phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định; + Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định; + Xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định. – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: + Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng. – Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam.
Tiền 200 đồng còn được lưu hành không?
- Theo Thông báo số 6099/NHNN-PHKQ ngày 07/6/2007 về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì kể từ ngày 01/9/2007 đồng tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, từ thời điểm ngày 01/9/2007, các tổ chức và cá nhân có các đồng tiền này được đổi ngang giá trị ra các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. - Theo Thông báo số 293/TB-NHNN ngày 28/9/2012 đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 10.000 và 20.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì kể từ ngày 01/01/2013 đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, từ thời điểm ngày 01/01/2013, các tổ chức và cá nhân có các đồng tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố. Do đó hiện nay đối với tiền 200 đồng vẫn chưa có thông báo đình chỉ lưu hành nên vẫn có giá trị sử dụng. Chỉ là thực tế vì giá trị còn nhỏ nên nhiều đơn vị không đồng ý sử dụng đồng tiền này mà thôi.
Quyết định 973/QĐ-BYT: 9 điều kiện để áp dụng loại vắc-xin Covid đầu tiên ở VN
Vắc-xin Covid10 Sau khi cấp giấy đăng ký lưu hành cho loại vắc xin Covid-19 đầu tiên, ngày 31/1/2020 Bộ Y tế ra Quyết định 973/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 9 điều kiện đi kèm việc phê duyệt vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm: (1) Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (sau đây gọi tắt là AZ) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 28/01/2021 và cam kết của AZ về việc các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng thời là tài liệu AZ đã nộp và đánh giá bởi MHRA. (2) AZ có trách nhiệm phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. (3) AZ phải chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca nhập khẩu vào Việt Nam và đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca nhập khẩu vào Việt Nam. (4) AZ phối hợp với đơn vị phân phối, sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc xin này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. (5) AZ phải phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo trong việc tiến hành triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca. | 6. AZ phải phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế về xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca trước khi đưa ra sử dụng. (7) AZ phải phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho các cơ sở tiêm chủng. (8) AZ phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam. (9) Việc sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Xem chi tiết Quyết định 973 tại file đính kèm.
Các mệnh giá tiền Việt Nam nào hiện đang lưu hành? Từ chối nhận tiền lẻ có trái luật?
Một số trường hợp, người dân khi trao đổi mua bán không chịu nhận tiền lẻ như 500 đồng, 1.000 đồng, vậy có đúng quy định pháp luật không? Hiện nay, các mệnh giá tiền Việt Nam nào còn đang được lưu hành? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, những loại mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành hiện nay là: Tiền giấy 1. Giấy bạc 500.000 đồng. - Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 2. Giấy bạc 200.000 đồng - Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 3. Giấy bạc 100.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 4. Giấy bạc 50.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 5. Giấy bạc 20.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 6. Giấy bạc 10.000 đồng - Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 7. Giấy bạc 5.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh thuỷ điện Trị An - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 8. Giấy bạc 2.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Xưởng dệt - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 9. Giấy bạc 1.000 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác gỗ - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 10. Giấy bạc 500 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh cảng Hải Phòng - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 11. Giấy bạc 200 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Sản xuất nông nghiệp - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. 12. Giấy bạc 100 đồng - Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh tháp Phổ Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Tiền kim loại 1. Đồng tiền 5.000đ - Mặt trước: hình Quốc huy - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột. 2. Đồng tiền 2.000đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2.000 đồng, hình Nhà Rông. 3. Đồng tiền 1.000đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1.000 đồng, hình Thủy đình, Đền Đô. 4. Đồng tiền 500đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. 5. Đồng tiền 200đ - Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật không? Căn cứ tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau: - Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. - Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật. - Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành. - Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành là một trong các hành vi bị cấm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả. - Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. - Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. - Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, không được quyền từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam. Xem bài viết liên quan tại: Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật?
Có được mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để phục vụ cho giảng dạy không?
Tùy loại thuốc mà pháp luật có quy định riêng. Vậy để mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cần phải đáp ứng điều kiện gì? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề này. Quy định về buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được phép lưu hành tại Việt Nam Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất là thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định. Việc buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được phép lưu hành tại Việt Nam phải tuân theo Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT: - Cơ sở buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định của pháp luật về thú y. - Cơ sở buôn bán thuốc thú y chỉ được phép bán lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho người sử dụng có đơn thuốc theo quy định tại Thông tư này và cơ sở buôn bán thuốc thú y khác có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y được cấp bởi Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. - Cơ sở buôn bán phải lưu trữ hồ sơ buôn bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất được lưu trữ dưới dạng văn bản giấy hoặc điện tử bao gồm: + Các tài liệu quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều 4 Thông tư này; + Hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc mua bán thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; + Đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất lưu tại cơ sở sau khi bán; Biên bản nhận thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này. Như vậy, cơ sở buôn bán thuốc thú y chỉ được phép bán lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho người sử dụng có đơn thuốc theo quy định tại Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT. Nếu cơ sở mua thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất để phục vụ cho giảng dạy chứ không để khám, chữa bệnh cho động vật thì theo quan điểm của tác giả là không thực hiện được. Trường hợp này cơ sở có thể liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn thêm. Về nguyên tắc, nội dung kê đơn, trách nhiệm của người sử dụng thuốc thú y như thế nào có thể xem thêm các quy định dưới đây: Căn cứ Điều 13 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT: Nguyên tắc kê đơn thuốc thú y - Tất cả các loại thuốc thú y phải được kê đơn khi sử dụng, trừ các loại thuốc thú y được quy định tại Điều 14 Thông tư này. - Việc kê đơn thuốc thú y phải dựa trên kết quả khám bệnh hoặc chẩn đoán hoặc xét nghiệm bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này; bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và phù hợp với mức độ bệnh. - Người kê đơn chỉ được kê đơn đối với các loại thuốc thú y được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Căn cứ Khoản 20 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT về Kê đơn thuốc thú y - Đơn thuốc thú y được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật; 01 bản gửi cho cơ sở nuôi động vật; 01 bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc thú y. Trường hợp đơn thuốc được kê và bán bởi chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, đơn thuốc được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ sở người kê đơn; 01 bản gửi cho cơ sở nuôi động vật. - Kê đơn thuốc với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định tại các Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Thông tư này. - Cơ sở, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật phải gửi danh sách số đăng ký chứng chỉ hành nghề của người kê đơn thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất của cơ sở mình đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tại địa phương nơi đăng ký hoạt động. Căn cứ khoản 6 Điều 24 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT về Trách nhiệm của người sử dụng thuốc thú y: - Sử dụng thuốc thú y theo đúng đơn đã được kê; trả lại thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất khi không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo quy định tại Thông tư này; - Ghi chép việc sử dụng thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, kháng sinh cho động vật tại cơ sở; - Thông báo kịp thời cho người kê đơn thuốc, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất khi động vật có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc; - Lưu đơn thuốc thú y theo quy định tại Điều 22 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT.
Thông tư 41/2023/TT-BTC: Mức đóng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm. Theo đó, kể từ ngày 01/8/2023 mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm quy định như sau: (1) Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm - Thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm/Hồ sơ: 1.600 đồng. - Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc + Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc (trừ vị thuốc cổ truyền quy định tại điểm b Mục này)/Hồ sơ: 11.000 đồng. + Thẩm định cấp giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 5.500 đồng. + Thẩm định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 4.500 đồng. + Thẩm định thay đổi/bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc cổ truyền/Hồ sơ: 1.500 đồng. - Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam (trừ các trường hợp nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 72, 73, 74, 75 Nghị định 54/2017/NĐ-CP)/Mặt hàng: 1.200 đồng. - Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố tiêu chuẩn, chất lượng dược liệu/Hồ sơ: 500 đồng. (2) Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực dược, mỹ phẩm - Thẩm định điều kiện sản xuất mỹ phẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn CGMP - ASEAN/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GMP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm tại cơ sở/Cơ sở: 30.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GSP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc đối với cơ sở bán buôn (GDP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 4.000 đồng. - Thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược: Cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung chứng chỉ hành nghề dược/Hồ sơ: 500 đồng. - Thẩm định điều kiện và đánh giá đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) (đánh giá đáp ứng, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở) + Đối với cơ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP/Cơ sở: 500 đồng. + Đối với các cơ sở tại các địa bàn còn lại/Cơ sở: 1.000 đồng. - Thẩm định công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại/Hồ sơ: 800 đồng. - Thẩm định điều kiện sản xuất mỹ phẩm cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm/Cơ sở: 6.000 đồng. - Thẩm định điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (gồm cả vị thuốc cổ truyền). + Đối với cơ sở tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP/Cơ sở: 300 đồng. + Đối với cơ sở tại các địa bàn còn lại/Cơ sở: 750 đồng. - Đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và nguyên tắc tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên đáp ứng GACP/Hồ sơ: 9.000 đồng. - Thẩm định, đánh giá đáp ứng thực hành tốt (GMP) sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam. + Thẩm định hồ sơ/Hồ sơ: 2.250 đồng. + Thẩm định và đánh giá thực tế tại cơ sở (không gồm chi phí công tác phí: Đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền ăn và tiêu vặt, bảo hiểm phí các loại theo quy định)/Cơ sở: 200 đồng - Thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS)/Mặt hàng: 500 đồng. - Thẩm định và đánh giá đáp ứng điều kiện của cơ sở thử tương đương sinh học của thuốc (đánh giá lần đầu, đánh giá duy trì, đánh giá kiểm soát thay đổi tại cơ sở)/Cơ sở: 21.000 đồng. - Thẩm định hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu, đánh giá duy trì đáp ứng thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng/Hồ sơ: 30.000 đồng. Xem thêm Thông tư 41/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2023 thay thế Thông tư 277/2016/TT-BTC sửa đổi bởi Thông tư 114/2017/TT-BTC.
Điều kiện lưu hành thuốc? Các trường hợp thu hồi thuốc trên thị trường?
Trên các trang thông tin điện tử hoặc phương tiện thông tin đại chúng sẽ đưa tin về các trường hợp thuốc bị thu hồi. Vậy, để lưu hành trên thị trường thì thuốc phải đáp ứng những điều kiện gì? Và bị thu hồi khi nào theo quy định của pháp luật. 1. Những loại thuốc nào được lưu hành trên thị trường Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Dược 2016 thì các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm: - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 60 của Luật này; - Thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 và khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 85 của Luật này; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nhập khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành bị thu hồi theo quy định tại Điều 58 của Luật này, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại Điều 62 của Luật này. 2. Điều kiện để thuốc được lưu hành trên thị trường Thuốc lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Đạt tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm về an toàn, hiệu quả; - Đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc quy định tại Điều 61 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc. (Khoản 2 Điều 59 Luật Dược 2016) 3. Các trường hợp thuốc bị thu hồi Thuốc bị thu hồi trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật dược 2016 như sau: - Không thuộc trường hợp được phép lưu hành quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Luật này; - Giấy đăng ký lưu hành thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 58 của Luật này; - Không đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 59 của Luật này; - Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; - Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả; - Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng; - Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài. 4. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc Thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 65 Luật Dược 2016 như sau: - Bộ Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thuốc bị thu hồi bắt buộc và trường hợp thu hồi tự nguyện khi thuốc vi phạm ở mức độ 1, mức độ 2. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có kết luận thuốc thuộc trường hợp phải thu hồi và mức độ vi phạm của thuốc hoặc có kết luận về việc thu hồi thuốc tự nguyện không phù hợp với mức độ vi phạm của thuốc. - Người đứng đầu cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc trong nước, cơ sở pha chế, chế biến, bào chế thuốc, cơ sở nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện thuốc vi phạm ở mức độ 3 sau khi có ý kiến của Bộ Y tế. Thời gian ra quyết định thu hồi thuốc không quá 24 giờ kể từ khi có ý kiến của Bộ Y tế. Như vậy, thuốc muốn lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện về chất lượng, an toàn, bao bì… Nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phát hiện thuốc không đạt chất lượng, không được phép lưu hành.. sẽ tiền hành các thủ tục thu hồi thuốc.
Thuốc sắp hết hạn sử dụng có sử dụng được không
Thuốc hết hạn sử dụng có được tiếp tục lưu hành trên thị trường không? Các trường hợp thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc? Mức phát khi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng? Thuốc hết hạn sử dụng có được tiếp tục lưu hành trên thị trường không? Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Luật Dược 2016 quy định về Các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường, bao gồm: - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 60 của Luật Dược 2016 - Thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47, khoản 1 và khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 85 của Luật Dược 2016 - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được sản xuất trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu được phép tiếp tục lưu hành đến hết hạn dùng trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực; - Thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nhập khẩu trước ngày giấy đăng ký lưu hành bị thu hồi theo quy định tại Điều 58 của Luật Dược 2016, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi theo quy định tại Điều 62 của Luật Dược 2016. Như vậy, trường hợp thuốc hết hạn sử dụng sẽ không được tiếp tục lưu hành trên thị trường. Trường hợp nào thì thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ bị thu hồi? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Dược 2016 về các trường hợp thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau đây: + Không thuộc trường hợp được phép lưu hành quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Luật Dược 2016 + Giấy đăng ký lưu hành thuốc bị thu hồi trong trường hợp quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 58 của Luật Dược 2016 + Không đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 59 của Luật Dược 2016 + Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; + Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về an toàn, hiệu quả; + Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và trước khi xuất xưởng; + Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài. Như vậy, tại quy định trên đề cập đến việc các thuốc không còn được lưu hành trên thị trường sẽ bị thu hồi. Trường hợp trước hạn sử dụng thì thuốc vẫn sẽ được lưu hành, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sức khỏe người dùng thì thuốc đã sắp hết hạn sử dụng cũng nên hạn chế sử dụng và lưu thông trong thị trường. Mặt khác, theo Khoản 4, 5 Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đôi với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thì: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng hoặc thuốc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trừ trường hợp không phải cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 và các khoản 2, 3 và 4 Điều 41 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: - Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, hành vi sử dụng thuốc hết hạn sử dụng hoặc thuốc không bảo đảm chất lượng thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, bên cạnh đó sẽ bị Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thủ tục lưu hành xe biển số Lào
Số lượng xe mang biển số Lào xuất hiện trên các tuyến đường giao thông của Việt Nam ngày càng tăng, khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính hợp pháp của việc lái xe biển số nước ngoài trong nước.Tuy nhiên, Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác và phát triển với Lào trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả giao thông và vận tải. Vì vậy, việc lưu hành các phương tiện mang biển số Lào tại Việt Nam được xem là hợp pháp và các thủ tục liên quan đến việc lưu thông xe này cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật. 1. Xe biển Lào có được lưu hành tại Việt Nam hay không? Căn cứ theo Thông tư 88/2014/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của hiệp định và nghị định thư thực hiện hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì về nguyên tắc xe biển Lào được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được coi là lưu hành hợp pháp thì cần phải đáp ứng một số điều kiện về phương tiện, người lái xe và giấy phép liên quan. Vì vậy, trước khi thực hiện hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào, chúng ta cần thực hiện thủ tục lưu hành xe biển lào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào hoặc Giấy phép liên vận Việt – Lào. 2. Thủ tục lưu hành xe biển Lào Tùy từng mục đích của việc lưu hành xe khi đến Việt Nam mà thủ tục lưu hành xe biển lào sẽ khác nhau. Theo đó, để được lưu hành hợp pháp, phương tiện cần có hai loại giấy phép sau: 2.1. Lưu hành thông qua Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) còn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô còn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Nộp hồ sơ và lệ phí: Nộp hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam Lệ phí theo quy định của Bộ Tài Chính 2.2. Lưu hành thông qua Giấy phép liên vận Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ Đối với phương tiện thương mại: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định). Đối với phương tiện phi thương mại: Đơn đề nghị cấp Giấy phép Giấy đăng ký phương tiện, hợp đồng thuê tài sản Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào) Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác). Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sở Giao thông vận tải địa phương: đối vơi phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào: đối với phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý. 2.3 Trường hợp đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào Chuẩn bị hồ sơ: Giấy đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô giữa Việt Nam và Lào Biên bản khảo sát tuyến và hợp đồng đối tác đối với những tuyến đề nghị mở mới hoặc hợp đồng đối tác đối với các tuyến đã mở giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với đối tác của Lào. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam 3. Xử phạt vi phạm khi điều khiển xe gắn biển số Lào Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gắn biển số Lào mà chưa thực hiện các thủ tục lưu hành xe biển lào theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: – Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng: + Phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định; + Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định; + Xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định. – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: + Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng. – Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam.
Tiền 200 đồng còn được lưu hành không?
- Theo Thông báo số 6099/NHNN-PHKQ ngày 07/6/2007 về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì kể từ ngày 01/9/2007 đồng tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, từ thời điểm ngày 01/9/2007, các tổ chức và cá nhân có các đồng tiền này được đổi ngang giá trị ra các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. - Theo Thông báo số 293/TB-NHNN ngày 28/9/2012 đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 10.000 và 20.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì kể từ ngày 01/01/2013 đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, từ thời điểm ngày 01/01/2013, các tổ chức và cá nhân có các đồng tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố. Do đó hiện nay đối với tiền 200 đồng vẫn chưa có thông báo đình chỉ lưu hành nên vẫn có giá trị sử dụng. Chỉ là thực tế vì giá trị còn nhỏ nên nhiều đơn vị không đồng ý sử dụng đồng tiền này mà thôi.
Quyết định 973/QĐ-BYT: 9 điều kiện để áp dụng loại vắc-xin Covid đầu tiên ở VN
Vắc-xin Covid10 Sau khi cấp giấy đăng ký lưu hành cho loại vắc xin Covid-19 đầu tiên, ngày 31/1/2020 Bộ Y tế ra Quyết định 973/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 9 điều kiện đi kèm việc phê duyệt vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm: (1) Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (sau đây gọi tắt là AZ) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 28/01/2021 và cam kết của AZ về việc các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng thời là tài liệu AZ đã nộp và đánh giá bởi MHRA. (2) AZ có trách nhiệm phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. (3) AZ phải chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca nhập khẩu vào Việt Nam và đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca nhập khẩu vào Việt Nam. (4) AZ phối hợp với đơn vị phân phối, sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc xin này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. (5) AZ phải phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo trong việc tiến hành triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca. | 6. AZ phải phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế về xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca trước khi đưa ra sử dụng. (7) AZ phải phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho các cơ sở tiêm chủng. (8) AZ phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam. (9) Việc sử dụng vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Xem chi tiết Quyết định 973 tại file đính kèm.