Kính trên nhường dưới là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu tục ngữ "Kính trên nhường dưới" là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Kính trên nhường dưới là gì? "Kính trên nhường dưới" là một câu tục ngữ trong tiếng Việt, biểu thị một nguyên tắc ứng xử quan trọng trong xã hội và gia đình. Cụm từ này nhấn mạnh đến hai khía cạnh chính: [1] Kính trên: Thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn, người có vị trí cao hơn, như ông bà, cha mẹ, thầy cô, hoặc những người có kinh nghiệm và chức vụ trong xã hội. [2] Nhường dưới: Thể hiện sự khoan dung, nhân ái và biết nhường nhịn đối với những người nhỏ tuổi hơn, ít kinh nghiệm hơn, hoặc có địa vị thấp hơn trong xã hội, ví dụ như em nhỏ, người mới vào nghề, người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tục ngữ này phản ánh một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam về sự lễ phép, tôn ti trật tự, khuyến khích tinh thần đoàn kết và hòa thuận giữa các thế hệ trong gia đình và xã hội. Tục ngữ này dạy con người biết tôn trọng những người đi trước, có lòng yêu thương, nhường nhịn những người trẻ tuổi hay yếu thế hơn, từ đó xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ: Trong gia đình, con cháu cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ, đồng thời anh chị cũng cần nhường nhịn, bảo vệ em út. Trong xã hội, người trẻ nên tôn trọng và học hỏi từ người lớn tuổi hơn, còn người có kinh nghiệm thì nên hướng dẫn, giúp đỡ người mới. Giữa các thành viên khác của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? "Kính trên nhường dưới" là một nguyên tắc ứng xử truyền thống thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người lớn tuổi hơn và thái độ nhường nhịn, giúp đỡ và yêu thương đối với những người nhỏ tuổi hơn, thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong phạm vi gia đình. Căn cứ Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình như sau: - Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. - Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. - Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không? Căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: - Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu + Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. + Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo quy định trên, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng. "Kính trên nhường dưới" và "quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì cả hai đều đề cập đến các nguyên tắc và trách nhiệm về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Mối liên hệ giữa chúng thể hiện qua việc xây dựng các giá trị đạo đức, trách nhiệm và sự tôn trọng trong gia đình
Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì?
Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" được hiểu như thế nào? Trong gia đình anh chị em có nghĩa vụ yêu thương, cấp dưỡng cho nhau trong trường hợp nào? Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì? Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu mang ý nghĩa sâu sắc về tình chị em. Dù em gái có thông minh hơn, khéo léo hơn, và dù chị gái có lúc mắc lỗi thì cả hai vẫn là chị em ruột thịt, vẫn là một gia đình. Câu ca dao thể hiện sự bao dung, tha thứ và tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nói cách khác, câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" muốn nhấn mạnh rằng dù có những khác biệt, cả về tính cách lẫn khả năng, những lúc sai lầm hay bất đồng quan điểm nhưng tình cảm gia đình vẫn luôn là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau. Do đó khi vận dụng tinh thần của câu ca dao này vào quy định pháp luật thì để xây dựng một mối quan hệ gia đình hạnh phúc, chị em phải có nghĩa vụ yêu thương, hỗ trợ nhau và cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp đặc biệt. Anh, chị, em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em như sau: - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Anh, chị, em ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau không? Tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Theo đó, anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu: - Không còn cha mẹ. - Cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con. Nếu anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Ngược lại, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tóm lại, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu thuộc các trường hợp nêu trên. "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu ca dao là một lời nhắc nhở ý nghĩa về tình cảm gia đình. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là sự thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với nhau.
Quan hệ hôn nhân và thừa kế giữa các thành viên trong gia đình?
Mn ơi làm giúp mình với ạ. GẤPPPP. Mình cảm ơn ạ Vợ chồng anh A hiện là bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện E, là con trai duy nhất của ông C, bà D và chị B là con gái ông Đ, bà H. Bên nội cư trú tại thị trấn Lim, huyện Yên Phong, bên ngoại sống tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn cùng tỉnh Bắc Ninh. Vợ chồng anh A, chị B, đăng ký kết hôn ngày 12/4/2000 có con gái đầu là K, sinh ngày 15/6/2001, con gái sau là L sinh ngày 22/4/2008 bị tim bẩm sinh nặng, không thể tự vận động và kiếm sống. Ngày 21/5/2021 đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, cướp đi sinh mạng của 2 cha con ông C và anh A khi đang trên đường tham gia giao thông. Tại thời điểm này, tài sản chung của ông C, bà D được xác định là 2,4 tỷ đồng và không có di chúc. Tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B gồm có ngôi nhà và 2 sổ tiết kiệm, được xác định là 7,2 tỷ đồng. Trong di chúc có công chứng đề ngày 20/5/2020, anh A phân định phần di sản của mình như sau: Chị B không được hưởng đồng nào vì đã thường xuyên đay nghiến, chì chiết việc anh A ngoại tình và hai người đang làm thủ tục ly hôn; cho con gái K 400 triệu đồng, con gái L 500 triệu đồng; số tài sản còn lại dành cho con trai tên M, là con ngoài giá thú của anh A với chị N cùng thị trấn Lim. Các vấn đề cần làm rõ là: Vấn đề 1. Anh A và chị B phải thực hiện đăng ký kết hôn tại đâu với thủ tục cụ thể như thế nào? Xác định thời kỳ hôn nhân của anh A, chị B. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Anh a và chị b phải thực hiện đăng kí kết hôn tại Vấn đề 2. Ai được hưởng phần di sản của ông C và mỗi người được hưởng bao nhiêu trong các trường hợp M được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là con/không phải là con của anh A? Vấn đề 3. Để xác định M là con đẻ của anh A, cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý cụ thể như thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 4. Hãy bình luận về giá trị pháp lý đối với di chúc của anh A. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 5. Hãy tính phần di sản mà chị B, con gái K, L, con trai M được hưởng qua việc chia thừa kế này, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M là con của anh A . Có gì khác nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M không phải là con của anh A?
Quyền tách thửa đất của thành viên trong gia đình
Tôi đang sinh sống cùng bà nội,bố mẹ ,anh chị (em) tôi trên cùng 1 thửa đất do các Cụ (ông cha) để lại ,thửa đất đó hiện nay đứng tên Bà nội tôi. bà Nội tôi sinh được Bố tôi và 3 cô gái nay đã lập gia đình .Năm 2013 tôi lập gia đình và đến bây giờ có 2 cháu (1 trai & 1 gái). Tôi đã tách khẩu và xây nhà trên thửa đất đó đến nay được 6 năm (từ 2013 đến nay). Mọi vấn đề sinh hoạt (điện ,nước..vv) đều đứng tên tôi là chủ hộ khẩu. Tôi đã đề nghị bà nội tôi tách mảnh đất tôi đang ở trên thửa đất đó cho tôi để tôi làm sổ đỏ nhưng bà nội tôi không đồng ý. Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền được tách sổ đỏ không ạ?
Phân chia tài sản có sự đồng nhất các thành viên trong gia đình
Em chào luật sư ạ. E có một số vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn dùm. Hiện tại bố em muốn cho đất con cái trong g.d. tuy nhiên có một số vấn đề e muốn được tư vấn như sau. _ vấn đề thứ 1. Việc phân chia đất cho các anh chị em trong gia đình và khi cắt sổ cho từng người thì nếu không được sự chấp thuận của dù chỉ 1 thành viên trong g.d thì có được cắt sổ không? Nếu không thì tại sao hoặc được trong trường hợp nào? _ vấn đề 2. Nếu đất đai cha mẹ tự cắt cho con cái mà chưa có chữ kí của bất kì con cái nào thì có được hay không? Và được trong trường hợp nào? _ vấn đề 3. Nếu cha mẹ mất đi. Phần đất mà của bố mẹ để lại sẽ chia đều cho các con. Vậy tất cả các con đều được hay chỉ những người còn nằm trong khẩu g.d mới dc hay cả những anh chị em đã cắt khẩu rồi vẫn được nhận. _ xin luật sư tư vấn giúp em ạ.
Kính trên nhường dưới là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu tục ngữ "Kính trên nhường dưới" là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Kính trên nhường dưới là gì? "Kính trên nhường dưới" là một câu tục ngữ trong tiếng Việt, biểu thị một nguyên tắc ứng xử quan trọng trong xã hội và gia đình. Cụm từ này nhấn mạnh đến hai khía cạnh chính: [1] Kính trên: Thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn, người có vị trí cao hơn, như ông bà, cha mẹ, thầy cô, hoặc những người có kinh nghiệm và chức vụ trong xã hội. [2] Nhường dưới: Thể hiện sự khoan dung, nhân ái và biết nhường nhịn đối với những người nhỏ tuổi hơn, ít kinh nghiệm hơn, hoặc có địa vị thấp hơn trong xã hội, ví dụ như em nhỏ, người mới vào nghề, người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tục ngữ này phản ánh một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam về sự lễ phép, tôn ti trật tự, khuyến khích tinh thần đoàn kết và hòa thuận giữa các thế hệ trong gia đình và xã hội. Tục ngữ này dạy con người biết tôn trọng những người đi trước, có lòng yêu thương, nhường nhịn những người trẻ tuổi hay yếu thế hơn, từ đó xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ: Trong gia đình, con cháu cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ, đồng thời anh chị cũng cần nhường nhịn, bảo vệ em út. Trong xã hội, người trẻ nên tôn trọng và học hỏi từ người lớn tuổi hơn, còn người có kinh nghiệm thì nên hướng dẫn, giúp đỡ người mới. Giữa các thành viên khác của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? "Kính trên nhường dưới" là một nguyên tắc ứng xử truyền thống thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người lớn tuổi hơn và thái độ nhường nhịn, giúp đỡ và yêu thương đối với những người nhỏ tuổi hơn, thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong phạm vi gia đình. Căn cứ Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình như sau: - Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. - Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. - Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không? Căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: - Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu + Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. + Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo quy định trên, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng. "Kính trên nhường dưới" và "quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì cả hai đều đề cập đến các nguyên tắc và trách nhiệm về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Mối liên hệ giữa chúng thể hiện qua việc xây dựng các giá trị đạo đức, trách nhiệm và sự tôn trọng trong gia đình
Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì?
Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" được hiểu như thế nào? Trong gia đình anh chị em có nghĩa vụ yêu thương, cấp dưỡng cho nhau trong trường hợp nào? Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì? Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu mang ý nghĩa sâu sắc về tình chị em. Dù em gái có thông minh hơn, khéo léo hơn, và dù chị gái có lúc mắc lỗi thì cả hai vẫn là chị em ruột thịt, vẫn là một gia đình. Câu ca dao thể hiện sự bao dung, tha thứ và tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nói cách khác, câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" muốn nhấn mạnh rằng dù có những khác biệt, cả về tính cách lẫn khả năng, những lúc sai lầm hay bất đồng quan điểm nhưng tình cảm gia đình vẫn luôn là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau. Do đó khi vận dụng tinh thần của câu ca dao này vào quy định pháp luật thì để xây dựng một mối quan hệ gia đình hạnh phúc, chị em phải có nghĩa vụ yêu thương, hỗ trợ nhau và cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp đặc biệt. Anh, chị, em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em như sau: - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Anh, chị, em ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau không? Tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Theo đó, anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu: - Không còn cha mẹ. - Cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con. Nếu anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Ngược lại, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tóm lại, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu thuộc các trường hợp nêu trên. "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu ca dao là một lời nhắc nhở ý nghĩa về tình cảm gia đình. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là sự thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với nhau.
Quan hệ hôn nhân và thừa kế giữa các thành viên trong gia đình?
Mn ơi làm giúp mình với ạ. GẤPPPP. Mình cảm ơn ạ Vợ chồng anh A hiện là bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện E, là con trai duy nhất của ông C, bà D và chị B là con gái ông Đ, bà H. Bên nội cư trú tại thị trấn Lim, huyện Yên Phong, bên ngoại sống tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn cùng tỉnh Bắc Ninh. Vợ chồng anh A, chị B, đăng ký kết hôn ngày 12/4/2000 có con gái đầu là K, sinh ngày 15/6/2001, con gái sau là L sinh ngày 22/4/2008 bị tim bẩm sinh nặng, không thể tự vận động và kiếm sống. Ngày 21/5/2021 đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc, cướp đi sinh mạng của 2 cha con ông C và anh A khi đang trên đường tham gia giao thông. Tại thời điểm này, tài sản chung của ông C, bà D được xác định là 2,4 tỷ đồng và không có di chúc. Tài sản chung của vợ chồng anh A, chị B gồm có ngôi nhà và 2 sổ tiết kiệm, được xác định là 7,2 tỷ đồng. Trong di chúc có công chứng đề ngày 20/5/2020, anh A phân định phần di sản của mình như sau: Chị B không được hưởng đồng nào vì đã thường xuyên đay nghiến, chì chiết việc anh A ngoại tình và hai người đang làm thủ tục ly hôn; cho con gái K 400 triệu đồng, con gái L 500 triệu đồng; số tài sản còn lại dành cho con trai tên M, là con ngoài giá thú của anh A với chị N cùng thị trấn Lim. Các vấn đề cần làm rõ là: Vấn đề 1. Anh A và chị B phải thực hiện đăng ký kết hôn tại đâu với thủ tục cụ thể như thế nào? Xác định thời kỳ hôn nhân của anh A, chị B. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Anh a và chị b phải thực hiện đăng kí kết hôn tại Vấn đề 2. Ai được hưởng phần di sản của ông C và mỗi người được hưởng bao nhiêu trong các trường hợp M được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là con/không phải là con của anh A? Vấn đề 3. Để xác định M là con đẻ của anh A, cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý cụ thể như thế nào? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 4. Hãy bình luận về giá trị pháp lý đối với di chúc của anh A. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình. Vấn đề 5. Hãy tính phần di sản mà chị B, con gái K, L, con trai M được hưởng qua việc chia thừa kế này, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M là con của anh A . Có gì khác nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định M không phải là con của anh A?
Quyền tách thửa đất của thành viên trong gia đình
Tôi đang sinh sống cùng bà nội,bố mẹ ,anh chị (em) tôi trên cùng 1 thửa đất do các Cụ (ông cha) để lại ,thửa đất đó hiện nay đứng tên Bà nội tôi. bà Nội tôi sinh được Bố tôi và 3 cô gái nay đã lập gia đình .Năm 2013 tôi lập gia đình và đến bây giờ có 2 cháu (1 trai & 1 gái). Tôi đã tách khẩu và xây nhà trên thửa đất đó đến nay được 6 năm (từ 2013 đến nay). Mọi vấn đề sinh hoạt (điện ,nước..vv) đều đứng tên tôi là chủ hộ khẩu. Tôi đã đề nghị bà nội tôi tách mảnh đất tôi đang ở trên thửa đất đó cho tôi để tôi làm sổ đỏ nhưng bà nội tôi không đồng ý. Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền được tách sổ đỏ không ạ?
Phân chia tài sản có sự đồng nhất các thành viên trong gia đình
Em chào luật sư ạ. E có một số vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn dùm. Hiện tại bố em muốn cho đất con cái trong g.d. tuy nhiên có một số vấn đề e muốn được tư vấn như sau. _ vấn đề thứ 1. Việc phân chia đất cho các anh chị em trong gia đình và khi cắt sổ cho từng người thì nếu không được sự chấp thuận của dù chỉ 1 thành viên trong g.d thì có được cắt sổ không? Nếu không thì tại sao hoặc được trong trường hợp nào? _ vấn đề 2. Nếu đất đai cha mẹ tự cắt cho con cái mà chưa có chữ kí của bất kì con cái nào thì có được hay không? Và được trong trường hợp nào? _ vấn đề 3. Nếu cha mẹ mất đi. Phần đất mà của bố mẹ để lại sẽ chia đều cho các con. Vậy tất cả các con đều được hay chỉ những người còn nằm trong khẩu g.d mới dc hay cả những anh chị em đã cắt khẩu rồi vẫn được nhận. _ xin luật sư tư vấn giúp em ạ.