Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng nhìn lại 15 đặc quyền giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo công bằng cho lao động nữ trong môi trường làm việc nhé! 1- Quyền ưu tiên hợp đồng lao động: Khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ, họ được ưu tiên ký hợp đồng mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 2- Quyền chuyển sang công việc nhẹ: Lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm mỗi ngày khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 3- Quyền không làm đêm hoặc đi công tác xa: Người sử dụng lao động không được yêu cầu lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019) 4- Quyền nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ kinh: Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). 5- Quyền nghỉ 60 phút/ngày nuôi con nhỏ: Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú hoặc nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 6- Quyền không bị sa thải: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai hay nghỉ thai sản. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 7- Quyền không bị xử lý kỷ luật: Lao động nữ không bị áp dụng biện pháp kỷ luật trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản (điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019). 8- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai: Lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu công việc ảnh hưởng đến thai nhi. (khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019). 9- Quyền tạm hoãn hợp đồng: Lao động nữ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có xác nhận từ cơ sở y tế rằng công việc có thể gây hại cho thai nhi. (Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019) 10- Quyền bình đẳng với lao động nam: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ và lao động nam trong nhiều khía cạnh, bao gồm lương, thưởng, thăng tiến và các quyền khác. (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 11- Quyền khám chuyên khoa phụ sản: Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 12- Quyền đảm bảo việc làm sau thai sản: Được giữ lại vị trí cũ hoặc bố trí công việc khác với mức lương không thấp hơn sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019). 13- Quyền lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ: Doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động dưới 1.000 lao động nữ được khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc. (khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 14- Quyền hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ BHXH, bao gồm nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Bên cạnh đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 15- Quyền nghỉ thai sản trước và sau sinh: Lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản, trong đó tối đa 2 tháng trước sinh. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con. Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH. Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Và trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. (Điều 139, Bộ Luật Lao động 2019) Trên đây là 15 đặc quyền của lao động nữ trong môi trường làm việc. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin chúc các bạn nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và tràn đầy năng lượng. Mong rằng mỗi ngày trôi qua, các bạn đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hãy tự hào về bản thân và những đóng góp của mình cho gia đình, xã hội.
Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau: Thứ nhất, đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật: + Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. + Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: ++) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế./ ++) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Thứ hai, nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật: + Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. + Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. + Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thứ ba, mức bồi dưỡng bằng hiện vật: Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau: Mức 1: 13.000 đồng/ Mức 2: 20.000 đồng/ Mức 3: 26.000 đồng/ Mức 4: 32.000 đồng. Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH: Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Vậy người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể cũng như bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Giờ làm việc và trang phục của cán bộ, công viên chức tại TP.HCM
Có nhiều trường hợp người dân trên địa bàn thành phố hcm, có công việc phải ký, xác nhận giấy tờ cho kịp tiến độ nên đã đến cơ quan hành chính sớm để làm thủ tục. Tuy nhiên, họ phải chờ đợi lâu vì chưa đến giờ làm việc, nên rất nhiều trường hợp thắc mắc giờ làm việc của đơn vị, cơ quan hành chính hiện nay quy định thế nào và trang phục khi làm việc ra sao, pháp luật có quy định hay điều chỉnh vấn đề này không. Tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định rõ như sau: Thời gian làm việc - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc. Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước: - Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. - Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc. Trang phục làm việc - Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: + Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; + Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. + Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. - Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. + Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. + Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. + Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Do đó, người dân cần nắm rõ thời gian nêu trên để thực hiện thủ tục tránh trường hợp tới sớm và mất thời gian chờ đợi.
Những điều cần lưu ý khi NLĐ làm việc bán thời gian
1. Người lao động làm việc bán thời gian có được đóng BHXH, BHYT hay không? Theo điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Như vậy nếu người lao động làm việc bán thời gian cho người sử dụng lao động nhưng giao kết một trong các loại hợp đồng nêu trên thì sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó, khi giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. 2. Người lao động làm việc bán thời gian có cần giao kết hợp đồng lao động hay không? Căn cứ vào khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động 2019, người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Do đó, đối với người lao động làm việc bán thời gian cũng cần phải giao kết HĐLĐ với người sử dụng lao động. 3. Người lao động làm việc bán thời gian có mất đi một số quyền lợi so với người làm việc toàn thời gian không? Khoản 3 Điều 32 Bộ luật lao động 2019 quy định “Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.” Do đó, khi người lao động làm việc bán thời gian vẫn được hưởng các lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người đó trong quan trình làm việc, không bị phân biệt đối xử. 4. Khi làm việc bán thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm là bao nhiêu? Tại khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày
Có được cho lao động làm việc 24/24h
Chào mọi người, mình hiện tại đang làm nhân sự cho một công ty ở xí nghiệp may, bên mình có thêm hai bải vệ để trực cho công ty, vừa làm nhiệm vụ giữ xe cho các nhân viên cũng như bảo vệ an ninh cho cả xí nghiệp, vì 2 chú bảo vệ này muốn làm theo kiểu ngày làm ngày nghỉ riêng lẻ theo ca, tức là mỗi người sẽ là 24h/1 ngày sau đõ sẽ nghĩ bù vào ngày sau và đến người khác thay, hôm đó họ sẽ nghỉ ở nhà, vậy theo mọi người thỏa thuận này hợp lý không, vì đó là ý kiến và được người lao động đồng ý, mình có đọc Điều 104 và Điều 106 của Bộ Luật lao động 2012 thì thấy nó không đúng cho lắm, tuy nhiên tại Điều 117 của văn bản này có quy định rõ: "Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này." Tức là một số công việc vẫn được làm 24/24 giờ, vậy bảo vệ của mình giữ xe, trông xe điều hành xe cho công ty liên quan đến vận tải trong lĩnh vực đường bộ, vậy có được áp dụng quy định này không, nếu không thì quy định làm việc 24/24 giờ áp dụng cho các công việc cụ thể nào, có văn bản nào quy định các công việc đó không. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều nha.
Nhìn lại 15 đặc quyền của lao động nữ nhân ngày 20/10
Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cùng nhìn lại 15 đặc quyền giúp bảo vệ sức khỏe, đảm bảo công bằng cho lao động nữ trong môi trường làm việc nhé! 1- Quyền ưu tiên hợp đồng lao động: Khi hợp đồng lao động của lao động nữ hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ, họ được ưu tiên ký hợp đồng mới. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 2- Quyền chuyển sang công việc nhẹ: Lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển sang công việc nhẹ hơn hoặc giảm 1 giờ làm mỗi ngày khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 3- Quyền không làm đêm hoặc đi công tác xa: Người sử dụng lao động không được yêu cầu lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. (khoản 1 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019) 4- Quyền nghỉ 30 phút/ngày trong kỳ kinh: Trong thời gian hành kinh, lao động nữ có quyền nghỉ 30 phút mỗi ngày. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). 5- Quyền nghỉ 60 phút/ngày nuôi con nhỏ: Lao động nữ được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú hoặc nghỉ ngơi trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (khoản 4 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 6- Quyền không bị sa thải: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai hay nghỉ thai sản. (khoản 3 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019). 7- Quyền không bị xử lý kỷ luật: Lao động nữ không bị áp dụng biện pháp kỷ luật trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản (điểm d, khoản 4 Điều 122 Bộ Luật Lao động 2019). 8- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai: Lao động nữ có quyền chấm dứt hợp đồng nếu công việc ảnh hưởng đến thai nhi. (khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019). 9- Quyền tạm hoãn hợp đồng: Lao động nữ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có xác nhận từ cơ sở y tế rằng công việc có thể gây hại cho thai nhi. (Điều 138 Bộ Luật Lao động 2019) 10- Quyền bình đẳng với lao động nam: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ và lao động nam trong nhiều khía cạnh, bao gồm lương, thưởng, thăng tiến và các quyền khác. (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 11- Quyền khám chuyên khoa phụ sản: Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản. (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 12- Quyền đảm bảo việc làm sau thai sản: Được giữ lại vị trí cũ hoặc bố trí công việc khác với mức lương không thấp hơn sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. (Điều 140 Bộ Luật Lao động 2019). 13- Quyền lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ: Doanh nghiệp có từ 1.000 lao động nữ phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động dưới 1.000 lao động nữ được khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc. (khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) 14- Quyền hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ BHXH, bao gồm nghỉ việc để khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Bên cạnh đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Ngoài ra, sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 15- Quyền nghỉ thai sản trước và sau sinh: Lao động nữ được nghỉ 6 tháng thai sản, trong đó tối đa 2 tháng trước sinh. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con. Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến BHXH. Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. Và trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. (Điều 139, Bộ Luật Lao động 2019) Trên đây là 15 đặc quyền của lao động nữ trong môi trường làm việc. Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin chúc các bạn nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và tràn đầy năng lượng. Mong rằng mỗi ngày trôi qua, các bạn đều cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Hãy tự hào về bản thân và những đóng góp của mình cho gia đình, xã hội.
Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau: Thứ nhất, đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật: + Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. + Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: ++) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế./ ++) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Thứ hai, nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật: + Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. + Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. + Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thứ ba, mức bồi dưỡng bằng hiện vật: Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau: Mức 1: 13.000 đồng/ Mức 2: 20.000 đồng/ Mức 3: 26.000 đồng/ Mức 4: 32.000 đồng. Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH: Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Vậy người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể cũng như bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Giờ làm việc và trang phục của cán bộ, công viên chức tại TP.HCM
Có nhiều trường hợp người dân trên địa bàn thành phố hcm, có công việc phải ký, xác nhận giấy tờ cho kịp tiến độ nên đã đến cơ quan hành chính sớm để làm thủ tục. Tuy nhiên, họ phải chờ đợi lâu vì chưa đến giờ làm việc, nên rất nhiều trường hợp thắc mắc giờ làm việc của đơn vị, cơ quan hành chính hiện nay quy định thế nào và trang phục khi làm việc ra sao, pháp luật có quy định hay điều chỉnh vấn đề này không. Tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định rõ như sau: Thời gian làm việc - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc. Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước: - Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. - Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc. Trang phục làm việc - Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: + Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; + Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. + Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. - Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. + Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. + Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. + Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Do đó, người dân cần nắm rõ thời gian nêu trên để thực hiện thủ tục tránh trường hợp tới sớm và mất thời gian chờ đợi.
Những điều cần lưu ý khi NLĐ làm việc bán thời gian
1. Người lao động làm việc bán thời gian có được đóng BHXH, BHYT hay không? Theo điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Như vậy nếu người lao động làm việc bán thời gian cho người sử dụng lao động nhưng giao kết một trong các loại hợp đồng nêu trên thì sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó, khi giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. 2. Người lao động làm việc bán thời gian có cần giao kết hợp đồng lao động hay không? Căn cứ vào khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động 2019, người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Do đó, đối với người lao động làm việc bán thời gian cũng cần phải giao kết HĐLĐ với người sử dụng lao động. 3. Người lao động làm việc bán thời gian có mất đi một số quyền lợi so với người làm việc toàn thời gian không? Khoản 3 Điều 32 Bộ luật lao động 2019 quy định “Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.” Do đó, khi người lao động làm việc bán thời gian vẫn được hưởng các lợi ích, quyền và nghĩa vụ của người đó trong quan trình làm việc, không bị phân biệt đối xử. 4. Khi làm việc bán thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm là bao nhiêu? Tại khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày
Có được cho lao động làm việc 24/24h
Chào mọi người, mình hiện tại đang làm nhân sự cho một công ty ở xí nghiệp may, bên mình có thêm hai bải vệ để trực cho công ty, vừa làm nhiệm vụ giữ xe cho các nhân viên cũng như bảo vệ an ninh cho cả xí nghiệp, vì 2 chú bảo vệ này muốn làm theo kiểu ngày làm ngày nghỉ riêng lẻ theo ca, tức là mỗi người sẽ là 24h/1 ngày sau đõ sẽ nghĩ bù vào ngày sau và đến người khác thay, hôm đó họ sẽ nghỉ ở nhà, vậy theo mọi người thỏa thuận này hợp lý không, vì đó là ý kiến và được người lao động đồng ý, mình có đọc Điều 104 và Điều 106 của Bộ Luật lao động 2012 thì thấy nó không đúng cho lắm, tuy nhiên tại Điều 117 của văn bản này có quy định rõ: "Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này." Tức là một số công việc vẫn được làm 24/24 giờ, vậy bảo vệ của mình giữ xe, trông xe điều hành xe cho công ty liên quan đến vận tải trong lĩnh vực đường bộ, vậy có được áp dụng quy định này không, nếu không thì quy định làm việc 24/24 giờ áp dụng cho các công việc cụ thể nào, có văn bản nào quy định các công việc đó không. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều nha.