DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

So sánh đất được nhà nước giao, đất thuê, đất được công nhận quyền sử dụng đất

Theo Luật Đất Đai 2013, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức:

- Giao đất

- Cho thuê đất

Công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định

Sau đây mình xin so sánh các đặc điểm về 3 hình thức trên để chúng ta nắm rõ hơn nhé.

Giống nhau:

 - Đều do nhà nước trao quyền sử dụng đất;

- Các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là các chủ thể có đầy đủ khả năng và nhu cầu sử dụng đất;

- Căn cứ trên pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Có quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Khác nhau:

Tiêu chí

Đất được nhà nước giao

Đất thuê

Đất được công nhận quyền sử dụng đất

 

Khái niệm

 

Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

Hình thức sử dụng đất

 

  • Không thu tiền
  • Có thu tiền
  • Thu tiền hằng năm
  • Thu tiền 1 lần
  • Không thu tiền

Thời hạn

Có thời hạn (Đ126) hoặc được giao ổn định, lâu dài (Đ125)

Có thời hạn (Đ126)

Được công nhận ổn định, lâu dài

Hạn mức

Có hạn mức

Theo khả năng của hai bên

Có hạn mức

Quyền của người sử dụng đất

Người được giao đất có toàn quyền định đoạt đối với đất được giao, ví dụ: chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc cho người khác thuê lại

Người được thuê đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ được cho người khác thuê lại.

Toàn quyền định đoạt.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Đối với hộ gia đình, cá nhân.

CSPL: Điều 179, 191, 192 Luật Đất Đai 2013

Được góp vốn không phân biệt giao đất không thu tiền hay có thu tiền sử dụng đất

Được góp vốn khi và chỉ khi thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê.

Được góp vốn.

Đối với tổ chức kinh tế.

CSPL: Điều 174 Luật Đất Đai 2013

Được góp vốn khi giao đất có thu tiền sử dụng đất

Được góp vốn khi và khi thuê đất trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê

Được góp vốn

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

CSPL: Điều 183.

Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Được góp vốn

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

CSPL: Khoản 3 Điều 183

Sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất

Sử dụng đất  dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Được góp vốn

Lưu ý: Về tiêu chí “Góp vốn” nêu trên, mình chỉ trình bày về điều kiện có quyền chuyển nhượng, cụ thể là về hình thức sử dụng đất nào có thể bước đầu “góp vốn”. Ngoài điều kiện đó, chúng ta còn phải đảm bảo một số điều kiện khác (ví dụ như: có tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất, phạm vi góp vốn…)

Văn bản Luật tham khảo: Luật Đất Đai 2013, Luật Doanh nghiệp  2014.

  •  65558
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…