DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định về chứng chỉ lưu ký

Nhằm tạo điều kiện thu hút dòng vốn nước ngoài, những năm gần đây chính phủ đang xem xét áp dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (non-voting depositary receipt hoặc NVDR). Luật Chứng khoán 2019 đã ghi nhận chứng chỉ lưu ký như là một loại chứng khoán hợp pháp tại Việt Nam. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã bổ sung quy định về cơ chế vận hành của NVDR trong công ty cổ phần. Việc lần lượt ghi nhận loại chứng khoán này vào các đạo luật như là một bước chuẩn bị khung pháp lý cho việc triển khai tại Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ mới dừng ở việc định danh, chưa có một khung pháp lý cho loại chứng khoán này.

Theo đó, khoản 6 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định: “Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.”. Cách quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ là dựa trên định nghĩa mà Luật Chứng khoán 2019 đưa ra còn mang tính khái quát và chưa bộc lộ được đầy đủ bản chất pháp lý của NVDR trong việc phân tách rõ ràng mối quan hệ giữa ba chủ thể: công ty mục tiêu, tổ chức phát hành NVDR và nhà đầu tư nắm giữ NVDR.

Ngoài ra, Căn cứ Điều 140 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết như sau:

“1. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là một loại chứng khoán do công ty con của Sở giao dịch chứng khoán phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu của công ty niêm yết, đăng ký giao dịch.

2. Người sở hữu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

3. Tổ chức phát hành có quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết trong trường hợp tổ chức phát hành cổ phiếu cơ sở lấy ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết nhưng không có các quyền khác về kinh tế liên quan đến cổ phiếu đó.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về loại chứng khoán là cơ sở phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, hạn mức phát hành, cơ chế chuyển đổi chứng khoán cơ sở thành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết; việc thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết của tổ chức phát hành, công bố thông tin, niêm yết, giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán và các nội dung khác liên quan tới chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.”

Khái niệm về NVDR mới chỉ được luật hóa trong thời gian gần đây cho nên vẫn cần xây dựng khung pháp lý nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy sự cần thiết của các văn bản hướng dẫn về Chứng chỉ lưu ký lưu ký không có quyền biểu quyết là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

  •  494
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…