DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề nghĩa là gì? Có được ký HĐLĐ cùng lúc với hai công ty?

Avatar

 

Thời ông cha ta có vô vàn câu tục ngữ răn dạy người đời về đạo đức và lối sống cùng nhiều điều quan trọng khác. Trong đó, lĩnh vực nghề nghiệp có câu tục ngữ nổi tiếng: “Một nghề cho chín còn hơn chính nghề”. Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? Khuyên răn chúng ta điều gì?

(1) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề nghĩa là gì?

Câu "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là một thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt, có nghĩa là việc tập trung vào một kỹ năng hoặc nghề nghiệp cụ thể và trở nên giỏi trong lĩnh vực đó sẽ tốt hơn là cố gắng làm nhiều việc khác nhau mà không thực sự xuất sắc ở bất kỳ việc nào.

Câu thành ngữ này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyên môn hóa và sự chăm chỉ để đạt được thành công trong một lĩnh vực cụ thể. Đây là một lời khuyên về việc phát triển sự nghiệp và kỹ năng cá nhân.

(2) Có được ký hợp đồng lao động cùng lúc với hai công ty?

Mặc dù quan niệm của người xưa là "một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Tuy nhiên, vì một số vấn đề trong cuộc sống mà hiện nay nhiều người lao động vẫn lựa chọn làm nhiều công việc cùng một lúc. Vậy người lao động có được ký hợp đồng lao động cùng lúc với hai công ty không?

Căn cứ Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:

- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

- Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, pháp luật cho phép người lao động có thể ký hợp đồng lao động với hai công ty cùng lúc nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

(3) Người lao động cùng lúc làm việc tại hai công ty thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

...

Dẫn chiếu đến điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng gồm:

- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Như vậy, đối với trường hợp người lao động đi làm tại nhiều công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn từ 01 tháng trở lên, hợp đồng lao động theo mùa vụ thì người lao động chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Kết luận: Câu "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" có nghĩa là việc tập trung vào một kỹ năng hoặc nghề nghiệp cụ thể và trở nên giỏi trong lĩnh vực đó sẽ tốt hơn là cố gắng làm nhiều việc khác nhau mà không thực sự xuất sắc ở bất kỳ việc nào. Và hiện nay, pháp luật cho phép người lao động có thể ký hợp đồng lao động với hai công ty cùng lúc nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

  •  1226
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…