DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khái quát và ý nghĩa của thời hiệu trong thừa kế theo quy định pháp luật

Avatar

 

Đối với thuật ngữ thừa kế thì chắc hẳn không xa lạ với sinh viên luật, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ về quy định này và ý nghĩa của thời hiệu trong thừa kế. Qua bài viết cùng tìm hiểu thêm về quy định này.

thoi-hieu-trong-thua-ke

1. Thời hiệu thừa kế

Thuật ngữ “thời hiệu thừa kế” không được định nghĩa một cách rõ ràng, cụ thể nhưng với quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì chúng ta có thể ngầm hiểu rằng thời hiệu thừa kế là thời hạn mà các chủ thể có quyền yêu cầu chia sản, xác lập quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác và cũng là khoảng thời gian hợp pháp để yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. So với Bộ Luật Dân sự 2005 thì Bộ luật Dân sự 2015 có quy định chi tiết hơn và có sự khác biệt rõ rệt. Thời hiệu thừa kế được quy định chi tiết tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 gồm 3 loại thừa kế, đó là:

+ Thời hiệu yêu cầu chia di sản;

+ Thời hiệu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;

+ Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Bản chất của thừa kế dưới góc độ pháp lý là sự quy định và đảm bảo thực hiện quá trình dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống. Cả quá trình này có thể dài hoặc ngắn về mặt thời gian chủ yếu phụ thuộc vào chính những người thừa kế, tuy nhiên khi có sự tác động và điều chỉnh của pháp luật thì quá trình dịch chuyển này sẽ ít xảy ra tranh chấp và những rủi ro không đáng có. Để có thể khai thác được hết lợi ích của tài sản trong quá trình dịch chuyển mà vẫn đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên, Bộ luật Dân sự 2015 đã có những quy định mới về thời hiệu thừa kế mang tính đột phá tạo điều kiện tốt nhất cho những người thừa kế, người liên quan đến di sản thừa kế quyền được hưởng lợi ích từ việc khai thác, sử dụng di sản.

2. Ý nghĩa của thời hiệu thừa kế

Thời hiệu thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự về thừa kế. Nếu không quy định thời hiệu, khi có tranh chấp xảy ra sẽ có nhiều hệ lụy kéo theo không chỉ về quyền thừa kế mà còn liên quan đến quyền tài sản, quyền nhân thân gây xáo trộn pháp lý về quan hệ tranh chấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống trong xã hội. Không chỉ vậy, trong công tác xét xử và giải quyết các vụ tranh chấp của Tòa án nếu không có quy định về thời hiệu sẽ làm việc giải quyết trở nên phức tạp và rắc rối hơn, gây trở ngại trong việc thu thập chứng cứ để đưa ra phán quyết chính xác, công tâm. Để xác định sự thật khách quan cần có một khoảng thời gian hợp lý mà các quan hệ tài sản chưa bị biến đổi về lượng và chất nhằm phù hợp với trật tự xã hội, công bằng trong tranh chấp. Một quan hệ dân sự đã tồn tại liên tục và phát huy tác dụng xã hội tích cực trong một thời gian dài, thì phải được coi là quan hệ hợp pháp, ngay cả trong trường hợp nó đã được xác lập trái pháp luật.

 Ngược lại, một quan hệ hợp pháp nhưng đã không còn sức sống và mất tác dụng xã hội trong một khoảng thời gian dài, thì phải xem như đã chấm dứt, ngay cả trong trường hợp quan hệ vẫn tồn tại về mặt lý thuyết. Tóm lại, thời hiệu thừa kế cũng mang ý nghĩa như một tiêu chí để xác lập quan hệ đối với sở hữu tài sản. Giả thiết, một người có quyền thừa kế mà người thừa kế khác không biết thì phải yêu cầu toà án chính thức thừa nhận tư cách thừa kế của mình để có thể cùng hưởng di sản với người thừa kế khác; hết hạn mười năm mà không chịu làm việc đó, thì mất luôn tư cách thừa kế. Thời hiệu thừa kế cũng góp phần giúp cho hệ thống pháp luật khoa học hơn.

Khi áp dụng pháp luật có hướng giải quyết hợp lý, thống nhất hơn trong các tranh chấp về thừa kế. Nếu không có quy định về thời hiệu thừa kế thì chắc chắn việc giải quyết tranh chấp vô cùng khó khăn.

 

  •  466
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…