DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dẫn độ về Việt Nam trong trường hợp phối hợp điều ước quốc tế

Ngày 17/8/2022 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế vừa ban hành Công văn 159/TANDTC-HTQT về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch kèm theo giữa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng. 
 
dan-do-ve-viet-nam
 
Tại dự thảo Thông tư liên tịch quy định quan hệ phối hợp trong dẫn độ khi áp dụng điều ước quốc tế. Cụ thể, dự thảo lần này nêu ra trình tự, thủ tục dẫn độ công dân phạm tội hình sự tại nước ngoài về Việt Nam được thực hiện như sau:
 
Lập hồ sơ yêu cầu độ
 
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có công dân phạm tội tại nước ngoài, để thực hiện việc dẫn độ công dân về Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải thực hiện việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ.
 
Nội dung trong hồ sơ cơ quan Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ một người về Việt Nam. Việc lập hồ sơ dẫn độ phải tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu là thành viên, pháp luật nước được yêu cầu dẫn độ, Điều 36, Điều 37 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, quy định pháp luật có liên quan. 
 
Sau khi đáp ứng các thủ tục về lập hồ sơ, gửi cho Bộ Công an để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ cuối cùng là chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiếp nhận.
 
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Công an hướng dẫn việc lập hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công an có văn bản trả lời cơ quan tiến hành tố tụng có thấm quyên.
 
Bộ Công an tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và chuyển hồ sơ 
 
(1) Về thời gian tiếp nhận kiểm định hồ sơ
 
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ, Bộ Công an vào sồ hồ sơ dẫn độ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch về căn cứ xem xét, áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
 
(2) Trường hợp hồ sơ hợp lệ
 
Bộ Công an có Công hàm kèm theo hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên; đồng thời gửi bản sao Công hàm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự. 
 
Theo quy định trên việc gửi hồ sơ sẽ đến hai nơi thứ nhất là gửi đến cơ quan có thẩm quyền tại nước sở tại, thứ hai là gửi bản sao cho cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam. Việc gửi đến hai nơi trên nhằm mang tính đồng bộ và thực hiện cùng lúc.
 
(3) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ
 
Bộ Công an có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bổ sung thông tin hoặc trả lại hồ sơ, nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. 
 
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Bộ Công an để tiến hành các thủ tục tiếp theo.
 
Cần tuân thủ điều ước quốc tế về việc bắt người trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức
 
Đây là nội dung cực kỳ quan trong trong việc bắt người đang bị truy nã hay bị yêu cầu dẫn độ. Trước khi gửi yêu cầu dẫn độ chính thức Bộ Công an có thể hướng dẫn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ áp dụng quy định của điều ước quốc tế về việc bắt người bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam. 
 
Thời hạn áp dụng biện pháp bắt người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên. Điều này được thực hiện theo quy định Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, qua đó bảo vệ công dân Việt Nam theo quy định hợp pháp mà nước ta đã chấp thuận.
 
Trình tự, thủ tục yêu cầu bắt người đang bị truy nã và là người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước được yêu câu dân độ là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước được yêu cầu.
 
Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo công nhân Việt Nam sẽ được bảo vệ và không thiệt thòi khi nước bắt giữ là thành viên có ký kết Điều ước quốc tế chung với Việt Nam.
 
Xử lý trường hợp nước được yêu cầu đề nghị cam kết đặc biệt
 
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu đề nghị Việt Nam thực hiện cam kết chưa có quy định hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam được thực hiện như sau:
 
Bộ Công an có văn bản lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan về đề nghị của nước được yêu cầu dẫn độ trước khi báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định. Nội dung này cần có sự ý kiến của toàn bộ cơ quan thuộc liên tịch để đưa ra quyết định cuối cùng.
 
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TANDTC và VKSNDTC có văn bản trả lời Bộ Công an đề tổng hợp, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
 
Đôn đốc xử lý yêu cầu dẫn độ của nước được yêu cầu
 
Sau khi yêu cầu dẫn độ chuyển đến cơ quan Trung ương về dẫn độ của nước được yêu cầu. Để đẩy nhanh tiến độ xử lý của cơ quan nước ngoài Bộ Công an chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu thu thập thông tin, theo dõi tình hình xem xét, giải quyết yêu cầu dẫn độ, tình hình của người bị yêu cầu dẫn độ; đôn đốc, thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu dẫn độ xử lý, giải quyết hồ sơ yêu cầu dẫn độ của Việt Nam.
 
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước được yêu cầu cử đại diện tham dự phiên xem xét yêu câu dân độ và cung cấp thông tin về kết quả phiên xem xét yêu câu dân độ đên Bộ Công an. 
 
Việc đôn đốc, xử lý của Bộ Công an đóng vai trò quan trọng trong công tác dẫn độ được diễn ra nhanh chóng nhất có thể.
 
Tổ chức tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam
 
Sau khi cơ quan nước ngoài bàn nhận đơn đề nghị và có thông báo chính thức về việc đồng ý dẫn độ của nước được yêu cầu, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước được yêu cầu tổ chức tiếp nhận người bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam.
 
Cung cấp thông tin về kết quả xử lý đối với người bị dẫn độ
 
Sau khi tiếp nhận người bị dẫn độ về Việt Nam, theo đề nghị của nước được yêu cầu, Bộ Công an phối hợp với cơ quan lập yêu cầu dẫn độ (tức là cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam) và các cơ quan có liên quan. Cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ. 
 
Việc cung cấp thông tin về kết quả truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ được gửi cùng kênh với gửi yêu cầu dẫn độ.
 
Dự thảo Thông tư liên tịch lần 2 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động tố tụng tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án ra nước ngoài trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có người bị hại, đương sự là công dân quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài.
 
Bên cạnh đó, quy định công tác giải quyết của Tòa án đối với yêu cầu dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Hiện đang được lấy ý kiến từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan để hoàn thiện dự thảo.
  •  664
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…