DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đặc trưng của hợp đồng trao đổi tài sản

Giao dịch dân sự về trao đổi tài sản nếu so sánh với giao dịch về mua bán tài sản, nhận thấy:

- Giao dịch về mua bán tài sản có bên bán, bên mua là hai chủ thể của hợp đồng. Các bên thỏa thuận về việc mua và bán tài sản. Bên bán có quyền nhận tiền qua sự thống nhất về giá trị của tài sản; đồng thời có nghĩa vụ giao tài sản bán cho bên mua theo thỏa thuận về thời gian, phương thức thực hiện. Bên mua được quyền nhận tài sản mua và có nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản mua bán cho bên bán.

- Trong giao dịch trao đổi tài sản, mỗi bên đều có quyền nhận tài sản do bên kia giao và có nghĩa vụ giao tài sản của mình cho bên kia. Do đó, mỗi bên đều được coi là bên bán và bên mua đối với tài sản.

Khoản 4 Điều 455 Bộ luật Dân sự quy định: “Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.”

Từ quy định trên, nhiệm vụ của người soạn thảo hợp đồng là phải soạn thảo hợp đồng sao cho thể hiện trong nội dung các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên được đúng với tư cách của họ trong hợp đồng.

                             

Cần lưu ý đối với hợp đồng trao đổi tài sản, đó là vấn đề thanh toán phần chênh lệch về giá trị của tài sản (nếu có):

Trong thực tế, các giao dịch trao đổi tài sản là nhà và quyền sử dụng đất được các bên xem xét và bàn kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan về vị trí, kích thước, kết cấu, hình thức, sự thuận tiện khi sử dụng và cuối cùng đi đến thỏa thuận về giá trị của tài sản.

Một số trường hợp các bên xác định sự thuận tiện hoặc mặt hạn chế của từng tài sản và đi đến thống nhất là trao đổi ngang giá trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai bên xác định có sự chênh lệch về giá trị tài sản, có tài sản được đánh giá cao hơn thì họ đi tới thỏa thuận sẽ thanh toán cho nhau phần giá trị dôi ra đó. Tất cả quá trình dẫn đến sự thỏa thuận đó là do các bên thực hiện, công chứng viên không có vai trò, trách nhiệm là người định giá tài sản.

Điều 456 Bộ luật Dân sự quy định: “Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, trong nội dung của hợp đồng trao đổi tài sản, nếu có phần chênh lệch về giá trị tài sản thì phải được thể hiện rõ về số lượng của giá trị, phương thức thanh toán giữa các bên. Thường thì, việc thanh toán phần chênh lệch được các bên giải quyết trước khi công chứng hợp đồng trao đổi tài sản; gặp trường hợp như vậy, trong hợp đồng ghi rõ việc các bên đã thực hiện theo sự cung cấp thông tin của họ.

Về nguyên tắc xác định trách nhiệm của việc thanh toán do các bên thực hiện và tự chịu trách nhiệm với nhau và trách nhiệm trước pháp luật.

  •  9988
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…