DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công ty đại chúng có được cho cá nhân vay tiền?

Công ty đại chúng là công ty cổ phần có quy mô và độ phổ biến lớn từ việc huy động vốn từ đại đa số công chúng thông qua việc phát hành chứng khoán. Đặc điểm của loại hình công ty đại chúng là các cổ đông không phải là cổ đông sáng lập có quyền đặt ra các yêu cầu quản trị công ty. Trong trường hợp cá nhân muốn vay tiền từ công ty thì, công ty đại chúng có được đặt ra điều lệ này hay không?
 
cong-ty-dai-chung-co-duoc-cho-ca-nhan-vay-tien
 
Công ty đại chúng là gì?
 
Có thể hiểu là công ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán.
 
Để củng cố định nghĩa trên căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 quy định công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
 
(1) Là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
 
(2) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán 2019.
 
Các công ty này phần lớn cổ đông là các nhà đầu tư bên ngoài và có quyền tham gia về việc điều chỉnh một số quy định của công ty.
 
Công ty cổ phần quy định tại mục (1) phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Chứng khoán 2019 cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định mục (1).
 
2. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
 
Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 34 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
 
Công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, các thông tin ở đây bao gồm các thông tin cơ bản như giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ doanh nghiệp, người đại diện pháp luật,...
 
Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định Luật Chứng khoán 2019.
 
Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định về đăng ký chứng khoán.  
 
Công ty đại chúng tại mục (1) phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. 
 
Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.
 
Công ty đại chúng mục (2) phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
 
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định như trên, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
3. Trách nhiệm của công ty đại chúng
 
Công ty đại chúng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa thành viên can thiệp vào hoạt động của công ty, gây tổn hại cho lợi ích của công ty; tuân thủ các quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
 
Cụ thể, 03 trường hợp được quy định tại Điều 293 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này thực hiện như sau:
 
Thứ nhất, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là cá nhân và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ trường hợp công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
 
Thứ hai, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó là cá nhân, trừ các trường hợp sau đây:
 
- Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
 
- Cổ đông là công ty con trong trường hợp công ty con là công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ và đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần của công ty đại chúng trước ngày 01/7/2015.
 
Thứ ba, công ty đại chúng không được cung cấp khoản vay hoặc bảo lãnh cho người có liên quan của cổ đông là tổ chức, trừ các trường hợp sau đây:
 
- Công ty đại chúng là tổ chức tín dụng.
 
- Công ty đại chúng và tổ chức là người có liên quan của cổ đông là các công ty trong cùng tập đoàn hoặc các công ty hoạt động theo nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và giao dịch này phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ công ty.
 
- Trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
Như vậy, công ty đại chúng không được quyền cho phép cá nhân vay, mượn tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty. Mặc dù công ty đại chúng được thành lập dựa trên cổ phần của đại đa số các thành viên không phải là cổ đông thành lập. Qua đó, đảm bảo nguyên tắc trên thì loại hình công ty này mới có thể duy trì hoạt động mà không bị nợ xấu.
  •  601
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…