DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công chứng, chứng thực: những điều có thể bạn chưa biết

 

Công chứng, chứng thực là một trong những hoạt động thường xuyên giữa người dân và cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức khác như Văn phòng công chứng, Phòng công chứng…Là hoạt động thường xuyên, nhưng lại ít người hiểu hết vấn đề này.

Vì vậy, Dân Luật sẽ giải đáp một số vướng mắc thường gặp liên quan đến hoạt động công chứng, chứng thực. Sau đó, nếu bạn có thắc mắc nào ngoài những vướng mắc đã được giải đáp thì có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này để được giải bày nhé!

1. Hiểu và phân biệt được công chứng, chứng thực

Trước tiên, bạn cần phải hiểu thế nào là công chứng, thế nào là chứng thực và phân biệt công chứng, chứng thực.

2. Các văn bản quy định về công chứng, chứng thực

Luật

Nghị định

Thông tư và văn bản khác

- Luật công chứng 2014

- Luật kinh doanh bất động sản 2014

- Bộ luật dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Luật tố tụng hành chính 2015

- Luật nhà ở 2014

- Luật đất đai 2013

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015

 

 

- Nghị định 29/2015/NĐ-CP

- Nghị định 23/2015/NĐ-CP

- Nghị định 170/2013/NĐ-CP

- Nghị định 67/2015/NĐ-CP

- Nghị định 110/2013/NĐ-CP

 

- Thông tư 04/2015/TT-BTP

- Thông tư 06/2015/TT-BTP

- Thông tư 20/2015/TT-BTP

- Thông tư 226/2016/TT-BTC

- Thông tư 29/2015/TT-NHNN

- Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014

- Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT

VỀ CHỨNG THỰC:

1. Chứng thực các loại giấy tờ như bằng TOEIC, bằng Đại học (dạng song ngữ)…ở đâu?

Đối với các loại giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận thì chứng thực ở Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Muốn biết rõ giấy tờ bạn cần chứng thực phải thực hiện ở đâu: UBND xã, phường hoặc là Phòng Tư pháp quận, huyện thì bạn cứ xem Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

2. Thời hạn giải quyết chứng thực bao lâu?

Phải được đảm bảo giải quyết trong ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo. Đối với hợp đồng, giao dịch thì không quá 02 ngày làm việc.

3. Phí chứng thực là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào yêu cầu chứng thực của bạn mà phí chứng thực khác nhau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

1

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản

3

Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:

 

a

Chứng thực hợp đồng, giao dịch

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

b

Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

c

Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

4. Thời hạn sử dụng của bản sao y là bao lâu?

Bạn có thể xem chi tiết tại đây.

5. Giá trị pháp lý của bản sao như thế nào?

Xem chi tiết tại đây.

VỀ CÔNG CHỨNG

1. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

- Có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

2. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải công chứng khi nào?

Các loại hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản còn lại không bắt buộc công chứng, chứng thực, và việc công chứng, chứng thực do các bên thỏa thuận.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có công chứng, chứng thực là thời điểm công chứng, chứng thực.

3. Hướng dẫn công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn

Hồ sơ để công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ:

- Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng đã ký lần đầu với bên cho thuê mua và văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó đối với trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi (bản chính);

- CMND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu nếu bên nhận chuyển nhượng là cá nhân; trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu);

- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

4. Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Xem chi tiết tại đây.

5. Những loại hợp đồng về nhà ở không bắt buộc phải công chứng

- Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

- Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

- Góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức

- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

6. Giao dịch bắt buộc phải công chứng nhưng không thực hiện vẫn có giá trị pháp lý?

Thật vậy, từ ngày 01/01/2017, khi mà Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực đã cho phép điều này. Đó là trường hợp khi 01 bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

 

  •  129398
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…