DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được phép bán bộ kit test Covid-19 không?

Có được phép bán bộ kit test Covid-19 không - Ảnh minh họa

Có được phép bán bộ kit test Covid-19 không - Ảnh minh họa

Trên mạng xã hội xuất hiện các bộ kit test được bán công khai với mức giá từ 400.000 - 1.000.000 đồng, được quảng cáo là dễ sử dụng và cho kết quả chính xác đến 99%. Tuy nhiên hiện nay, sản phẩm bộ kit xét nghiệm Covid-19 chưa được cấp phép kinh doanh tự do trên thị trường.

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 hiện nay có 2 loại: Do nước ngoài sản xuất và “của nhà tự trồng” tức là sản xuất trong nước.

Về bộ kit do nước ngoài sản xuất, theo thông tin tại cổng thông tin điện tử của Bộ y tế, các bộ kit test tại chính các quốc gia sản xuất bộ kit này chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, chưa được cấp phép sử dụng rộng rãi nên giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (Certificate of Free Sale) không có tác dụng trong trường hợp này. Bộ kit test nhanh Covid-19 là thiết bị y tế, chịu sự quản lý của Bộ y tế, có nghĩa là phải được Bộ y tế cấp phép mới được lưu hành.

Còn đối với các bộ kit test Covid-19 sản xuất trong nước thì các công ty sản xuất bộ kit test này phải tiến hành kiểm định chất lượng sản phẩm tại các đơn vị do Bộ y tế chỉ định theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP trước khi được phép lưu hành trên thị trường. Nhưng thực tế chỉ một vài doanh nghiệp tại Việt Nam tự sản xuất được bộ kit này và chỉ cung cấp cho các cơ sở y tế nhà nước, chưa có doanh nghiệp nào dám mở bán tự do trên thị trường.

 Vậy các hành vi đó sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật?

Hiện nay, chế tài xử lý phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị y tế được quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

+ Đối với các hành vi vi phạm về mua bán trang thiết bị y tế thì chủ thể vi phạm là cá nhân có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng khi không đáp ứng được một trong các quy định tại Điều 75 Nghị định này. Còn đối với chủ thể là tổ chức có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng.

+ Đối với các hành vi vi phạm về nhập khẩu trang thiết bị y tế thì chủ thể vi phạm là cá nhân có thể bị xử phạt từ 30 - 40 triệu đồng theo Điều 76 Nghị định này. Còn chủ thể vi phạm là tổ chức có thể bị phạt đến 80 triệu đồng, ngoài ra còn bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy nếu không đưa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam được.

Trong trường hợp các cá nhân tổ chức bán sản phẩm bộ kit test Covid-19 mà có dấu hiệu hàng giả hoặc đưa ra các quảng cáo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh quy định tại Điều 192 và 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người dùng chỉ nên mua kit test tại những website có đăng ký nếu mua hàng online như các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành. Nếu mua hàng qua các trang mạng xã hội, người dùng cần tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng. Các đơn vị bán là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành.

Tuyệt đối không nên mua ở những fanpage trên Facebook không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì người bán cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể...

 

  •  385
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…