DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

3 trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị

Cấp dưỡng cho con nuôi

Cấp dưỡng cho con nuôi - Ảnh minh họa

Dù nghĩa vụ cấp dưỡng là bắt buộc giữa cha, mẹ đối với con cái chưa tới tuổi thành niên sau khi ly hôn, tuy nhiên đối với con nuôi, nghĩ vụ này có khác gì hay không và sẽ chấm dứt khi nào?

Quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi 

Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

"1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

Điều này có nghĩa quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng tương tự như của con ruột và cha mẹ nuôi, tuy nhiên quan hệ nhận nuôi con nuôi phải phù hợp với quy định của pháp luật, theo đó:

Điều 8 và 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định những yếu tố cần thiết để quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật công nhận:

- Con nuôi phải là người dưới 18 tuổi, nếu trong khoảng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì chỉ được  cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

- Cha, mẹ nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe và đạo đức

Vì vậy, trước hết để con nuôi có thể được cấp dưỡng thì con nuôi phải là con nuôi hợp pháp, nếu con nuôi đó không phải là con nuôi hợp pháp thì cha mẹ sau khi ly dị cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trường hợp không cấp dưỡng cho con nuôi hợp pháp sau ly hôn 

Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ đối với con ruột hoặc con nuôi hợp pháp (vì con nuôi hợp pháp có địa vị pháp lý tương tự như con ruột). Vì vậy, có hai căn cứ để cha, mẹ không bắt buộc phải cấp dưỡng cho con nuôi nữa, bao gồm:

(1) Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng (theo quy định tại Điều 188 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

(2) Chấm dứt việc nuôi con nuôi (theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010)

Trường hợp (1) sẽ bao gồm các căn cứ:

1. Con nuôi đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Con được người khác nhận làm con nuôi;

3. Bố, mẹ nuôi trực tiếp là người nuôi dưỡng (không còn là người cấp dưỡng)

4. Bố, mẹ nuôi hoặc con nuôi chết

5.Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trường hợp (2) sẽ bao gồm các căn cứ:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi

4. Vi phạm các Điều cấm khi nuôi con nuôi (quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi)

Như vậy, có 3 trường hợp con nuôi sẽ không được cha mẹ nuôi cấp dưỡng sau khi cha mẹ nuôi ly dị.

  •  1660
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…