DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

04 hình thức giảm biên chế của cán bộ, công chức

Hiện nay, giảm biên chế được nhà nước đẩy mạnh thực hiện nhanh chóng và tinh gọn các cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó, góp phần hoàn thiện việc sáp nhập hành chính được quản lý chặt chẽ hơn.
 
giam-bien-che
 
Trong quá trình giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bằng nhiều hình thức, thông thường là bằng các chính sách khuyến khích. Vậy có bao nhiêu hình thức giảm biên chế của cán bộ, công chức và chính sách về lương khi giảm biên chế được thực hiện ra sao? 
 
Biên chế và giảm biên chế là gì?
 
(1) Biên chế được hiểu như thế nào?
 
Thông thường thuật ngữ biên chế được sử dụng tại các cơ quan trực thuộc nhà nước và nhắc đến trong các văn bản về cán bộ, công chức.  
 
Để cụ thể hóa thuật ngữ này thì theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP giải thích “Biên chế” được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
 
Qua quy định trên có thể hiểu đơn giản biên chế là số lượng lao động được tuyển chọn thông qua nhiều hình thức khác nhau sau đó trở thành cán bộ, công chức theo quy định pháp luật, được hưởng chế độ và làm việc trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.
 
(2) Giảm biên chế là gì?
 
Bên cạnh việc quy định về biên chế thì để tăng chất lượng nhân sự và trẻ hóa cán bộ, công chức phù hợp với công việc hơn thì pháp luật cũng có quy định về việc tinh giản biên chế hay thường được gọi là giảm biên chế.
 
Theo đó, tinh giản biên chế được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP giải thích như sau: Tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
 
Như vậy, việc tinh giản biên chế là việc giảm số lượng cán bộ, công chức nhằm đảm bảo số lượng phù hợp với công việc hơn. Việc tăng biên chế hay giảm biên chế thường được thực hiện theo thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu nhân lực.
 
Nguyên tắc thực hiện giảm biên chế
 
Việc thực hiện tinh giản biên chế phải được thực hiện theo các nguyên tắc được pháp luật quy định. Theo đó, giảm biên chế phải tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP việc đáp ứng các nguyên tắc này. Qua đó giúp người được tinh giản biên chế hài lòng và chấp thuận các chính sách về tinh giản biên chế.  
 
Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế. 
 
Thứ hai, phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 
Thứ ba, phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
 
Thứ tư, phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
 
Thứ năm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
 
Ngoài ra, về quản lý và sử dụng số biên chế đã thực hiện tinh giản, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật.
 
Chính sách giảm biên chế 
 
Hiện nay, việc tinh giản biên chế được thực hiện được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, người được tinh giản biên chế sẽ được hưởng chế độ về lương từ ngân sách nhà nước dành cho cán bộ, công chức. Theo quy định thông thường bao gồm 04 hình thức tinh giản biên chế được thực hiện như sau:
 
(1) Nghỉ hưu trước tuổi
 
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP) quy định cán bộ, công chức khi tinh giản biên chế theo chế độ nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng các chính sách về BHXH và theo các chế độ nghỉ hưu khác như sau:
 
- Hưởng các chính sách về BHXH khi cán bộ, công chức đó có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 
- Hưởng các chế độ về hưu trí khác: 
 
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
 
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
 
+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.
 
(2) Chuyển sang làm việc khác
 
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thì người này được xem như là tinh giản biên chế và vẫn được hưởng các chế độ theo quy định và được trợ cấp như sau:.
 
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.
 
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
 
(3) Chính sách thôi việc
 
Bên cạnh việc việc tinh giản biên giới bằng việc về hưu theo đúng chế độ thì người không đủ số tuổi về hưu và chưa được hưởng các quy định tinh giản biên chế của chế độ đó thì thực  hiện theo chế độ thôi việc tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
 
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
 
- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
 
(4) Bổ nhiệm, bầu cử lãnh đạo vào chức vụ khác
 
Đối với cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
 
trên đây là toàn bộ 04 hình thức tinh giản biên chế, qua đó tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc và chức vụ của cán bộ, công chức thì việc tinh giản biên giới được thực hiện với các chính sách tiền lương khác nhau.
  •  808
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…