Quy định về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
14/04/2021 07:43 AM

Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty được quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP.

Quy định về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty

Quy định về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty (Ảnh minh họa)

Tại khoản 2, 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

...

2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.

Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:

- Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.

- Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

- Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.

Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP.

Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.

Tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 34. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

...4. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng thêm tỷ lệ sở hữu chéo so với thời điểm trước ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 42,315

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn