Doanh nghiệp không được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
27/05/2023 17:04 PM

Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ hay không? - Minh Nhật (TPHCM)

Doanh nghiệp không được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ

Điều 17 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) gồm:

- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ.

- Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ.

- Buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Căn cứ quy định nêu trên thì có thể thấy pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động buộc NLĐ thực hiện hợp đồng để trả nợ cho người sử dụng lao động. Đồng nghĩa, doanh nghiệp không được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ.

Doanh nghiệp không được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ

Doanh nghiệp không được ép NLĐ làm việc cho mình để trả nợ (Hình từ internet)

Doanh nghiệp và NLĐ phải cung cấp thông tin gì khi giao kết HĐLĐ?

Căn cứ quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2019 thì doanh nghiệp và NLĐ cần cung cấp các thông tin tương ứng sau đây khi giao kết HĐLĐ:

- Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho NLĐ về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà NLĐ yêu cầu.

- NLĐ phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Ai có thẩm quyền giao kết HĐLĐ?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động 2019 thì thẩm quyền giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ và doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

- Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

+ Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

- Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,454

Bài viết về

Hợp đồng lao động

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn