Bảng lương Viên chức đăng kiểm năm 2023

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
04/01/2023 16:25 PM

Cho tôi hỏi bảng lương Viên chức đăng kiểm năm 2023 như thế nào? – Hoàng Anh (Thái Bình)

Bảng lương viên chức đăng kiểm năm 2023

Bảng lương viên chức đăng kiểm năm 2023

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Bảng lương viên chức đăng kiểm năm 2023

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

- Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Mức lương cơ sở từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15)

Như vậy, bảng lương viên chức đăng kiểm năm 2023 như sau:

- Bảng lương Viên chức đăng kiểm hạng I:

- Bảng lương Viên chức đăng kiểm hạng II:

- Bảng lương Viên chức đăng kiểm hạng III:

- Bảng lương Viên chức đăng kiểm hạng IV:

2. Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm

Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm được quy định tại Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

* Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm hạng I:

- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm;

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;

- Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm;

- Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm;

- Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

* Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm hạng II:

- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm;

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm;

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; chủ trì hoặc tham gia tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

* Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm hạng III:

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn về đăng kiểm;

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm cho đối tượng cụ thể, đúng chuyên ngành, phạm vi được phân công;

- Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm; đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thực nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đăng kiểm;

- Phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng kiểm định;

- Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm khi được phân công;

- Tham gia điều tra tai nạn, giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn giao thông và tai nạn khác khi được phân công;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

* Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm hạng IV:

- Tiếp nhận yêu cầu công việc đăng kiểm; cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của pháp luật; ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm; thống kê, báo cáo; tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm;

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Đánh giá quá trình thực hiện công việc được giao, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc được giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Thông tư 45/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,680

Bài viết về

Tiền lương cán bộ, công chức, viên chức 2023

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn