Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm mới nhất 2023

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
31/12/2022 15:01 PM

Xin cho tôi hỏi mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm trong năm 2023 là bao nhiêu? - Thế Cường (Tây Ninh)

Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm mới nhất 2023

Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm mới nhất 2023

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Ai là người nộp phí trong công tác an toàn thực phẩm?

Theo Điều 2 Thông tư 67/2021/TT-BTC, người nộp phí trong công tác an toàn thực phẩm bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;

+ Thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu; thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế.

- Tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan, tổ chức được chỉ định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kiểm nghiệm khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy và kiểm tra nhà nước về thực phẩm.

2. Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm mới nhất

Mức thu phí trong công tác an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 67/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

Số TT

Dịch vụ thu phí

Mức thu

I

Thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

1.500.000 đồng/lần/sản phẩm

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định

500.000 đồng/lần/sản phẩm

3

Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):

 

- Đối với kiểm tra thông thường

300.000 đồng/lô hàng

- Đối với kiểm tra chặt

1.000.000 đồng/lô hàng + số mặt hàng x 100.000 đồng (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng

II

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)

1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận

III

Thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm

 

1

Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

a

Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm

1.000.000 đồng/lần/cơ sở

b

Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

 
 

- Phục vụ dưới 200 suất ăn

700.000 đồng/lần/cơ sở

 

- Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên

1.000.000 đồng/lần/cơ sở

c

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe)

 
 

Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

500.000 đồng/lần/cơ sở

 

Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2.500.000 đồng/lần/cơ sở

d

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)

22.500.000 đồng/lần/cơ sở

2

Thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:

 

a

Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng

28.500.000 đồng/lần/đơn vị

b

Đánh giá lại

20.500.000 đồng/lần/đơn vị

IV

Thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuốc lĩnh vực y tế

1.100.000 đồng/lần/sản phẩm

3. Các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

Cụ thể tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010, các nguyên tắc trong quản lý an toàn thực phẩm bao gồm:

- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,461

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn