Mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
10/12/2022 18:27 PM

Tôi muốn biết mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả được quy định thế nào? - Vân Lê (Tây Ninh)

Mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối tượng nộp phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Theo Điều 2 Thông tư 211/216/TT-BTC, tổ chức, đối tượng nộp phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả là tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến tác giả phải nộp phí theo quy định tại Thông tư 211/216/TT-BTC.

2. Mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 211/216/TT-BTC, mức thu phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả được thể hiện theo bảng dưới đây:

STT

Loại hình tác phẩm

Mức thu

(đồng/Giấy chứng nhận)

I

Đăng ký quyền tác giả

1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

a) Tác phẩm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600.000

II

Đăng ký quyền liên quan đến tác giả

1

Cuộc biểu diễn được định hình trên:

 

a) Bản ghi âm;

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

300.000

500.000

2

Bản ghi âm

200.000

3

Bản ghi hình

300.000

4

Chương trình phát sóng

500.000

* Lưu ý: 

- Mức thu trên áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả lần đầu.

Trường hợp xin cấp lại thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.

- Cơ quan thu không phải hoàn trả phí đối với những giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả bị thu hồi, hủy bỏ hiệu lực.

3. Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

3.1. Thế nào là quyền tác giả?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

* Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

* Quyền tài sản

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

(Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

 3.2. Thế nào là quyền liên quan đến quyền tác giả?

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,710

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn