Giáng sinh người theo đạo có được nghỉ lễ không?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
08/12/2022 18:30 PM

Xin hỏi là đối với người theo đạo thì vào ngày giáng sinh có được nghỉ lễ không? - Thái Anh (TP.HCM)

Giáng sinh người theo đạo có được nghỉ lễ không?

Giáng sinh người theo đạo có được nghỉ lễ không?

Giáng sinh người theo đạo có được nghỉ lễ không?

Theo Điều 2 Nghị định 028-TTg năm 1959 quy định về những ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép như sau:

Cán bộ, công nhân viên chức được nghỉ việc có lương những ngày lễ dưới đây:

- Nguyên đán âm lịch, nghỉ 2 ngày rưỡi: nửa ngày cuối năm, mồng một và mồng hai tết;

- Nguyên đán dương lịch, nghỉ 1 ngày: 1-1 dương lịch

- Ngày sinh Đức Phật Thích Ca, nghỉ 1 ngày: 8-4 âm lịch

- Ngày Quốc tế Lao động, nghỉ 1 ngày: 1-5 dương lịch

- Ngày Quốc khánh, nghỉ 1 ngày: 2-9 dương lịch

- Ngày Thiên chúa giáng sinh, nghỉ 1 ngày: 25-12 dương lịch

Nếu ngày lễ trùng ngày chủ nhật thì không có nghỉ bù.

Tại Nghị định 028-TTg năm 1959 có quy định đối với việc nghỉ lễ ngày giáng sinh.

Tuy nhiên, tại Nghị định 13-CP năm 1977 đã sửa đổi quy định về những ngày lễ được nghỉ có lương đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và công nhân, viên chức xí nghiệp tư doanh như sau:

- Nguyên đán dương lịch 1 ngày: ngày 01 tháng 01.

- Nguyên đán âm lịch 3 ngày: ngày cuối năm, mồng một và mồng hai Tết.

- Ngày Quốc tế lao động 1 ngày rưỡi: chiều 30 tháng 04 và ngày 01 tháng 05.

- Ngày Quốc khánh 2 ngày: ngày 02 tháng 09 và 03 tháng 09.

Nếu ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật thì không nghỉ bù.

Đối với những người là tín đồ các tôn giáo, trong ngày lễ chính thống của tôn giáo mình, nếu tham gia vào các cuộc hành lễ thì được xin phép nghỉ không quá 1 ngày.

Như vậy, tại Nghị định 13-CP năm 1977 sửa đổi Nghị định 028-TTg năm 1959 không còn quy định cụ thể đối với ngày nghỉ giáng sinh mà quy định tùy theo tôn giáo nếu tham gia vào cuộc hành lễ thì được xin phép nghỉ không quá 1 ngày.

Hiện hành, tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết được quy định như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, hiện hành theo Bộ luật Lao động 2019 ngày giáng sinh không được quy định là ngày nghỉ lễ, tết.

Người lao động có thể xin nghỉ không lương dịp lễ giáng sinh

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì:

Từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương vào dịp lễ giáng sinh.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,423

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn