Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán theo Luật Kế toán

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
13/09/2022 07:52 AM

Chứng từ kế toán là gì? Luật Kế toán quy định về chứng từ kế toán như thế nào? – Ngọc Thảo (Sóc Trăng)

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán theo Luật Kế toán

Chứng từ kế toán là gì? Quy định về chứng từ kế toán theo Luật Kế toán

1. Chứng từ kế toán là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Nội dung chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

(Điều 16 Luật kế toán 2015)

3. Biểu mẫu chứng từ kế toán

3.1. Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 200

TÊN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỐ HIỆU

I. Lao động tiền lương

 

Bảng chấm công

01a-LĐTL

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

Giấy đi đường

04-LĐTL

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

05-LĐTL

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

10-LĐTL

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

11-LĐTL

 

II. Hàng tồn kho

 

Phiếu nhập kho

01-VT

Phiếu xuất kho

02-VT

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

03-VT

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

04-VT

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

05-VT

Bảng kê mua hàng

06-VT

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

07-VT

 

III. Bán hàng

 

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

01-BH

Thẻ quầy hàng

02-BH

 

IV. Tiền tệ

 

Phiếu thu

01-TT

Phiếu chi

02-TT

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

Biên lai thu tiền

06-TT

Bảng kê vàng tiền tệ

07-TT

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

08b-TT

Bảng kê chi tiền

09-TT

 

V. Tài sản cố định

 

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

3.2. Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 133

TÊN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỐ HIỆU

I. Lao động tiền lương

 

Bảng chấm công

01a-LĐTL

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

Giấy đi đường

04-LĐTL

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

05-LĐTL

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

10-LĐTL

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

11-LĐTL

II. Hàng tồn kho

 

Phiếu nhập kho

01-VT

Phiếu xuất kho

02-VT

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

03-VT

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

04-VT

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

05-VT

Bảng kê mua hàng

06-VT

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

07-VT

III. Bán hàng

 

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

01-BH

Thẻ quầy hàng

02-BH

IV. Tiền tệ

 

Phiếu thu

01-TT

Phiếu chi

02-TT

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

Biên lai thu tiền

06-TT

Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

07-TT

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)

08b-TT

Bảng kê chi tiền

09-TT

V. Tài sản cố định

 

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

4. Điều kiện để chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán

- Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi:

+ Có các nội dung quy định tại mục (2);

+ Được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

- Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định.

Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.

- Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

(Điều 17 Luật kế toán 2015)

5. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

Việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán được quy định tại Điều 18 Luật Kế toán 2015 như sau:

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán.

Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.

Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung như mục (2).

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.

Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.

Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.

Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

- Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại mục (3), khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật kế toán 2015.

Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật kế toán 2015. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

6. Ký chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ.

Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai.

Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.

Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.

Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký.

Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện.

Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.

- Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

(Điều 19 Luật kế toán 2015)

7. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán được quy định tại Điều 21 Luật kế toán 2015 như sau:

- Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.

- Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.

- Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.

- Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 81,629

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn