Sử dụng điện, hóa chất để khai thác thủy sản bị xử lý thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/04/2022 09:12 AM

Việc dùng điện, hóa chất để đánh bắt thủy sản vẫn xảy ra phổ biến ở nước ta. Hành vi này không chỉ gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Sau đây là quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng điện, hóa chất để khai thác thủy sản.

Sử dụng điện, hóa chất để khai thác thủy sản bị xử lý thế nào?

Sử dụng điện, hóa chất để khai thác thủy sản bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

1. Nghiêm cấm hành vi sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản, trong đó tại khoản 7 có quy định:

“Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.”

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng chất nổ, điện để khai thác thủy sản

2.1. Xử phạt hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản

Tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

- Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

-  Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

2.2. Xử phạt hành vi sử dụng hóa chất để khai thác thủy sản

Tại Điều 29 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng, tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác

Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản

Đối với hành vi này, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Hành vi

Cá nhân

Pháp nhân

- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 - dưới 200.000.000 đồng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

+ Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

+ Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017);

+ Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phạt tiền từ 50.000.000 - 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

 

 

Phạt tiền từ 300.000.000 - 1.000.000.000 đồng

- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 - dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

Phạt tiền từ 300.000.000 - 1.000.000.000 đồng

Hoặc phạt tù từ 03 - 05 năm

Phạt tiền từ 1.000.000.000 - 3.000.000.000 đồng

- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

Phạt tù từ 05 - 10 năm

Phạt tiền từ 3.000.000.000 - 5.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt bổ sung, Biện pháp khắc phục hậu quả

Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 - 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 - 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

 

Xuân Thảo

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,604

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn