Nói nhiều, có bị coi là hành vi bạo lực gia đình?

30/05/2023 08:59 AM

Thỉnh thoảng tôi có đi nhậu với đồng nghiệp ở công ty, về nhà thì nằm ngủ nhưng vợ tôi cứ nói nhiều, chì chiết tôi; thậm chí, hôm sau cũng còn đay nghiến, trong khi tôi im lặng.

Vợ phân bì tôi với chồng nhà người ta, nói chồng người ta thì làm lương cao, còn tôi thì lương thấp mà cứ đi nhậu hoài, đúng là đồ ăn bám vợ… Nhưng thực tế mỗi tháng tôi đưa 80% thu nhập của mình cho vợ chăm lo gia đình (từ 13 đến 16 triệu đồng), chỉ giữ 20% để uống nước, đổ xăng…

Việc nói nhiều của vợ tôi như thế có bị coi là hành vi bạo lực gia đình hay không? – Anh Ngọc (Bình Định).

Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu (THƯ VIỆN PHÁP LUẬT) tư vấn như sau:

1. Nói nhiều, chì chiết là hành vi bạo lực gia đình

Theo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm là một trong những hành vi bạo lực gia đình.

Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu vợ anh nói nhiều, chì chiết anh đúng như những gì anh trình bày thì vợ anh đã có hành vi bạo lực gia đình với anh.

Mức hưởng chế độ thai sản năm 2023

nói nhiều

Nói nhiều, chì chiết là hành vi bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)

2. Cách để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình

Trong trường hợp này anh nên trình bày sự việc với cha, mẹ hai bên và nhờ họ tiến hành hòa giải, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.

Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Nếu việc hòa giải nêu trên không đạt được thì anh có thể nhờ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp (như là: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam cấp xã…).

Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.

2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.

4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.

5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.

6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.

Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21,733

Bài viết về

lĩnh vực Hôn nhân gia đình – Thừa kế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn