Chính sách mới >> Tài chính 25/01/2022 09:37 AM

Nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP thực hiện chính sách an sinh xã hội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/01/2022 09:37 AM

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 127/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện các chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn 2022 - 2025.

Nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP thực hiện chính sách an sinh xã hội

Nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP thực hiện chính sách an sinh xã hội (Ảnh minh họa)

Theo đó, nguyên tắc NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP được thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối NSTW và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương, yêu cầu các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi NSĐP, cụ thể:

- NSTW hỗ trợ tối đa:

+ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ NSTW.

+ 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW từ 20% trở xuống.

+ 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW từ trên 20% đến 60%.

+ Các địa phương còn lại do NSĐP đảm bảo. Trường hợp cần thiết, Thủ tướng quyết định.

- Cơ sở xác định địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách từ NSTW, địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW:

+ Năm 2022: xác định theo dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định.

+ Giai đoạn 2023 - 2025: xác định theo dự toán năm 2023 được Quốc hội quyết định.

- Đối với các địa phương quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 2 Quyết định 127/QĐ-TTg phải sử dụng NSĐP để đảm bảo một phần nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định: sau khi địa phương đã sử dụng 50% dự toán dự phòng NSĐP được Thủ tướng giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh mà vẫn còn thiếu nguồn, NSTW bổ sung theo phần chênh lệch thiếu.

Trường hợp trong điều hành, theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, các địa phương phải huy động 50% dự toán dự phòng NSĐP được Thủ tướng giao và 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để bù đắp giảm thu cân đối NSĐP (không kể giảm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết,...) hoặc huy động vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng (như phòng, chống dịch bệnh):

Giao Bộ Tài chính xác định cụ thể để giảm trừ phần địa phương đã sử dụng các nguồn dự phòng và dự trữ tài chính để bù giảm thu cân đối NSĐP và các nhiệm vụ cho đột xuất theo quy định khi xác định mức địa phương có thể huy động tiếp từ nguồn dự phòng và dự trữ tài chính của địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 (nếu có).

Quyết định 127/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 24/01/2022.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,227

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn