Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
17/09/2022 09:05 AM

Tôi nghe nói có văn bản cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh. Vậy cụ thể như thế nào? – Hồng Điệp (Long An)

Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện

Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện (Hình từ internet)

Bộ GD&ĐT có Công văn 4216/BGDĐT-GDMN ngày 30/8/2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023.

Theo đó, Bộ GD&ĐT ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023 với một số nội dung nổi bật như sau:

Tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện

- GDĐT các tỉnh, thành phố hướng dẫn các địa phương quản lý, tổ chức thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ em và gia đình trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Cơ sở GDMN căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo và hướng dẫn của sở GDĐT, xác định nếu đủ điều kiện quy định tại Thông tư, đơn vị lập Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo đúng quy định; lựa chọn, sử dụng tài liệu đã được Bộ GDĐT thẩm định, cho phép ban hành để sử dụng trong các cơ sở GDMN. Triển khai tổ chức thực hiện bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Bố trí bảo đảm ít nhất 02 giáo viên/lớp

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu các cấp bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định, bố trí bảo đảm ít nhất 02 giáo viên/lớp;

- Tăng cường và tuyển dụng kịp thời đối với GVMN còn thiếu nhằm bảo đảm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình GDMN và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ ở trường.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định hiện hành.

Có giải pháp hỗ trợ, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ em ở vùng khó khăn

- Tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN;

Đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, luyện tập một số thói quen tốt về tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe cho trẻ em;

Thực hiện tốt công tác y tế trường học, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới;

Tăng cường các hoạt động vệ sinh, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN;

Đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe;

- Xây dựng, nhân rộng các mô hình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non;

Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng;

Huy động sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ việc tổ chức bữa ăn bán trú và công trình vệ sinh, nước sạch;

Có giải pháp hỗ trợ, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ em ở vùng khó khăn.

- Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì;

Đa dạng các hình thức tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,958

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn